“Anh Hiến ơi! Em Lý đây… ”
Lời ngỏ: Các anh chị đồng đội cựu TNXN thân mến, trong chuyến đi Campuchia năm 2010 về lại nơi hy sinh ngày xưa 24 TNXP Liên đội 303 bị Pôn pốt sát hại, đã để lại trong lòng tôi những cảm xúc khó diễn tả, và nay xin gởi vài dòng ký ức đến các anh chị để cùng sẻ chia.
Cẩm Hồng (LĐ 308 TNXP)
Đúng hai năm trước ,sau chuyến đi “Về lại chiến trường xưa’’ của Hội cựu TNXP Q.11 cùng các anh chị 303 tổ chức đi qua Campuchia thăm lại nơi thuở ấy LLTNXP làm nghĩa vụ quốc tế giúp đất nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng và nhất là đến nơi trung đội bị thãm sát và mình may mắn gặp được anh Bùi Duy Hiến anh bộ đội trinh sát thuộc trung đoàn 9 Sư 7 là nhóm đầu tiên và gần nhất với trung đội TNXP bất hạnh …
Nhật ký quyển 1. Ngày 16/7/2010
Bây giờ là 10 giờ trưa , trải qua bao lần hỏi thăm , bao lần chạy tới chạy lui cuối cùng đoàn xe cũng tới …chị Lý ơi! Em đang ở tại nơi ngày xưa đơn vị của chị bị xóa sổ dã man ,tấm bạt có dòng chữ ‘ ‘Đồng đội TNXP 303-308 đang đứng nơi trung đội Tnxp hy sinh năm 1978 trên đất bạn Campuchia”giăng trên hàng rào tre ,nơi đây hiện là nhà của một người dân . Anh Thắng trưởng đoàn làm ai cũng bùi ngùi: ‘ ‘ Mình bày đồ ra mời đồng đội về nhận’’ rồi im lặng.Bánh, trái cây,thuốc hút,giấy vàng mã ,nhang, đèn và những mãnh giấy ghi ‘ ‘ đồng đội một thời và mãi mãi” “ Cokixom’’…được đặt chung quanh.
Bao mệt nhọc đều như tan biến ,mình lặng người khi anh Hiến xúc động kể “ …Năm ấy tiểu đội trinh sát chúng tôi được lệnh phải nhanh chóng đến giải cứu một trung đội TNXP, mà các đ/c biết không ? cách nơi đó gần nhất lúc ấy là …10 cây số. Khi chúng tôi đến nơi máu ,máu và máu vương vải khắp nơi ,điều làm tôi trào dâng nổi căm hờn là nhìn thi thể của các chị em ,có ai còn nguyên vẹn đâu! Sau đó thì bàn giao lại cho đơn vị khác lo hậu sự , có một anh bộ đội phát hiện ra sự sống của một chị và anh ấy đả bế chị ấy lên đặt trên bờ đê nầy (anh chỉ xuống chổ anh đang đứng) và anh ấy cởi cái áo choàng lên người cô gái ấy (chị là Nguyễn thị Lý). Mình cắn chặt môi ,nước mắt ràn rụa. Một phút mặc niệm, mình mơ hồ như anh chị quyện theo gió theo mây về với mọi người .
Trên chuyến đi nầy Quận hội 11(Liên đội Trung Thành và cũng là LĐ303) cùng với các anh chị xưa là LĐ303 tổ chức chuyến về thăm chiến trường xưa , mình cũng tháp tùng theo chớ có biết gì bởi mình ở Trường TNXDCSM , ông xã mình là dân Trung Thành)và cũng thú vị là anh Thắng (LĐ303) có quen với anh Hiến ,nghe nói xưa anh là trinh sát của Trung đoàn 29 Sư 7 và anh vẩn còn nhớ địa điểm ác liệt năm nào .Anh nói hình ảnh đau thương ấy cứ đeo đẳng ảnh như mới xãy ra hôm qua thôi.
