TIẾP TỤC ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG – Sưu tầm
Ngày 17/3/2023, Ban Liên lạc cựu Chiến binh Sư đoàn 7- Quân đoàn 4 đã cử cán bộ đến Văn phòng UBND Tp Hồ Chí Minh bàn giao công văn số 22 của thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh tiếp tục đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tiến trình phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân cho tập thể Trung đội 3 thuộc Đại đội 3, Liên đội 303, Tổng đội 3 Biên giới (Đã hy sinh 45 năm trước, ngày 22/7/1978, tại Kokixom (Svay Rieng – Campuchia); khi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên chiến trường biên giới Tây Nam năm xưa).
Để tiện việc theo dõi thông tin, xin tóm lược diển tiến câu chuyện có tính lịch sử của Lực Lượng TNXP TP HCM, như sau:
1/ Ngày 22/7/1978, Khơme đỏ trên đường đến tập kích Bộ Tư lệnh Sư đoàn 7, đã tấn công Trung đội 3 thuộc Đại đội 3 Liên đội 5 -Tổng đội TNXP Tp Hồ Chí Minh: 24 nam nữ đồng chí đã hy sinh, chỉ còn 2 người bị thương nặng và được cứu sống.
- Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyện Chính ủy Quân đoàn 4 cho biết “các liệt sĩ TNXP đã anh dũng hy sinh cứu nguyên Sở Chỉ huy của Sư đoàn 7 đang đóng quân gần đó” (Nguồn: Công văn số 22 ngày 17/3/2023 của Ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4).
- Đại tá Đinh Văn Kha (nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7) khẳng định, sự hy sinh của 24 TNXP mang một ý nghĩa rất lớn. Bởi, nếu không có họ, kế hoạch tập kích bất ngờ của Pôn Pốt vào sở chỉ huy Sư đoàn 7 nhiều khả năng đã thành công. Nếu như vậy, sẽ khó tránh khỏi những tổn thất lớn có thể ảnh hưởng đến cả cục diện trên chiến trường. (Nguồn : dantri.com).
- Trung tướng Lê Nam Phong, Tư lệnh Sư đoàn 7 năm 1978:
Các đồng chí TNXP chiến đấu rất dũng cảm hy sinh, không khác nào Ngã Ba Đồng Lộc lần thứ 2 ở biên giới tây nam (Nguồn: Công văn số 22 ngày 17/3/2023 của Ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4).
Facebook Nguyễn Văn Nghĩa.
Trung Trí sưu tầm, đăng bài.
Hình minh hoạ sưu tầm trên Internet và FB Nguyễn Văn Nghĩa. Xin cám ơn các tác giả.
|