|
Lược sử Đại Đội Phong Trào – Đội Văn Công Cựu TNXP Lực Lượng TNXP TPHCM
Cuối năm 1976, Lực Lượng đã thành lập Đại đội Phong Trào (trong đó có Đội Văn Công), người có năng khiếu từ các đơn vị được điều động về tập trung tại Văn Phòng Lực Lượng. Người của Liên Đội CĐ 6 có khá đông người được điều về đây. Đầu tiên, đơn vị được đặt tên là Đại đội Phong Trào, tổ chức trong đó có các Đội theo từng bộ môn cụ thể. Rất nhiều người biết đến Đội Cựu Văn Công TNXP, đã một thời vang dội với lời ca tiếng hát; góp phần không nhỏ về truyền thống của TNXP TP . Nhưng ít người biết đến lịch sử hình thành và trước đây cụ thể như thế nào? Liên Đội CĐ 6 rất tự hào trước đây đã từng là đơn vị có phong trào tốt và đã góp nhiều người cho Đại đội Phong Trào và Cựu Văn Công TNXP. Xin giới thiệu một Tư liệu vừa biên soạn đến cùng các đồng chí và các bạn đọc. NBT.
Trung Trí và Nguyễn Thị Tịnh biên soạn theo lời kể lại của: Lê văn Mai, Ánh Hồng, Giang, Đức Trung, Thái Thạch, Tấn Thành và Hữu Thành. Rất mong được liên hệ, đóng góp bổ sung để ngày càng hoàn chỉnh hơn.
1/ Đại đội Phong Trào - LLTNXP TPHCM.
Vào khoảng tháng 5/1976, sau những ngày ra quân và ổn định tổ chức, LLTNXP Thành đoàn TP.HCM thành lập "đội văn nghệ TNXP" giao cho anh Lê Mai phụ trách. Phòng tuyên huấn cử anh Tôn Thất Tùng Lâm hổ trợ. (thuở đó không có cái gọi là "đại đội phong trào" hay "đội Văn công". Lúc này, Văn phòng Ban chỉ huy LLTNXP Thành đoàn đang ở Đình Tân Phú Trung. (Xem thêm phần chú thích (1) bên dưới. Đoạn này, đả được sửa chữa, bổ sung. Xin cáo lỗi. Ngày 23/7/2020. NBT).
Anh Lê văn Mai (hay gọi tắt là Lê Mai), được giao nhiệm vụ đến các liên đội tìm người có năng khiếu. Đội viên của các Liên đội, có năng khiếu phong trào được quyết định điều động lần lượt tập họp lại, tại Văn phòng BCH LLTNXP (Đình Tân Phú Trung và ngõ tư An Sương); trình diện để nhận công tác, hình thành Đội Văn Nghệ. Các đội phong trào khác như: bóng đá, bóng, bóng chuyền, việt dã, chiếu phim, . . . cũng được hình thành vào ngày 23/11/1976. Những năm sau đó Đại đội Phong Trào không ngừng phát triển và được bổ sung quân số nhiều hơn, được học tập chuyên môn hơn . . .
* Tên Đại đội Phong Trào được gọi vào khoản thời gian sau khi hợp nhất TNXP Thành Đoàn và TNXP Kinh Tế Mới thành LLTNXP TP (tháng 9/1977). Về tổ chức có Đại đội trưởng, Đại đội phó thi công và Đại đội đời sống. Bao gồm các đội văn công - kịch, đội bóng đá, đội bóng chuyền và đội chiếu phim. Đại đội Phong Trào thực hiện chế độ lao động (bán thời gian). Sáng lao động sản xuất như TNXP đào kinh, nên có Đại đội phó thi công. Tiêu chuẩn chế độ sinh hoạt phí, bếp ăn tập thể nên có Đại đội phó đời sống. Gian đoạn sau khi phục vụ Biên giới trở về, năm 1985 đến năm 1989, vẫn còn thấy đủ các đội văn công - kịch, đội bóng đá, đội bóng chuyền và đội chiếu phim. Có thể khoảng thời gian này, Đội Văn Nghệ (như tên lúc mới hình thành) được đổi lại thành tên Đội Văn Công. (Hai đoạn trên, cũng đã được sửa chữa, bổ sung cho phù hợp. xin cáo lỗi. ngày 23/7/2020. NBT)
- Về tổ chức Đại đội Phong Trào là tên gọi chung của các đội văn công - kịch, đội bóng đá, đội bóng chuyền, đội Việt dã và đội chiếu phim. Trực thuộc Phòng Chính Trị LLTNXP TP.HCM; do một cán bộ Phòng quản lý và phân công công tác. Giai đoạn năm 1976-1977, Đ/c Tôn thất Tùng Lâm cán bộ Phòng phụ trách phong trào. Giai đoạn năm 1985-1989, Đ/c Huỳnh Tấn Thành Phó Phòng phụ trách. Giai đoạn sau cuối vì có nhiều người của Đội, được chuyển ngành xuất ngũ. Các Đội lúc đó chỉ còn lại số ít được chuyển sang trực thuộc Phòng Xã Hội (năm 1987, Đức Trung chuyển ngành. Số còn lại có Kiều Giang, Đức Trí . . . )
- Về nhiệm vụ: Phục vụ tinh thần, giải trí cho TNXP. Xây dựng phong trào sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, xây dựng nếp sống mới trong tập thể lao động sản xuất của TNXP. Vào những năm đầu sau khi thành lập, hàng ngày Đại đội Phong Trào đều có chương trình tham gia lao động sản xuất (một buổi lao động trực tiếp, nên có Đại đội phó thi công) và luyện tập chuyên môn (một buổi). Hàng tháng đều có lịch trình đi phục vụ các đơn vị.