Cuộc viếng thăm đả làm trái tim mọi người thổn thức, lúc ra về ai cũng “ hẹn lần sau sẻ tươm tất hơn’’ và không quên tặng quà cho các hộ dân sống quanh đó và mình học được từ cám ơn là
‘‘ acuôn” và chắp hai tay như xá . Mình tranh thủ xin số điện thoại của anh Hiến và có nói với ảnh sẻ liên hệ với chị Lý ,anh mừng lắm và cứ nhắc mình cố cho anh nói chuyện với chị…
Quên nửa , lúc xe chạy qua một cái cầu , Thất Chương nói “ Kia là cầu Saigon ( cầu Monivon ) hồi đó anh Bình chồng chị ở đó( té ra ông xã mình là hậu cần chuyên đánh cá cung cấp cho đơn vị chung với anh Lưu Hớn Trung, anh Thanh…được biên chế ở đội tàu ) Mỹ Duyên reo “ đó! chổ có chiếc ghe đó chị” Nhìn xuống sát bờ là một chiếc ghe của ai đó đang neo, sóng đánh làm chao qua chao lại sao thấy lẻ loi quá đổi, tiếc quá chuyến nầy anh không đi cùng. Buổi trưa qua phà Neak Loeung rồi đến chổ gọi là ‘ ‘ Nhà tù chế độ diệt chủng” ghê quá ! Cầu xin tất cả vong linh mọi người siêu thoát… Tới khách sạn Jade Palace lúc 5 giờ chiều
Ngày 17/7/2010
NôngPenh đây rồi ! ở khách sạn mọi người gọi cho dể nhớ “Gốc cây”(Jockey Hotel) Tối đó Mỹ Duyên, Hoàng Hương, anh Tùng, Thất Chương rủ nhau đi kiếm cái bệnh viện (còn gọi là ĐT 5 , thắc mắc mình hỏi thì được trả lời là : điều trị 5 là nó mà Phẩu cũng là nó tuốt, ra là vậy!) mình nằm bẹp dí, uổng quá chừng!
Biển Hồ: 2 giờ trưa, gió lồng lộng, dân ở đây…đen thui cũng phải thôi ! nhìn đâu cũng là nắng , nắng chói chang, nắng …dã man ( xin lổi ông Trời nhé!) mình ngồi trong một cái sam ( cho mình ví như vậy cho đở nhớ ) chả là khi xe đến Biển Hồ, đả có sẳn những dãy nhà cột cây mái lá ( y chang khi sống ở TNXP) có nhà để trống ,có nhà được dân địa phương làm hàng quán bán đủ thứ đồ ăn thức uống và dỉ nhiên có cả đồ nhậu, chị Ba Ngàn rủ mọi người lai rai, mình từ chối và tranh thủ ghi lại , mình chỉ thấy Biển Hồ trên bản đồ bây giờ NÓ ngay trước mặt , cái cãm giác lâng lâng sao ấy cũng như khi trưa đến Hoàng cung mình đứng trước công viên nhìn trực diện vào bức ảnh của vị Hoàng Hậu Campuchia thật to và có ai biết không mình thì thầm với Bà “ Bà ơi! Cháu là người Việt Nam sang thăm đất nước của Bà đây , xứ sở Bà đẹp quá!” chắc Bà hiểu !Ôi! thèm một ly café quá !
