Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

Ở Kampong-Chnang

Ghi lại theo lời kể của nguyên Đại đội trưởng Nguyễn Thanh Dũng (0903.747.306)

Sau khi vào Phnom Penh, chúng tôi phối hợp với tiểu đoàn 25 công binh bảo vệ các tuyến đường tiếp tế hậu cần và  truy quét tàn quân Khơme đỏ ở tỉnh Kampong Chnang. Đây là một vùng rộng lớn với địa hình đa dạng bao gồm rừng già, núi, sông suối và đồng rụông. Lần này, 2 trung đội còn lại được trang bị mạnh hơn trung đội 1 lúc còn ở trong Chớp, có cả trung liên RBD.

      Có 3 câu chuyện đáng ghi nhớ của TNXP trên đường hành quân :

1.   Anh em tham gia chiến dịch mà không có đọng cặn về tư tưởng. Khí thế ra trận như trong bài hát Tuyến Kinh lửa năm nào “ TNXP ra đi chung một lòng, TNXP hy sinh quên mình vì tổ quốc”. Ban chỉ huy đại đội ra lệnh anh em chỉ được mặc trang phục TNXP và đội nón tai bèo để tránh bị nhầm lẩn nếu có giao tranh. Xe quân sự rải anh em trên đoạn đường dài  gần 100 cây số, cứ khoảng chục cây số thì có một chốt TNXP xen kẻ với các chốt bộ đội. Mỗi chốt gồm 3 người họat động độc lập và tự túc về ăn ở. Gạo và thực phẩm do anh em mang theo lúc xuất quân, nước thì tận dụng nguồn sống suối tại chổ. Mỗi người tự đào hố cá nhân, nếu mưa thì lấy tấm nylong đem theo để che. Nhiệm vụ đựơc giao rất cụ thể và ngắn gọn: không để Khơme đỏ cắt tuyến đường này trong bất cứ tình huống nào. Đây là con đường đất đỏ xuyên rừng già , mặt đường cao và rộng như mặt của một bờ bao kinh tưới lớn và có nhiều đoạn đã đổ xong bêtông. Thực tế cho thấy mũi tiến công truy kích càng sâu , càng xa thì đường yểm trợ hậu cận càng dài thêm. Nếu tuyến đường này bị gián đoạn hoặc cắt đứt thì các đơn vị tác chiến ở phía trước sẽ không đủ đạn dược để chiến đấu và ắt là phải bị nguy hiểm.

      Ban ngày, bộ đội và TNXP tổ chức nhiều cuộc truy quét hai bên đường. Mục đích của các cuộc truy quét này là đẩy lùi Khơme đỏ ra xa, tạo một vành đai an toàn cho con đường tiếp viện đốc nhất này. Thực tế là gần như ngày nào các chốt TNXP cũng có đụng độ với Khơme đỏ, không chốt này cũng chốt khác. Giữa bộ đội và TNXP thống nhất một quy ước chung : bắn một phát lên trời là cần chi viện, bắn liên tục 2 phát là  không cần chi viện, ban đêm thì phải dùng đạn lửa. Nhưng ở rừng núi, hể chiều xuống là bóng đêm và không khí lạnh kéo đến rất nhanh. Trong đêm đen mịt mùng và sương giá, anh em phải thay phiên nhau thức, ngồi trong hố nhỏ căng mắt nhìn vào bóng tối âm u gác cho đến sáng trong khi chưa có một ai từng trải qua chiến đấu ban đêm. Đây cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của TNXP. Vì thế, tôi và Liên đội trưởng Trang Thành Tâm thường xuyên theo xe quân sự đến trực tiếp với các chốt, từ chốt đầu tiên cho đến chốt cuối cùng thì quay trở lại từ chốt cuối cùng đến chốt đầu tiên. Không quá giang được  xe bộ đội thì chúng tôi đi bộ và ngủ qua đêm ngay trên đường với đồng đội của mình. Được cấp trên cùng ăn, cùng ở  và thực sự chia sẽ khó khăn, anh em không giao động, tinh thần chiến đấu bảo vệ tuyến đường càng được củng cố mạnh hơn. Khi chiến dịch phía trong sâu kết thúc, các chốt bộ đội và TNXP  lần lượt rút ra. Lập tức Khơme đỏ tổ chức phản kích. Nhiều trận đánh dữ dội đã diển ra. Nhiều tù binh Khơme đỏ bị bắt và được giao cho TNXP giải về tuyến sau. Đội viên Lê Tấn Phát chiến đấu ngoan cường và hy sinh. Anh được truy tặng Bẳng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.        

