Trang chủ | Thông tin chung | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG
       Thông tin sinh hoạt  
       Văn-Thơ-Kể chuyện  
       Hướng dẫn sử dụng  
       Liên lạc - Góp ý  

Kỷ Niệm 40 Năm Biên Giới - Giới Thiệu Về Liên Đội Lê Minh Xuân - Nguyễn Văn Nghĩa - Nguyễn Giáo Hóa.

Liên Đội Lê Minh Xuân cái tên nghe hơi lạ. Bởi vì, theo kỷ yếu của Lực Lượng TNXP “28/3/1976 - 28/3/2011. Ba Mươi Lăm Năm Xây Dựng Và Phát Triển” thì không có tên Liên Đội Lê Minh Xuân trong danh sách. Nhưng thực tế có cái liên đội này. Liên Đội Lê Minh Xuân được thành lập và trực thuộc Tổng đội 7, để đi phục vụ chiến đấu và là tiền thân của Liên đội 301 và Liên đội 301 biên giới. Tên Liên Đội Lê Minh Xuân chỉ dùng trong vài tháng, chuyện lịch sử của TNXP 40 năm qua được ghi lại trong bài viết. NBT xin trân trọng giới thiệu.

VỀ LIÊN ĐỘI LÊ MINH XUÂN - Nguyễn Văn Nghĩa ghi chép.
Tác giả Lê Anh Triều - Trưởng Ban Chính sách Tổng đội 3 Biên giới.

1- Ngày 4/5/1978 Ban Chỉ huy Tổng đội 7 , đóng tại xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh- TP HCM), đã quyết định thành lập một liên đội tham gia chiến trường biên giới tây nam, đặt tên là Liên đội Lê Minh Xuân. Thành phần đơn vị gồm 2 đại đội của Liên đội Cơ động 10 và 2 đại đội của Liên đội Cơ động 12.

2- Ban Chỉ huy Liên đội lúc đó gồm 3 đồng chí:

- Liên đội trưởng Võ Văn Đệ (nguyên Liên đội trưởng Cơ động 5).
- Liên đội phó Chính trị Lê Anh Triều (nguyên Liên đội phó Chính trị Liên đội Cơ động 12).
- Liên đội phó hậu cần Trần Thị Thanh Nhàn (nguyên Liên đội phó Đời sống Liên đội Cơ động 5).

3- Ngay sau khi thành lập, Liên đội Lê Minh Xuân phối thuộc với Sư đoàn 5, chuyển quân ra biên giới. Các đại đội được phân bổ xuống các Trung đoàn 4, 16 và 174 với nhiệm vụ cáng thương, tải đạn, làm công tác tử sĩ và phục vụ chiến đấu trên các chiến trường Xa Mát, Kà Tum (tỉnh Tây Ninh), Lộc Ninh (tỉnh Sông Bé), và các chiến trường Mimot và Snoul ( tỉnh Kratíe) trên đất Kampuchia.

4- Ngày 22/5/978, Liên đội Lê Minh Xuân chịu đựng tổn thất đầu tiên trên chiến trường biên giới: A trưởng Nguyễn Thế Thạnh và 3 đội viên hy sinh. Đây là hy sinh đầu tiên của TNXP Thành đoàn. Thời điểm này, Lực lương TNXP đang tổ chức Hội nghị Thanh niên Tiên tiến năm 1978. Ngay trong đêm nhận tin báo hy sinh, BCH Lực Lượng và BCH Liên đội trở lên biên giới nơi đơn vị đóng quân để nắm tình hình và làm công tác tư tưởng cho toàn liên đội.

5- Do yêu cầu chiến trường, tháng 6/1978, Tổng đội 3 Biên giới được thành lập. Từ đó, Liên đội Lê Minh Xuân được tách ra thành 2 đơn vị mới:

- Liên đội 301: Liên đội trưởng là đ/c Võ Văn Đệ, sau đó là đ/c Dương Văn Mai.
- Liên đội 302: Liên đội trưởng là đc Lê Anh Triều, sau đó là đ/c Huỳnh Thành Khương được điều động đến (gốc từ tổng đội TNXP Kinh tế mới).
Ngoài một số người của đơn vị của Liên đội Lê Minh Xuân, thành phần của Liên đội 302 còn có một số người của các đơn vị TNXP khác, Liên đội 2 và Liên đội 6 thuộc Tổng đội 1 (TNXP Kinh tế mới).