Chợt nhớ hồi sáng nầy dậy thật sớm , có lẻ ngủ đủ giấc nên người khỏe khoắn vội đi lang thang trên đường ,lạ lùng thấy xe cộ bàn ghế để ngoài sân , nhà nhà đóng cửa ngủ mình ngạc nhiên quá đổi. Đất nước thanh bình con người hiền lành quá ! gió sớm mơn man trên mặt mát rượi mình như muốn có cánh để bay trong gió Campuchia ơi! I love you ! .Bất ngờ gặp Tôn Thất Chương cũng lang thang như mình, hai chị em rủ nhau kiếm café . Hóa ra em đang cố tìm lại nơi ngày xưa em đóng quân (hồi đó TNXPđược phối thuộc với bộ đội giúp dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do bọn Pôn pốt gây ra) và có một chuyện nghĩ tới không khỏi rùng mình là suýt bắn một bà mẹ Campuchia khi nửa đêm bà lẻn về để kiếm cái ăn (?) Em kể năm 1979 đơn vị em về ở trong một căn nhà của dân ( ngay tại NôngPenh) có một điều khó tin là khi ấy nước để sử dụng không phải là nước giếng hay nước thủy cục ( chiến tranh nên tất cả đều bị tê liệt) mà là … nước dừa . Cho nên khoảng sân trống nơi em ở chất đầy những trái dừa ngọt lịm, em kể có đêm nọ em đang trực thì phát hiện ra có tiếng động ở nơi chứa dừa, nghi tụi Pon pốt lẻn về, cũng may có gì xui khiến em hét “ai đó!” ( ngày ấy nếu có gì khả nghi thì cứ tự xử chứ nó tối mình sáng , chậm là chết!em bảo thế!)thì có tiếng trả lời hốt hoảng “ dợ! dợ! tui, tui” sau mới biết bà sống ở ngôi nhà ấy thời Khơme đỏ chúng lùa dân ra khỏi thành phố cho ở trại tập trung ,giải phóng xong trong buổi giao thời nên chưa ai được về , đói quá nên bà đành liều mạng tìm về kiếm cái ăn và thấy đống dừa bà định đập ra lấy cơm dừa, bà nói cả gia đình bà “ mất tiêu” hết, có lẻ là chết . Sau nầy mọi người lần lượt trở về và bà có nghề làm bánh cam rất ngon, ai có thời gian sống ở đấy chắc chắn có thưởng thức món bánh cam độc chiêu của bà(chứ có gì mà ăn !) năm ấy bà cở 50 tuổi nên ai cũng gọi bà là Má, lúc đơn vị chuyển đi bà mếu máo ôm từng người dặn “ nhớ về thăm má nha mấy con!” xe chạy bà chạy theo tay quơ cái khăn vẩy vẩy . Mới đó mà hơn 30 năm !
Mình thấy thương em ghê, dể gì Chương ơi! Mấy chục năm vật đổi sao dời ! biết bà ấy có còn và giữa đất trời bao la tìm đâu ra bà mẹ ấy thôi cứ để đâu đó trong kí ức nghe em!
Tối dự tiệc búp phê và xem múa Apsara . Mình choáng ngợp trước những màn trình diễn của các vũ công, sao nhẹ nhàng uyển chuyển quá ! khiến cho tay chân à! Không cả người mình như …bông gòn nâng lên hạ xuống theo từng động tác của các nghệ sỹ, có ai giống mình không ta!
Ăn xong thì tới phần…chơi! Là đi chợ ấy mà, chợ gì ta, mình quên mất rồi! mình mua vài thứ làm quà cho gia đình ,người Việt mình đông lắm , thương quá dân mình vì hoàn cãnh nào đó phải ly hương. Tối đó mình trằn trọc mãi : mai là về nhà rồi !( tội lổi ghê sao mình lo cho con …mèo ở nhà – không biết nó đẻ chưa! Cái điện thoại qua tới biên giới là …vô dụng , phải mua cái sim mới hay đại loại là sao đó ,mình mới biết xài nên ấm ớ cái vụ này).
Ngày 18/7/2010 ngày cuối cùng …
Anh Thắng nói là đúng 2 giờ chiều sẻ về Việt Nam .