- Nơi đóng quân lần lượt là Tân Phú Trung, ngõ tư An Sương, Trường HL Thủ Đức, Cô nhi viện (Kỳ Hòa, khoảng năm 1977-1978, nay là Vườn ẩm thực Đông Hồ), 1147 Trần Hưng Đạo, 182 Hai Bà Trưng, 44 - 46 Đường Ký Hòa Q5.
- Lãnh đạo Đại đội Phong Trào qua các thời kỳ:
Đại đội Trưởng: Lê văn Mai, Ngọc Lâm, Trần Hữu Anh, Bùi Quốc Thái, Thái Thị Hạnh (1984 - 3/1985), Nguyễn Đức Trung.
Đại đội phó: Minh Huyền, Dương Thái Thạch, Thành Tôn, Nguyễn văn Minh (Minh Tố), Xuân Bình.
Giai đoạn cuối từ năm 1985 – 1987, Đội Văn công - Kịch: Đội Trưởng Nguyễn Đức Trung, Đội phó Xuân Bình.
2/ Những ngày, tháng phục vụ chiến đấu: Dù chỉ là công tác phong trào, văn công; đơn vị cũng đi tham gia phục vụ chiến đấu, đến các nơi TNXP đóng quân trực tiếp bằng những lời ca tiếng hát động viên bầu nhiệt huyết, ấm tình đồng chí TNXP đang công tác tại biên giới Tây Nam và trên đất K (năm 1977 - 1979).
Đã phục vụ các đơn vị TNXP, Bộ đội đang công tác tại biên giới Tây Nam và trên đất K:
- Phục vụ LĐ Dũng Chí và LĐ Thống Nhất tại Đồng Pan – Kà Tum – Sa mát, để người ở lại xây dựng phong trào (Nhóm Ca).
- Phục vụ LĐ 303 (2 lần): Lần tại Ngã Tư Chóp Svâyriêng, sau sự kiện “một Trung đội TNXP bị thãm sát”. Lần tổ chức buổi ca nhạc tại Phnom Penh, sau ngày giải phóng K, phục vụ rộng rãi TNXP, bộ đội nhân dân Campuchia.
- Phục vụ LĐ 301 (2 lần): tại Lộc Ninh, đã ở trong vườn tiêu, nhà hoang nơi đóng quân TNXP Đường 13, Lộc Tấn – Khẩu Hoa Lư
- Văn công đi phục vụ các nơi TNXP đóng quân cũng gian khổ như TNXP phục vụ chiến đấu: đi bộ, hành quân, mưa nắng, đói khát, bị giặc tập kích . . .
