Áo vũ cơ hàn - BỘ BINH
- Năm 1979 trên chuyến xe về thành phố từ Daknong trong cơn mưa tầm tả, anh Hai Sang phát hiện ra và ngay trên xe anh Hai đặt tên cho chiếc áo là ÁO VŨ CƠ HÀN của anh Chí rồi khoái chí cười khà khà.
- “Một liều ba bảy cũng liều, có ngày đứt bóng do liều mà ra”.
Chuyện thứ chín: Áo vũ cơ hàn
Ngày trước giải phóng tôi có một chiếc áo giáp chống miễng đạn. Vào TNXP tôi tự chế chiếc áo chống mưa và chống lạnh. Khi cùng đi với anh em trong cơn mưa lất phất ai cũng lạnh run còn tôi vẫn như bình thường. Anh em la to anh Chí coi chừng cảm lạnh, tôi nói tôi không bị ướt và cũng không bị lạnh nhờ chiếc áo này.
Tôi chợt nhớ ngày xưa lúc còn ở nông thôn nhà tôi có một ổ gà mẹ ấp trứng trong đó có hai trứng vịt, khi rời tổ, cảnh “mẹ gà con vịt chắt chiu” rất ngộ nghỉnh.
Chợt gà mẹ dẫn đám con đi gần bờ ao, hai vịt con thích chí nhảy đùng xuống ao nước…gà mẹ la làng in ỏi. Anh em thương mình nên lo cho mình, mình rất cảm động.
Áo chống thấm nước mưa và chống lạnh gồm năm lớp:
- lớp ngoài là chiếc áo TNXP cở lớn nhất.
- lớp hai là lớp nhựa mỏng nhưng rất dai và mềm dùng để chống thấm nước mưa.
- lớp ba là chiếc áo TNXP cở trung.
- lớp tư là lớp nhựa mỏng nhưng rất dai và mềm dùng để chống lạnh.
- lớp năm là chiếc áo TNXP vừa khổ người của tôi.
Khi tôi măc áo chống thấm và chống lạnh vào, nếu ai không chú ý không thấy chiếc áo có gì bất thường.
Năm 1979 trên chuyến xe về thành phố từ Daknong trong cơn mưa tầm tả, anh Hai Sang phát hiện ra và ngay trên xe anh Hai đặt tên cho chiếc áo là ÁO VŨ CƠ HÀN của anh Chí rồi khoái chí cười khà khà. Hiện nay chiếc áo đâu rồi ?
Thưa các anh, hoàn cảnh lịch sử thay đổi…. chỉ có chuyện cổ tích là còn mãi mãi.
Chuyện thứ mười: BỘ BINH
Đất Đổ hòa thuộc Huyện Cần giờ, lần đầu tôi theo đoàn công tác đi lên Huyện làm việc. Sau hội nghị anh em ra ngắm biển và được anh bạn người địa phương hướng dẩn. Tôi thắc mắc nước biển Vũng Tàu trong xanh, tại bãi biển này tôi có thể trông thấy ở xa xa chân trời một phần thành phố Vũng tàu ?
À Cần giờ là nơi cửa sông Saigon ra biển mang theo phù sa nên nước biển Cần giờ không thể nào trong xanh được. Bãi biển Cần giờ rất cạn và rất xa, những anh em từ xa tới đừng xem thường …. Thấy bãi cạn và xa anh em đi chơi xa quá … khi nước lên không thể nào chạy kịp vào bờ. Nhất là những ngày mưa, nhiều mây âm u, nếu đi chơi quá xa, loay hoay không biết hướng nào vào đất liền.
Vì sát biển nên thủy triều lên xuống rất nhanh các dòng sông chảy rất siết, không giống các dòng sông thuộc vùng đồng bằng, tôi chưa thấy trẻ em tắm sống bao giờ. Vì các dòng nước chảy rất mạnh nên bờ sông rất dể sạt lở.
Các bạn cần chú ý những nét khác lạ của vùng duyên hải và vùng đồng bằng để tự bảo vệ mình
Xin cám ơn bạn.
Nông trường Đổ hòa có một bộ phận đóng tại xã Lý nhơn, có một lần có việc cần về xã làm việc với xã, tôi được một em giao liên dẫn đường. Nói đường nghe cho ngon chứ thật ra là băng đồng theo lối mòn qua các rừng chồi, qua các cánh đồng của dân làm muối, tất nhiên phải có lúc qua rạch, bề ngang rạch vừa đủ cho hai ghe chiêc xuôi chiếc ngược. Muốn qua rạch phải vào lối có chiếc cần tre.
