Điểm báo: Vừa hòa bình đã phải cầm lại súng.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng chiến tranh, bảo vệ tốt biên giới Tây Nam Tổ Quốc (07/01/1979 -07/01/2019). Các Cựu TNXP cũng gian khổ và đã góp phần làm nên chiến thắng này. Nhóm Biên tập trang Web CLB Cựu TNXP xin giới thiệu loạt bài trên báo Thanh Niên Online của tác giả Mai Thanh Hải.
Vừa hòa bình đã phải cầm lại súng (02/01/2019).
Sau 30.4.1975, nhân dân VN và Campuchia những tưởng được sống trong hòa bình, nhưng tập đoàn Pôn Pốt, Iêng Xa ry đã gây họa diệt chủng ở Campuchia và xâm lược biên giới Tây Nam VN.
Quân và dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng, đập tan các hành động xâm lược; đồng thời đáp lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân Campuchia, quân tình nguyện VN đã cùng quân và dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng vào ngày 7.1.1979.
“10 ngày sau khi tiếp quản vào 30.4.1975, chúng tôi đã lại phải cầm súng đánh đuổi quân Pôn Pốt tràn lên định chiếm đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) không được rời tay súng, kể cả khi đất nước đã thống nhất” - thiếu tướng Trương Văn Thanh, nguyên Phó tư lệnh BĐBP, nhớ lại.
Mời xem thêm chi tiết: Vừa hòa bình đã phải cầm lại súng.
Không quân xuất kích (03/01/2019).
Chiều Thái Bình, khói sương bảng lảng ngoài cánh đồng, ông Kháng cất tiếng gọi: “Số 2 ơi! Số 2 đâu rồi? Chí ơi Chí? Chí đâu rồi?”. Tiếng gọi lăn dài như buổi chiều 40 năm trước, Tây Nam...
Máy bay F-5 của Trung đoàn 935 chuẩn bị làm nhiệm vụ chiến đấu, 1979
Tôi tìm gặp ông đang nghỉ hưu tại xã Đông Huy (Đông Hưng, Thái Bình). Ông là đại tá - phi công cấp 1 Nguyễn Văn Kháng, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do có những thành tích xuất sắc trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế. Lúc đó, ông mới 30 tuổi, cấp bậc thượng úy.
Mời xem thêm chi tiết: Không quân xuất kích.
Người mở cửa bắc Phnom Penh (05/01/2019).
"Hơn 4.000 cán bộ chiến sĩ thuộc Sư đoàn 320 của tôi đã mãi mãi không về", trung tướng Khuất Duy Tiến trầm giọng.
Bộ đội Sư đoàn 320 vượt sông Mê Kông, giải phóng Kampong Cham, ngày 6.1.1979
Ngồi kể với tôi về những năm chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp đất nước Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, anh hùng lực lượng vũ trang - trung tướng Khuất Duy Tiến trầm giọng: "Hơn 4.000 cán bộ chiến sĩ thuộc Sư đoàn 320 của tôi đã mãi mãi không về".
Mời xem thêm chi tiết: Người mở cửa bắc Phnom Penh.
40 Năm Trước Máu Tràn Bù Đốp: Kỳ 1 Đêm kinh hoàng.
Ông Hà Ngọc Hải, phó công an xã Phước Thiện chạy xe đưa tôi đi dọc đường biên, ra khu trồng cao su của ấp Tân Trạch, dừng lại trước miếu thờ cạnh đường, bảo: "Hồi xưa, lính Polpot tràn sang giết người, quăng xác ở đây".
Sinh năm 1963 tại Tân Bình (TP.HCM), tháng 8.1975 ông Hà Ngọc Hải cùng gia đình rồng rắn theo bố mình là ông Hà Ngọc Mai lên xây dựng kinh tế mới tại ấp Xa Trạch ngay cạnh đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Cùng tham gia đợt đi xây dựng kinh tế mới này, có gần 100 hộ dân khác với tổng nhân khẩu gần 400 người.
"Bù Đốp là điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh, có vị trí chiến lược quan trọng nên đầu tháng 4.1972 đã được giải phóng, trở thành căn cứ địa của cách mạng. Những ngày đầu, đến đâu cũng gặp bom mìn, hố bom pháo, dân cư thưa thớt vì chạy loạn trong chiến tranh", ông Hải nhớ lại và trầm ngâm: Từ tháng 12.1976, quan hệ giữa 2 bên ngày càng xấu đi. Lính Khmer Đỏ phát rừng, mở đường dọc tuyến biên giới và tiến hành nhiều vụ xâm nhập lãnh thổ, xâm canh sâu vào đất ta, nhiều lần nổ súng vào lực lượng tuần tra của biên phòng, bộ đội, dân quân du kích và cả người dân đi lại làm ăn…
Mời xem thêm chi tiết: Kỳ 1 Đêm kinh hoàng.
Nhóm Biên tập trang Web CLB Cựu TNXP xin cám ơn báo Thanh Niên Online và tác giả Mai Thanh Hải. Các số kế tiếp mời xem trực tiếp trên báo Thanh Niên Online.
Hình minh họa sưu tầm từ Internet của báo Thanh Niên Online. Xin cám ơn các tác giả.
|