Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (8-3).
Năm 1975, trong Năm Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 08 tháng 3. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế và khuyến nghị các quốc gia thành viên tổ chức ngày hành động, phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của họ. Trong phần diễn giải quyết định, Đại hội công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển và kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và tăng hỗ trợ cho sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ.
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.
- Trước đây do tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ.
- Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đó là cuộc tranh đấu buộc nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
- Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
- 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
- Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu cho lần đầu tiên (19 tháng 3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, đã được hơn một triệu người tham gia.
- Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ý và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễu hành trong các đường phố để đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Tại Việt Nam từ năm 1950, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
Ở Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam chiều phụ nữ, tặng hoa, quà, nhưng ít nói đến chuyện bình đẳng giới bền vững, lâu dài. Ngày 8 tháng 3 được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể... nơi có phụ nữ làm việc và tham gia, người phụ nữ được tặng hoa (Hoa hồng được dùng để tặng phụ nữ trong ngày nhiều nhất) và tặng quà và các hoạt động trước ngày 8 tháng 3 rất rầm rộ đều hướng về phụ nữ.
Năm 1912, nhà thơ Hoa Kỳ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành của 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
Bánh Mì và Hoa Hồng (thơ)
Khi chúng ta đi diễu hành, diễu hành trong ngày đẹp trời,
Một triệu nhà bếp tối tăm, một ngàn nhà máy màu xám,
Được soi rọi bởi tất cả vẻ đẹp trong sáng của mặt trời đột ngột xuất hiện,
Đối với những người nghe chúng tôi hát: Bánh mì và hoa hồng ! Bánh mì và hoa hồng !
Như chúng ta đi diễu hành, diễu hành, chúng ta chiến đấu cho cả đàn ông
Cho trẻ con và chúng ta là mẹ chúng một lần nữa
(Cho đàn ông có thể không bao giờ tự do cho đến khi tình trạng nô lệ của chúng ta chấm dứt)
Cuộc sống của chúng ta sẽ không cực nhọc từ khi sinh ra cho đến khi cuối đời
Trái tim cũng đói khát như thể xác, cho chúng tôi bánh mì cũng như cho chúng tôi hoa hồng !
Như chúng ta đã đi diễu hành, diễu hành, vô số phụ nữ đã chết
Đang khóc qua tiếng hát của chúng ta tiếng gọi cổ xưa của họ đòi bánh mì
Nghệ thuật, tình yêu và vẻ đẹp nhỏ bé mà linh hồn nô lệ của họ đã biết
Vâng, đó là bánh mì mà chúng ta đấu tranh, nhưng chúng ta cũng đấu tranh vì hoa hồng
Như chúng ta đi diễu hành, diễu hành, chúng ta mang lại những ngày tốt đẹp hơn
Sự trỗi dậy của phụ nữ cũng đồng nghĩa với sự trỗi dậy của loài người
Không có thêm người khổ nhọc và kẻ nhàn rỗi, mười vất vả trong một nơi nhàn rỗi
Nhưng, chia sẻ vinh quang của cuộc sống: Hoa hồng và bánh mì ! Hoa hồng và bánh mì !
Trung Trí – Sưu tầm.
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Xem thêm: Ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế Ngày 8-3.
|