- Một bộ phận (nhóm) Văn công đi phục vụ, giao lưu với nhân dân Phnom Penh do Đ/c Huỳnh Xuân Lũy Phó Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng, làm Trưởng đoàn. Ngoài ra, còn có những đợt, giao lưu với nhân dân các Tỉnh phía Bắc và phục vụ hải đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
3/ Hoàn thành nhiệm vụ của Đội Phong Trào – Cựu Văn Công TNXP :
Năm 1987, Đại đội Phong Trào chuyển thành Câu Lạc Bộ Văn Hóa TNXP (viết tắt CLB) do Ban Tuyên Huấn Đảng ủy trực tiếp quản lý. Trong đó gồm có Đội Văn Công- Đội Trưởng Đức Trung, Đội Kịch- Đội Trưởng Trần Hưng, Đội Báo Chí - Đội Trưởng Tú Ria, Đội Fim- Đội Trưởng Khải, Triển Lãm & Truyền Thống- Đội Trưởng Ngô Thanh Tùng, Đội Bóng Đá được sự đồng ý của BCH LL giao cho anh Ba Quen đem về nhà quản lý và tổ chức thi đấu, CLB giao cho anh Huỳnh Tấn Thành theo dỏi và hổ trợ khi đi thi đấu. Chủ nhiệm CLB Lê Hữu Thành, Phó Chủ nhiệm Huỳnh Tấn Thành. Nhiệm vụ của CLB lúc nầy là giúp các đơn vị cơ sở phát triển phong trào Văn Hóa Quần Chúng ở cơ sở và tổ chức giao lưu giữa các đơn vị. Khi có yêu cầu thì LL cấp kinh phí thực hiện, còn lại chủ yếu CLB tự trang trãi - Đội Văn Côngvà các đội khác cũng theo cơ chế đó, chỉ có đội Bóng Đá thì anh Ba Quen tự thu tự chi. Trong năm 1988 và nữa năm 1989, Đội Văn Côngcùng đội kịch và đội Triển Lãm & Truyền Thống vẩn tiếp tục hoạt động và phục vụ các đơn vị ở Đắc Nông, Đắc Min, Cần Giờ, Nhị Xuân... Đội Văn Côngvà Đội Kịch còn được tổ chức biểu diễn có thu tại các địa phương như Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long và tại Tp HCM. Khoảng giữa cuối 1989, một số anh chị em trong CLB và các đội chuyển công tác, BCH.LL giao cho anh Phạm Khiết quản lý nhưng do không hoạt động nên số còn lại chuyển sang Phòng Xã Hội quản lý. CLB và các đội sau đó đã chấm dứt nhiệm vụ và hoạt động.
4/ Thành tích được nhiều lần khen thưởng, giải thưởng cao quí cho các sáng tác tự biên tự diễn, bài hát, vở kịch, được lưu giử trong ký ức TNXP:
- Nhất top ca nữ miền Nam “hội thi từ Khánh hòa Nha Trang trở vào, Nhất top ca nam QK 7). Nhóm ca từng cùng Hà Nội trong dịp báo cáo Dũng sĩ – Kiện tướng
- Giải Huy chương vàng, Nhất toàn quốc kịch “Chỉ tại con bò” – năm 1978. Ba giải Huy chương vàng (một của tập thể nhóm kịch và hai giải của cá nhân Ngô thị Cúc, Nguyễn văn Hầu.
- Giải Huy chương vàng, Nhất toàn quốc kịch “Con trâu” – năm 1980.
- Hội thi văn nghệ, ca khúc chính trị cấp TPHCM, hàng năm Đội Văn Công đều đoạt giải.
- Đội bóng chuyền TNXP thuộc đẳng cấp A1 Thành phố.
- Một số giải thưởng khác không nhớ hết.
5/ Phát hành Album “Nhớ mãi một thời” tập 1 và 2. Nay dù tuổi đời không còn phù hợp để tiếp tục công tác tại LLTNXP TP, nhưng tiếng hát còn sôi bầu nhiệt huyết, ấm tình đồng chí, trong trẻo. Nói chung là tiếng hát còn nghe tốt, đã qua đã phát hành Album ca nhạc:
- Audio ca nhạc “Nhớ mãi một thời” tập 1, nhân ngày 28/03/2009, với 5.000 đĩa.
- Audio ca nhạc “Nhớ mãi một thời” tập 2, nhân ngày 28/03/2011, với 3.000 đĩa.
Chú thích (1): Đoạn này, đả được sửa chữa, bổ sungtheo Ô. Hồ Văn Chiến (4 Huy), Nguyên Chỉ huy phó LLTNXP Thành đoàn, Nguyên Bí thư Đoàn TNLĐ HCM của Lực lượng (Chức vụ từ ngày 28/3/1976 đến khoảng tháng 11/76).
Trung Trí và Nguyễn Thị Tịnh
Mời Xem Thêm Nhiều Hình Ảnh (Click vào đây)
Ảnh minh họa theo tư liệu riêng của Tác giả và Đội Văn Công Cựu TNXP - TPHCM.
|
|