Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT tác giả Duy Linh - Tập 2 : Chiến loạn

Sống ở Sài Gòn Trường được bà nội lo cho ăn học, Tết Mậu Thân 1968 chiến tranh ác liệt đã cướp đi sinh mạng của bà nội, Trường bị tổng động viên vào lính Cộng Hòa đối nghịch bên kia chiến tuyến với cha mình là Hai Quang.

Sống ở Sài Gòn Trường được bà nội lo cho ăn học, Tết Mậu Thân 1968 chiến tranh ác liệt đã cướp đi sinh mạng của bà nội, Trường bị tổng động viên vào lính Cộng Hòa đối nghịch bên kia chiến tuyến với cha mình là Hai Quang.

Sống ở Sài Gòn được bà nội lo cho ăn học, năm 1968 đang theo học tại trường Trung học tổng hợp Lương Văn Cang, Trường là một học sinh xuất sắc luôn dẫn đầu lớp và có sở trường về Anh ngữ, tuy mới học đến lớp 10 nhưng ngoài giờ học Trường đã tự xoay xở làm thêm việc biên dịch các truyện ngắn nổi tiếng của nước ngoài dành cho giới thanh thiếu niên xuất bản bằng Anh ngữ ra tiếng Việt và gửi đăng trên báo bán nguyệt san Thằng Bờm – của Nguyễn Vỹ. Tiền nhuận bút kiếm được tuy chưa nhiều nhưng Trường đã phụ giúp Nội để hai bà cháu đùm bọc nhau sống đạm bạc và hạnh phúc.

Trong thời chiến tranh ở Việt Nam thì không có một nơi nào có thể được coi là nơi bình yên được, ở Đô thành Sài Gòn thỉnh thoảng Trường vẫn thường nghe tiếng súng từ xa ở các vùng quê ven đô vọng về, nhiều gia đình hàng xóm có người thân đến tuổi phải vào lính và không ít người đã ra đi không về.
Chiến tranh một ngày một lan rộng từ những vùng quê hẻo lánh nay đã tiến sát đến các vùng ven thành phố, các nhóm biệt động Sài Gòn của quân giải phóng vẫn thường xuyên hoạt động trong nội đô, thỉnh thoảng một vài vụ nổ vẫn xảy ra nhằm vào các cư xá, khách sạn có người Mỹ cư ngụ. Mặc cho chiến tranh có như thế nào, hai bà cháu Trường vẫn thản nhiên sống tiếp như mọi người dân thường ở đây.

Gia đình Trường có quen biết Bác Sỹ Trí, là một người bà con xa với bà Bảy. Xuất thân từ một gia đình trí thức, ba của Trí tham gia chính trường và trở thành dân biểu trong Hạ nghị Viện tại Sài Gòn. Trí theo học tại trường Đại học Y Dược Sài Gòn, tốt nghiệp bác sỹ y khoa, khi ra trường Trí bị buộc phải tham gia quân ngũ, sau thời gian học quân sự 9 tháng được gắn hàm Trung uý quân y trong quân đội Cộng hòa, nhờ có quen biết nên được điều về làm việc tại Tổng y viện Cộng Hoà .
Hồng Nhung là mối tình đầu của Trí, hai người quen nhau trong một lần tham gia văn nghệ Cây Mùa Xuân của trường Đại học Y Dược Sài Gòn, Hồng Nhung là một người đẹp Dược Khoa, hoạt động xã hội trong cộng đồng sinh viên rất năng nổ và được bầu vào ban lãnh đạo tổng hội Sinh viên Sài Gòn. Ngược với Trí, gia đình Hồng Nhung sống tại Tây Ninh trong vùng kiểm soát của quân giải phóng nên cô luôn ủng hộ và tham gia các phong trào xuống đường của sinh viên học sinh chống chính phủ tại Sài Gòn .

Đêm 30 Tết mậu thân 1968, các gia đình đang bày hương án chuẩn bị cúng giao thừa, như mọi nhà bà cháu Trường bày đủ lễ cúng rước ông bà, bỗng dưng Trường nghe từ phía đồn ông Vĩnh vọng lại tiếng tạch tạch tạch nghe như tiếng súng Trường nói :
“Bà ơi hình như mấy ổng về hay sao mà nghe như có tiếng súng vậy”.
Bà Bảy đang khấn vái nên trả lời lại :
“ Chắc tiếng pháo Tết đó thôi chứ Tết nhứt rồi ai cũng phải lo ăn Tết chứ hơi đâu mà đánh nhau ”.
Sáng Mùng 3 Tết thì súng nỗ dồn dập từ nhiều hướng xen lẫn tiếng đại bác nổ từng hồi, một lát sau một Trung đội cảnh sát đi trên 3 chiếc xe GMC từ bót Trần Văn Châu chạy về hướng giáo xứ Bình An, nhưng chưa đến được chân cầu Nhị Thiên Đường thì phải dừng lại dàn quân đánh nhau với quân giải phóng đang chiếm giữ nơi đây, nhà của Trường nằm cạnh kho gạo đường Phạm Thế Hiển cách đó khoản chừng hơn 500m nên nghe tiếng rít của đạn xé gió bay vèo vèo.

