Trang chủ | Thông tin chung | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG |
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Phong Trào Viết Văn  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

Thành phố không có ban đêm.

Chuyện nói về kỷ niệm những sinh hoạt của TNXP, đêm 30 “Tết” xa xưa. Tại một nơi heo hút, đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng của vùng Sâu và vùng Xa của Huyện Cần Giờ (Duyên Hải) TPHCM. Nhóm tiền trạm đến trước, gian khổ và thiếu thốn trăm bề của thời “bao cấp”, chuẩn bị cho việc thành lập Nông trường Dừa Đổ Hòa (trực thuộc LL.TNXP TP.HCM). Đây là câu chuyện thứ tám trong loạt bài “Kể chuyện ngày xưa” của tác giả Đom Đóm, nhưng có nội dung “Đón Xuân này, nhớ Xuân xưa” nên để dành lại, đến nay mới đưa lên Web. Rất mong được tác giả thông cảm và đồng tình. NBT

Cuối năm 1980, nhóm tiền trạm họp mặt đón giao thừa tại Trạm y tế Đổ hòa. Anh em tụ tập quanh chiếc bàn vuông, trên bàn có chính giữa là cây đèn dầu leo lét cố gắng tỏa ánh sáng, hai bình trà sen, một thùng nhựa bốn lít đựng rượu Gò Công và bốn cái chung, hai gói thuốc lá ba số, bốn đĩa tôm khô củ kiệu, bốn đĩa mứt dừa do anh em tự chế biến.

Nội qui đón giao thừa là không có ai phạt ai hết, ai nói nghe hay thì được thưởng một chung rượu, ai thấy mình ăn nói lãng xẹt thì tự giác, tự phạt một chung, rượu phạt và rượu thưởng không có giới hạn, còn ai không được thưởng, không bị phạt coi như bị bắt buộc nhận lô an ủi mỗi người một chung, ai không biết uống thì nhắp một chút và nhờ bạn thân mình uống thay … cũng được chấp nhận, có anh em có có ý kiến khác xin nêu ra.

Em có ý kiến khi nào … cạn đề tài không ai thấy cần nói gì nữa thì một chung rượu xoay vòng … cho tới khi nào hết bốn lít thì thôi, tại sao các anh biết không… bà con ta có nói … rượu vào thì mới có “hứng phấn” cho lời ra.

Bạn nói rất chính xác, tôi đề nghị thưởng bạn chung đầu tiên.

Tôi xin ra đề tài tại sao người ta nói tối như đêm ba mươi.

Mai văn Hoàn lên tiếng đầu tiên, anh có tài lý sự:

- Ở nông thôn trời sụp tối bà con ai cũng lên giường … đến chừng mở mắt khi nghe tiếng gà gáy gọi đón chào bình minh, …. thế thì làm sao biết ban đêm trời tối.

Ý kiến hay, trân trọng thưởng anh Hoàn một chung.

Trần Tiết giơ tay xin có ý kiến:

- Tối như đêm ba mươi, chỉ có một số người biết thôi đó là ở nông thôn các bạn bị bệnh mất ngũ, dân ta nói thức khuya mới biết đêm dài, có một số bạn không mất ngũ lại nói đêm sao mà ngắn thế, nhất là các anh thua bạc tìm cách gở…đó là các bạn đang đánh mạc chược (bài con chim) hay đánh bài tứ sắc.

Lại có một ý kiến hết sức chính xác, xin thưởng Trần Tiết một chung.

Nguyễn minh Đức xin được nói:

- Tôi được biết có ba nơi không bao giò biết ban đêm là gì, thứ nhật là các phòng cấp cứu tại các bệnh viện, thứ hai là các sân bay quốc tế và trên các chuyến tàu hỏa xuyên Việt, thứ ba là các sòng bạc quốc tế như Las Vegas ở Mỹ hay Macau ở Trung quốc, ai có dịp vào đó thì không bao giờ thấy ban đêm…cho tới khi hết tiền thì màn đêm đến với họ.

Đúng là anh em mình đồng sức đòng tài, xin thưởng Đức một chung.

Tôi xin có ý kiến, khi các bạn nam lâu ngày mới được về phép, cũng cho biết bạn gái hay than đêm sao ngắn thế.

À chuyện riêng tư là chuyện bí mật nội bộ, sao bạn lại nói ra, tôi đề nghị bạn tự giác tự phát mình một chung

Đúng rồi trong bầu không khí quá vui, tôi nói chuyện lảng xẹt, tôi xin phạt tôi một chung để rút kinh nghiệm là không được tiết lộ bí mật nội bộ trước đám đông, dân ta nói rượu vào lời ra…lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói…không ảnh hưởng tới người khác hay tới đơn vị mình đã và đang công tác.

Nguyễn thị Ngọc Anh xin có nhận xét:

- Cháu gái 10 tuổi sống ở vùng sâu vùng xa, lần đầu cùng mẹ lên Thành phố. Một hôm cháu thắc mắc, thưa cô con thấy hình như thành phố không có ban đêm, đến khi mẹ nhắc con tắt đèn đi ngủ con mới biết khuya rồi. Còn nữa chứ con…rồi con cũng sẽ không bao giờ thấy ánh trăng rằm tỏa sáng trên Thành phố này.

Cả hai cô cháu đều nói rất chính xác, đề nghị thưởng Ngọc Anh một chung, Chánh ghe có trách nhiệm cùng uống giúp Ngọc Anh.