Anh Tùng “ tranh thủ Mỹ Duyên ơi!’’ mình không hiểu gì hết , Thất Chương giải thích tối qua có đến cái bệnh viện hồi xưa một số nử của liên đội Trung Thành được bố trí ở đó với nhiệm vụ săn sóc thương binh ở tuyến trước đưa về , tuy nhiên vì trời tối nên không tham quan được gì nhiều ,nhân dịp này trở lại đó lần nửa . Hoàng Hương, Mỹ Duyên, anh Tùng, Hùng ‘ ‘ càlem” Thất Chương và mình tức tốc kêu một chiếc xe gọi là “tút tút” như xe lôi vậy (may là Hùng ‘‘càlem” biết nói tiếng nên người lái xe nhanh chóng chở cả nhóm đến nơi cần gặp) trên gương mặt ai cũng lộ vẻ căng thẳng, hồi hộp ,anh Tùng nhìn đồng hồ sốt ruột sợ trể giờ hẹn , kia rồi! xe dừng mọi người ùa xuống, sau khi hỏi một người bảo vệ và ra hiệu cho vào , mình thấy từng bước chân của họ sao như có nhạc! !! cặp mắt mọi người ươn ướt, anh Tùng chỉ tay vào một phòng trên lầu “ hồi đó anh nằm nơi đó dưởng thương”( anh hiện là thương binh TNXP) còn Mỹ Duyên dẩn mình đi qua một dãy nhà đả củ đả đóng cửa nói “em ở đây nè chị, còn Hoàng Hương ở phòng kế bên…, không ngờ mọi thứ vẩn như xưa ,chỉ có xây thêm thôi!’’ Nơi đây vẩn là bệnh viện, buổi trưa nên không khí im lìm, Thất Chương lấy máy lia từng góc nhà như thu vào đấy tất cả những gì của ngày xưa,nơi hơn 30 năm trước em và đồng đội từng có mặt , mình thấy xao xuyến làm sao tiếng Mỹ Duyên hồ hởi: “ đây là chổ hồi đó tụi em nhận thương binh, chổ kia là nơi nấu cơm…chổ nầy có bụi chuối , cánh cửa lá sách vẩn còn nguyên” Hùng tiếp ‘‘ tụi em hay vô ngủ và xin đồ ăn nhớ không chị Duyên? ,đằng kia là cái tủ lạnh em lấy cà chua dầm đường’’ Thất Chương “ trời! ông còn nhớ sao?” còn Hoàng Hương nói làm mình chới với “ chị biết không ? lúc ấy em được ở phòng riêng tại em không sợ…ma , mà sang lắm nha ,mấy ảnh cho em dầu thơm em rãi khắp phòng thơm phức !’’ .
Tự dưng ai nấy im bặt , mình nghĩ ,những chàng trai cô gái của năm xưa đang sống dậy trong họ , thôi thì hãy trân trọng giây phút họ đang chìm vào khoãnh khắc tuyệt vời đó !
“ Thôi rút đi trể rồi!’’ anh Tùng nhìn đồng hồ thúc hối .
Thời khắc tìm về ký ức xưa sao ngắn ngủi , mình thấy thương đồng đội của chồng mình quá đổi!
Đất nước của vũ điệu Apsara lùi dần phía sau ,nhanh quá ! đúng là thời gian như tên bắn, trên xe không còn không khí hồ hởi thay vào đó là sự tiếc nuối của những người cựu Tnxp chưa kịp tìm ra đủ nơi chốn ngày xưa họ từng đóng quân , thôi hẹn lần sau vậy ! Tới Mộc Bài , ai đó đùa “ ai muốn tìm vận may xin vào casinô’’ sòng bạc sáng choang như mời gọi những con thiêu thân,biết bao người thân bại danh liệt vì lao vào để được ‘ ‘ lên đời’’ Mọi thủ tục đả xong , tạm biệt đất nước Chùa Tháp ,mình sắp sắp gặp Má rồi ! ( mình dặn trưởng đoàn khi xe chạy qua Củ Chi cho mình xuống để về nhà Má , nhớ mùi cổ trầu ghê nơi , có vậy mới thông cảm cho những ai xa đất nước ,chắc chắn lúc nào trong họ cũng đau đáu nổi da diết nhớ quê hương ) .
Đến Trảng Bàng ai cũng đói meo , ghé vào quán Hoàng Minh 1, tô bánh canh no lòng ,no mắt ! Hai vợ chồng đứa em đang đợi sẳn dưới cầu Vượt Củ Chi , mình chào mọi người không quên pha trò ‘‘Em dzìa ! các anh chị đi mạnh ‘‘phẻ’’ nhe !’’ Ai nấy cười rần ( sao mình cứ muốn như lúc mười tám đôi mươi ,mình không muốn …già !).