Nguyễn Văn Nghĩa ghi theo lời kể Lê Anh Triều.

Bổ Sung Về Liên Đội Lê Minh Xuân - Nguyễn Giáo Hóa.

          Cũng trong tháng 8/1978, một Đại đội được tách ra để lập tiền trạm Liên đội 302 (Lê Anh Triều có giấy quyết định là Liên đội trưởng). Tuy nhiên, sau đó lại có quyết định thành lập Liên đội 302 (Huỳnh Thành Khương có giấy quyết định làm Liên đội trưởng) và chuyển quân thẳng từ Kiên Giang lên Lộc Ninh và không có tiếp nhận quân từ Đại đội trên (đây là xác nhận chính thức của anh Huỳnh Thành Khương – LĐT Liên đội 302).

          Lê Anh Triều về Cơ quan Tổng đội 3 làm Trưởng ban Chính sách, quân của Đại đội tiền trạm thì trở lại nhập vào 301.

          Đại đội được tách ra tiền trạm cho LĐ 302 trong ngày 17/7/1978, anh Nguyễn Văn Nghiệp khi đi tải thương cho SĐ 5 đã hy sinh do dẫm phải mìn.

          Ngày 12/8/1978, hai anh Nguyễn Quốc Định và Võ Thành Công đã mất tích trên chiến trường trong khi đang tải đạn ra chốt cho Sư Đoàn 5 (đều được công nhận Liệt sĩ).

          Ngày 19/8/1978, anh Ngụy Văn Xinh đã hy sinh do dẫm phải mìn trên đường công tác.

          (cả 4 Liệt sĩ trên đều mất tích và hy sinh tại mặt trận Lộc Ninh).
         

          Do nhập nhằng chuyện giao quân, không nhận quân, nên cả 8 Liệt sĩ đã nói trên đều được Lực lượng lưu trữ trong danh sách Liệt sĩ của Liên đội Lê Minh Xuân.

          Đây là những tồn tại thực tế lịch sử, do đó đề nghị anh Trí muốn biên tập và đăng lại thông tin thì nên nghiên cứu kỹ và có chú thích đễ anh em không phiền.
          Giáo Hóa ghi theo đề nghị anh Trung Trí.

* Trang Web xin biên tập và đăng lại thông tin để phục vụ cho các nghiên cứu lịch sử TNXP phục vụ chiến đấu, kỷ niệm 40 năm biên giới trên chiến trường biên giới Tây Nam. Xin cám ơn các tác giả.


Hình minh họa sưu tầm từ Facebook của các Cựu TNXP Thái Văn Tâm, Lê Anh Triều và internet. Xin cám ơn các tác giả.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
THÔNG TIN VỀ HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG NHÂN KỶ NIỆM 48 NĂM THÀNH LẬP LỰC LƯỢNG TNXP TP.HCM. (2024-03-20)
NGÀY 29.02.2024 DƯƠNG LỊCH LÀ MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT (Leap Year) – Sưu tầm. (2024-02-29)
KÍNH CHÚC MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VN - Nhóm Biên Tập (2024-02-27)
KÍNH CHÀO NĂM MỚI – XUÂN GIÁP THÌN. (2024-02-05)
KỶ NIỆM 52 NĂM NGÀY NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ÐỘ - Sưu tầm. (2024-01-07)
KÍNH CHÀO NĂM MỚI – NĂM 2024. (2023-12-31)
CHÚC MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM. (2023-10-20)
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” CỦA ĐOÀN GIỎI - Sưu tầm. (2023-10-20)
KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI (1/10/1991 – 2023) – Sưu tầm (2023-10-01)
VĨNH BIỆT NHÀ THƠ NAM THIÊN ÔNG VĂN CHIẾN – Lê Minh Quốc (2023-09-25)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á