Tôi cũng xin có ý kiến: ngày xưa lúc tôi 10 tuồi lần đầu vế quê ngoại, ngoài trời tối như mực, cậu tôi dẫn tôi đi ăn giổ. Vừa ra khỏi nhà, tôi không thấy gì cả, tôi ôm eo của cậu mà đi từng bước trên đường  quê gập ghềnh. Cậu tôi nói lẻ ra phải đốt đuốc mới đi xa được. Đuốc là cái gì mà ở Thành phố con chưa nghe ai nói chuyện mua đuốc. Ở thành phố người ta mua đèn pin chứ không có ai bán đuốc bao giờ.

Mẹ tôi kể cho bà ngoại tôi biết tôi không thích đi xe hơi, khi mẹ tôi bảo tôi lên xe, chỉ cần nhìn thấy cửa xe là tôi đã ói thóc ói tháo,  nên tôi rất khoái đi xe ngựa về Thành phố, đi xe ngựa lộc cộc vậy mà dể chịu ghê.

Tất nhiên muốn đi về Thành phố bằng xe ngựa phải dậy thất sớm, đốt đèn dầu lên và ăn sáng tại nhà, từ quê mẹ tôi … Cần giuộc vế Saigon phải mất cả ngày đi xe ngựa.

Tôi có chút kỹ niệm xin chia sẻ cùng các bạn, và xin tự thưởng mình một chung.

Một bạn trai có ý kiến :

Tôi xin bổ sung có lần đi công tác ở vùng sâu vùng xa, tôi quên hỏi khi cần đi vệ sinh thì phải đi chổ nào. Vì ở vùng sâu vùng xa … nơi đi cầu dù được che chắn nhưng lộ thiên, thường dưới bụi tre … rất xa nhà bếp, hoặc nhà cầu là ao cá tra, hoặc tự do đi đồng (ra đồng muốn đi cầu nơi đâu cũng được). Nhà nào cũng có sắm hai hay ba cái bô vệ sinh để ban đêm ai cần thì dùng bô … đến sáng đem bô đi đổ.

Tối hôm đó tôi đau bụng phải đi cầu, trời tối như mực, không có đèn pin trong tay, tôi lần mò ra phía sau … đi cầu đại … tới sáng tôi mới biết…và các anh cũng biết …tôi đã xấu hổ như thế nào …khi chủ nhà thắc mắc ai đi cầu bậy bạ quá.

Rất hay, một trãi nghiệm rất quí, đề nghị thưởng bạn một chung và xin dấu tên bạn

Lại một bạn khác có ý kiến:

Hồi còn ở Tổng đội 2 tôi rất ghét chuyện anh em đi cầu dọc theo bờ kênh An Hạ, tôi cho rằng thói xấu này…thật sự bất trị, nay nhờ bạn nhắc chuyện, tôi đã hiểu không phải anh em nào cũng có đèn pin và không phải đêm nào cũng có trăng sáng “ soi đường cho chúng ta đi”.

Chỉ có nhà trong thành phố mới có nhà vệ sinh đặt trong phòng ngủ.

Cụ thể nông trường ta nằm trong vùng ngập nước, nên chọn nhà vệ sinh ra sao đây, cấp trên … sống trên mây, cấm làm cầu ao cá ???

Phải tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể, anh em là dân thành phố, ai mà chẳng biết cầu vệ sinh dùng nước và hệ thống tự hoại là tốt nhất, nhà ở thành phố có nhà nào làm cầu ao cá bao giờ.

Tôi phải khen rất hay và rất duy vật biện chứng, lẻ ra phải thưởng bạn hai chung, nhưng theo qui định mỗi người một chung tôi, và tôi xin dấu tên bạn.

Tôi xin bổ sung ý kiến, có một lần anh Ngô trung Trí tự lái ghe với máy KOHLER đưa tôi từ Nhà bè về nông trường trong một đêm không trăng sao, giữa sông Saigon ghe bổng chết máy, may mà ghe chạy sát bờ, anh Trí lui cui sửa , tôi hỏi đèn pin đâu?

Anh Trí nói : Bộ anh Chí tưởng ai cũng có đèn pin bên mình hay sao?

Tôi chợt tỉnh người.

Với câu nói này anh Trí được tôi đề nghị thưởng một chung rượu, nếu anh còn nhớ câu nói này thì anh tự giác thưởng cho anh đi và báo cho tôi biết.

Còi tàu hụ nhiều lần, giờ giao thừa đã đến, mỗi người một chung, lần lượt từ người này đến người khác chúc mừng năm mới dồi dào sức khỏe.

Đom Đóm


Ảnh minh họa sưu tầm từ Internet và tự chụp thêm.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
THƠ: CÓ BAO GIỜ... - Trần Việt Sơn (2024-04-05)
TRUYỆN NGẮN NHỮNG MÓN QUÀ TẾT VÔ GIÁ (Kỳ 2) - Trần Việt Sơn. (2024-01-10)
TRUYỆN NGẮN NHỮNG MÓN QUÀ TẾT VÔ GIÁ (Kỳ 1) - Trần Việt Sơn. (2024-01-09)
THƠ : SAO EM KHÔNG VỀ... - Trần Việt Sơn (2023-09-24)
THƠ: KHÔNG GIỠN À NGHE ! - Trần Việt Sơn (2023-05-28)
NHỮNG ĐỒNG ĐỘI CŨ CỦA TÔI ƠI ! - Thiên Thanh (2023-03-28)
Truyện ngắn: HÃY TIN TÔI - Trần Việt Sơn (2022-07-05)
THƠ : HÃY ĐỂ CHO EM... Trần Việt Sơn (2022-06-30)
THƠ : HÃY ĐỂ CHO ANH... - Trần Việt Sơn (2022-06-26)
THƠ: NGÀY TRỞ VỀ - Trần Việt Sơn (2022-05-18)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á