Vì độ chênh lệch thủy triều cao thấp rất xa (khoảng trên 2 mét) và thay đổi mỗi ngày, nên cây cấu bắt qua rạch rất cao. Từ xa nhìn thấy các cô thôn nữ gánh muối đi thoăn thắc qua cầu, cũng vui mắt. Khi tới gần mới biết muốn lên cầu phải qua “dạng cái thang lên” và khi xuống cũng thế, phải qua một cai thang xuống.
Tôi xung phong lến trước, giao liên nhắc anh Chí cẩn thận khi qua cầu. Lên thang thì dể khi chuẩn bị bước qua cầu, nhìn chiếc cầu mất, sút nhiều thang ngang. Thôi thì dân thường qua được thì mình qua được. Đi chửng một mét tôi mới thấy khúc giữa cầu mất nhiều thanh ngang quá.
“Một liều ba bảy cũng liều, cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây”. Tôi nín thở bò qua cầu … miệng khóc thì thầm vài câu nho nhỏ; Một liều ba bãy cũng liều, có ngày đứt bóng do liều mà ra. Tôi thật sự hối tiếc vì lọt vào thế tiến thối lưởng nan…không lẻ cuộc đời mình tới đây là chấm dứt.
Quyết chiến đấu khi còn hơi thở, và vô cùng hối tiếc phải chi mình biết trước … thì cởi quần áo đội đầu… bơi qua rạch chắc ăn hơn. Chuyện đội quần áo bơi qua các con rạch nhỏ là … chuyện bình thường của anh em TNXP, chẳng có ai thấy được khi trời đất đã là của riêng ta. Rồi …. nếu mình không té xuống sông …. thì mọi khó khăn ….giúp cho mình thêm kỷ niệm sống trong gian khó, điều mà dân thường va chạm mỗi ngày thành quen.
Xong công tác tôi hỏi giao liên có lối nào khác đi trở về không ? Có chứ, có một lối về rất gần nhưng phải bơi qua sông. Không có cầu sao? Sông với chiền ngang trên 5 mét trong vùng không có bóng người qua lại, làm sao có cầu? Đâu mình tới đó xem.
Dòng sông này vắng ghe xuồng qua lại. Ngồi chơi một chút xem sao? Nửa tiếng đồng hồ rồi mà không thấy ghe nào qua lại cả, bơi qua sông rủi nước cuốn đi…thì lên bàn thờ ngồi là cái chắc.
Phải rồi, người địa người địa phương ở Cần giờ có nói không thấy trẻ em tắm sông. Tôi cũng là một tay bơi khá, hồi ở Tổng đội 4 tôi bơi qua sông Saigon từ bờ này qua bờ kia khỏe re, bề ngang sông độ 8 mét.
Dại một lần khi qua cầu vừa rồi …. thôi không dám dại lần thứ hai …. lội thử qua sông với dòng nước chảy siết và không có ghe xuồng qua lại. Đa số các người chết đuối khi tắm Bãi sau Vũng Tàu là nhưng tay bơi giỏi, bơi xa, nhưng tắm biển không giống tắm ao hay tắm sông vùng đồng bằng, biển có những qui luật vận động riên của nó, các vòng nước xoáy không thể biết trước được.Dân ta có nói tránh voi chẳng xấu mặt nào. Thôi đành chịu thua.
Một phút giây liên tưởng :Bên Mỹ muốn có việc làm phải có xe hơi, muốn có xe phải vay ngân hàng, mua xài trước trả nợ sau. Ở TP HCM muốn có việc làm phải có xe gắn máy. Ngày xưa bộ binh Mỹ hay bộ binh Saigon .… hành quân nhờ cơ giới hoăc nhờ máy bay lên thẳng. Bộ đội VN nổi tiếng vì …. đi bộ từ Bắc vào Nam, đó là cái mà các nước phương Tây không làm được.
Vào TNXP mới thầy…muốn hoàn thành nhiệm vụ….chỉ trông cậy vào đôi chân của mình và ý chí quyết vượt khó khăn gian khổ.
Thiều Hoành Chí
Ảnh vui minh họa - Sưu tầm từ internet
|