Chó sủa vang trời khi mình vừa đến ngõ , “ cha! mới đi nước ngoài về, mà sao hơi ốm vậy con !’’ công nhận Má hay thiệt , quả thật mấy bửa trước ăn uống thất thường, hơn nửa mình thuộc diện kén ăn nên gầy đi , mang quà ra tặng từng người ,Má cứ hít hà cái này bao nhiêu ? khi mình mở bịch trái xây ( trái giống trái xoài nhưng hai đầu nhọn nhọn có gai nhỏ ,múi nhỏ vị chua chua ) cho cả nhà thưởng thức Má nói mua chi uổng tiền thua trái dâu của mình ,cầm cái khăn mình quấn cổ Má thì bị phang một câu “ối mua chi tao cả đống!” ( tánh mấy người già là vậy ,cứ sợ con cái tốn tiền ,không biết mai kia mốt nọ mình già có vậy hông ta )
Leo lên giường nằm cạnh Má , đánh một giấc tới sáng đã đời ( điện cho ông xã “ anh ơi! Em ghé Má ,sáng mai em dìa nha!” “ Ủa! về rồi hả? khỏe hôn ?sao mấy bửa điện cho em không được, thôi nghỉ đi ,mai gặp !” ( tội nghiệp mấy bửa mình đi anh ăn cơm tiệm ) )
Ngày 21/7/2010
Đến nhà chị Lý mang theo ít quà ,nhưng ưu tư nhất là mình sẻ nói cho chỉ về người bộ đội năm xưa đả chứng kiến thãm cãnh như thế nào để chỉ khỏi ‘ ‘ sốc” ,nói làm sao khi long mình cũng ngập tràn cãm xúc ,lạ một điều là hể mình nhớ tới chổ đoạn “mời các anh chị về nhận tấm lòng của chúng tôi!” là trào nước mắt, có yếu đuối quá không?.
Chị mở cửa, mình nhủ thầm trong lòng “ cố lên!” . thủ tục xã giao xong ,mình kể sơ qua chuyến đi chị trách sao không báo để chị đi , thật tình mình cũng không rỏ sao các anh chị không mời chị ,một chứng nhân lịch sử hay sợ chỉ chịu không nổi khi tận mắt nhìn lại chốn xưa ! ngập ngừng mình “hạ quyết tâm!” ( vừa “hạ” vừa …run) “ Chị ơi! Em muốn báo tin nầy cho chị nhưng chị phải bình tĩnh , mà em nói trước em cũng không cứng cỏi lắm đâu ! chuyện là vầy…em gặp …” thật bất ngờ chị cười rồi nắm tay mình lắc nhẹ “ Em ơi! Lúc trước mấy anh chị nhà báo đến phỏng vấn chị ,chị kể một hồi là xĩu ,sau này chị tự nhủ phải sống chung với NÓ , bây giờ không sao đâu !” và và như có trớn chị thuật lại những giây phút kinh hoàng ,hãi hùng khi chị nằm đó bị lũ “ chó đẻ” ( từ của chị khi nói tới tụi ponpot) hành hạ , đau đớn thì ..không còn cãm giác gì nửa nhưng nhức nhối xé lòng khi thấy mấy đứa bạn bị tụi nó dày xéo ,những nhát dao thọc sâu vào cơ thể con gái , những tiếng rên la lịm dần , thể xác chị như đong đưa ,đong đưa , người chị giống như cục bột tụi nó nhào ,nắn chưa hết chị còn bị tụi nó tặng chị một trái nổ nơi …người phụ nử sinh con…chị kể mà mình thấy buốt trong người , thốn dưới bụng …mình khoát tay lia lịa “ chị ới! đừng , đừng kể ,em sợ quá!’’ (tim mình đập loạn xạ ,nghe một hồi chắc chỉ đưa mình vô cấp cứu quá! Mình bị huyết áp thấp ,vui quá buồn quá cũng làm cái sự thở …hụt hơi , mình đâu dám mua vé số ‘ ‘ lở’’ trúng giải đặc biệt thì qua đời trước khi thấy tiền quá!!). Hai chị em im lặng thật lâu , chị nhắc ‘ ‘ em nói anh gì đó! Cho chị nói chuyện với ,nãy giờ lo tám không thôi!” mình lật đật bấm số 097… ‘ ‘ alô ! xin lổi ai vậy?’’ tiếng người đàn ông . “ em đây ! Hồng đây, đi chung với anh về lại Cokixom hôm nọ , anh ơi! Em đang ở nhà chị Lý nè! Anh nói chuyện với chỉ nghe !” tiếng anh thảng thốt “ ừ! ừ cho anh gặp cho anh gặp !” Mình trao máy cho chị , đôi mắt chị long lanh ướt “ alo! Anh Hiến ơi! em Lý đây…” mình nhìn đồng hồ : 16giờ 5 phút .Ôi! xúc động quá ,cuộc liên lạc sau 30 năm .