2.   Mùa mưa năm 1979. Như vậy là đúng một năm chúng tôi tiến hành các họat động quân sự trên đất Chùa Tháp. Mùa mưa lần trước chúng tôi phục vụ chiến đấu ở tỉnh Sway Riêng thì mùa mưa này chúng tôi trực tiếp chiến đấu ở tỉnh Kompong Chnang. Trên đường hành quân lên phía Bắc, ba xe chở đại đội chúng tôi đột ngột được trinh sát ngăn  lại. Các anh  cho biết đường đã bị tắt, một bộ phận của lữ đòan 71 cao xạ đang bị vây. Tôi, đại đội phó chính trị Nguyễn Hòang Hải, đại đội phó hậu cần Võ Thành Minh và đội viên Bình mập lên quan sát và kết luận phải phá vòng vây của Khơme đỏ thì mới có thể tiếp tục cơ động để chi viện cho chiến trường. Mệnh lệnh chiến đấu được truyền đến tất cả anh em. Chúng tôi lúc đó khoảng 80 người đều hạ quyết tâm là phải đánh thật mạnh và thật nhanh. Đội hình đuợc dàn ra , súng nổ cấp tập và dữ dội trong suốt 2 giờ. Khơme đỏ bị đánh bật ra khỏi các chốt cố thủ và rút lui khỏi trận địa. Anh em TNXP thấy rõ nhiều lính Khơme đỏ cầm khăn rằng nhảy ra khòi hầm trú ẩn, chạy tuốt vào rừng sâu. Trước đó, đại đội phó hậu cần Võ Thành Minh và một số đội viên được phân công ở lại tại chổ tổ chức nấu cơm để sau khi giao tranh thì anh em được vững bụng đi tiếp. Qua máy truyền tin, anh Minh nghe được rằng các anh bộ đội đi theo chúng tôi báo cho Ban chỉ huy Tiểu đoàn 25 công binh TNXP không thể đến địa điểm đúng thời gian quy định trong kế họach tác chiến, Khơme đỏ phong tỏa đường, anh em đang giải tỏa đồng thời cũng giải vây luôn cho một số anh em pháo cao xạ. Chỉ huy Tiểu đoàn 25 công binh tiếp tục hỏi qua máy truyền tin rằng đơn vị nào đang đánh thì được trả lời chính TNXP đang đánh Khơme đỏ.

3.   Sau khi hòan thành công tác phối thuộc với Tiểu đoàn 25 Công binh, đại đội chúng tôi nhận nhiệm vụ tải đạn cho Trung đoàn  38. Mỗi người mang vác 25 ký đạn cùng với bộ đội luồn sâu vào vùng rừng già của dãy núi Ourang. Hành trình kéo dài đúng một tuần thì bộ đội phát hiện một hệ thống tiếp liệu rất lớn do Khơme đỏ xây dựng trong dãy núi này. Ở đây có một kho đạn súng hạng nặng. Chỉ tiêu của anh em TNXP là mỗi người tải trong ngày 10 quả đạn pháo hạng nặng hoặc 10 trái hỏa tiển H12. Lúc đầu anh em còn e ngại khó thực hiện nổi một phần do đường núi quanh co lên xuống rất khó di chuyển khi mang vác nặng, nhất là khi trời mưa, một phần khoảng cách từ nơi bốc xếp tới bãi tập kết quá xa. Nhưng sau đó vài ngày, đội viên Bạch Đăng Huy  phát hiện ra một kho đạn khác mà đường vận chuyển ngắn hơn rất nhiều nên chỉ tiêu trong ngày của cả đại đội TNXP được hòan thành chỉ trong buổi sáng. Bộ đội và TNXP bốc xếp mười mấy ngày trời mà vẫn chưa giải phóng hết khối lượng đạn khổng lồ tại 2 kho này. Đến khi trinh sát kỹ thuật phát hiện ý đồ phản kích của Khơme đỏ hòng chiếm lại căn cứ hậu cần này, Bộ Tư lịnh mặt trận quyết định tất cả lực lượng bộ đội và TNXP phải rút ra , còn để lại hai khẩu pháo 105 ly mới tinh của Khơme đỏ và một lượng đạn nhiều vô kể. Thế là  sau nhiều đợt pháo cấp tập của bộ đội, kho đạn này phát nổ và bốc cháy liên tục trong nhiều ngày. Ở xa ban ngày, người ta thấy được nhiều cụm khói đen ngòm cuồn cuộn bốc lên trời xanh; còn ban đêm là cả một vùng sáng . /.

                                                            Nguyễn Văn Nghĩa (4/6/2010)


Ảnh minh họa sưu tầm từ Internet và tư liệu của LĐ 303



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á