Trường phụ giúp bà Nội quơ vội mấy bộ quần áo và một ít tài sản có giá trị, gôm vào túi xách rời nhà chạy về hướng cầu Chữ Y để lánh nạn sang khu Chợ Quán, nhưng đến Dạ Nam Cầu Chữ Y thì bị chận lại, cảnh sát dã chiến đã kéo kẽm gai ngăn không cho qua cầu vì sợ quân giải phóng trà trộn vào dòng người chạy loạn sang đánh chiếm Nha Cảnh sát Đô thành nằm trên đường Trần Hưng Đạo gần cầu Chữ Y. Không qua được cầu, hai bà cháu đành ghé nhà người quen gần hãng nước mắm Cẩm Hương nhờ tá túc .
Chiều mùng ba tiếng súng có vẻ đã lắng xuống ở hướng cầu Nhị Thiên Đường, bà Bảy quyết định cùng Trường quay trở lại về nhà xem có sao không cũng là chuẩn bị cúng đưa ông bà .
Lúc này lực lượng cảnh sát đã dùng bao cát làm phòng tuyến cố thủ trên đường Phạm Thế Hiển, các toán quân giải phóng xoay chuyển hướng, họ vượt qua cầu Nhị Thiên Đường đánh về hướng Toà hành chính quận 8 nằm ở khu vực Xóm Củi và bưu điện Chợ Lớn .

Đến tối lính Biệt Động quân cùng lực lượng lính Mỹ được tăng cường đến bắt đầu phản công, hai chiếc xe Tăng to lớn đậu ngoài đường Phạm Thế Hiển phía dưới gần nhà Trường liên hồi chỉa các họng súng đại liên 50 quạt về hướng cầu Nhị Thiên Đường, tiếng đạn bay rào rào rít gió nghe thật rợn người cày nát từng mảng tường nhà , cắc.. cắc.. đùng… đùng, cắc.. cắc.. đùng ..đùng.. một loạt đạn đại liên lia qua là hàng dừa to lớn trồng dọc hai bên đường đã đỗ gục xuống ngay tức thì, đạn pháo từng hồi từ các nơi cũng bắt đầu dồn về khu này làm nỗ tung các dẫy nhà trong giáo xứ Bình An.

Nằm giữa làn đạn của hai phe và biết nơi này không còn an toàn để trú ẩn nữa, không thể chạy theo hướng đường lộ trước nhà được, bà Bảy lần ra mé kênh đôi sau nhà lấy chếc xuồng của kho gạo để gần đấy định đưa hai bà cháu xuôi theo kinh đôi vượt qua bờ bên kia phía cảng cá Chánh Hưng nhằm tránh bom đạn, bà biết lúc này cầu Nhị Thiên Đường gần đấy chính là mục tiêu mà hai bên đang giành lấy.

Chiếc xuồng vừa kéo được đến sát mé sau nhà thì một quả đạn pháo bay lạc đã nỗ ở mé bờ kênh, tiếng nổ thật to làm rung chuyển căn phòng Trường đang ẩn nấp, gạch ngoí xem kẻ miễng pháo văng tứ tung, nhưng may mắn nhờ có các bao gạo chất xung quanh tường đã hứng đỡ miễng pháo nên Trường vẫn an toàn.
Một linh tính báo cho Trường biết có đều không lành, Trường lao ra ngoài và hướng mắt về mé kênh sau nhà, bà nội đã nằm đó bên vũng máu đào, thiều thào trăn trối trước khi nhắm mắt:
“Con mau lội qua phía bên kia kênh ngay, bà không qua khỏi rồi”.
Nói tới đây thì tắt thở và đi luôn.
Trường ẩm bà nội vào trong phòng chất xếp các bao gạo xung quanh, đặt bộ ván gỏ dày lên phía trên để bảo vệ thi thể bà, xong Trường thắp ba nén nhang vái lạy từ biệt bà, sau đó ra sau bơi về phía bờ kênh bênh kia, qua được bờ Bắc, Trường quay nhìn lại thì thấy căn nhà mình đã bị pháo đánh sập rồi.

Sau Tết Mậu Thân, lệnh tổng động viên được ban hành trên toàn lãnh thổ Miền Nam, năm đó Trường bị động viên vào quân ngũ. Sau thời gian học hạ sỹ quan 6 tháng, ra trường với quân hàm Trung sỹ, do thông thạo Anh Ngữ và được sự giúp sức của Bác sỹ Trí lo giúp, chạy chọt nên Trường được bố trí về làm thông dịch viên cho một đơn vị lính Mỹ đóng ở Tây Ninh. Còn tiếp.

Trương Duy Linh


Ảnh do tác giả cung cấp.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á