Mình không biết viết gì nửa!
Lạ là chỉ tỉnh bơ còn mình ngồi khóc …
Hôm ấy thứ tư ngày 21/7/2010
Nhật ký quyển 2
Ngày 22/7/2011 đúng ra đi Đài Liệt sỹ Bến Cầu Tây Ninh nhưng bị chột bụng , giở quyển NK ra xem , tự dưng gọi cho anh Hiến hỏi thăm xem anh có liên lạc được với anh bộ đội khi ấy đả bế chị Lý từ nơi nhầy nhụa máu ( nghe chị kể sau khi xong thú tính tụi nó bắt mọi người tập trung quỳ xuống và xã súng , chị bị đồng đội đè lên người , tụi nó còn đến từng người nã một phát vào đầu một phát ở dưới …và may mắn làm sao đến lượt chị nó bỏ đi, chị nói thật lâu chị có cãm giác người chị nhẹ và như có ai nâng chị lên , mình chết rồi đây! và hình như có cái gì đó phủ lên người chị , thật trùng hợp khi nói chuyện với anh Hiến ảnh cũng có nói chi tiết có một anh bộ đội khi thấy chị như thế đả vội cởi cái áo đắp cho chị) anh nói anh ấy hy sinh sau đó vài ngày. Ôi! Chiến tranh!
Có một bài thơ mình viết ngay sau chuyến đi
Chào nhé! Côkixom
Đồng đội ơi! Chúng tôi về thăm bạn.
Đúng nơi nầy Anh Chị ra đi .
Mẹ Campuchia ngày ấy khóc biệt ly.
Những cô gái ,chàng trai TNXP B 3 Liên đội 303 năm 78.
Gió mơn man trên cánh đồng bát ngát.
Anh Chị về hòa quyện với khói nhang.
Nước mắt tuôn tim thổn thức mênh mang.
Hẹn gặp nhé, Côkixom, lần tới …
Mình không hiểu tại sao lại viết “ Mẹ Campuchia” thay vì Mẹ Việt Nam mình chỉ nghĩ các Anh Chị chết trên đất nước ấy và ai ngã xuống cũng đều là con của các Bà Mẹ ,thế thôi…
Thêm một bài nửa:(không biết đặt cái tựa là gì!)
Mũ tai bèo, dép râu, đồng phục TNXP.
Bước vào chiến trường nhẹ tênh phơi phới.
Cô em gái tóc còn vương bụi phấn.
Hăm hở ra đi khi Tổ Quốc đang cần.
(Có biết đâu đạn thù đang chờ chực)
Bảy cô gái xung phong rạo rực trái tim hồng.
Bảy bông hoa tan tác bởi bão giông.
Bọn ponpot dã man điên cuồng như ác thú.
Nhưng trong chúng tôi , các em vẩn rạng ngời trinh liệt.
Xin nghiêng mình thắp nén hương thơm.
Đơn vị ấy: Liên đội 303 , B3 , 17 nam 7 nử hy sinh.
Tại Kokixom ngày 22/7 Campuchia năm 78 ./.
********
Để tưởng nhớ công ơn của 24 liệt sỹ TNXP đã Hy sinh ngày 22/07/2013 và thắp nén nhang lòng cho các đồng đội, xin mời các anh chị xem các hình ảnh qua Video Lễ khánh thành nhà tưởng niệm liệt sỹ TNXP liên đợi 303 , ngày 15/07/2012 tại “Ngã ba chị em” Cambodia
Cẩm Hồng
Một số hình ảnh trên đất Kampuchi và nơi hy sinh của 24 liệt sĩ TNXP - Ảnh tư liệu Web cựu TNXP
|