SẢN XUẤT TỰ CUNG CẤP VÀ HỐ XÍ HAI NGĂN
Ai đã từng ở thành phố, vì lý do vì đó phải về nông thôn (như đi TNXP), sẽ nhiều lúc nhớ về thành phố. Ngược lại, có những người đang sống ở thành phố lại nhớ về hình ảnh sinh hoạt dân dã vùng quê ngày nào thuở trước, khó có thể gặp nữa. NBT xin giới thiệu bài viết của tác giả Đom Đóm, tả cảnh sinh hoạt ngày xưa.
Ngày xưa ở nông thôn vùng xa, đất rộng dân thưa, nhà nhà đều sản xuất tự cung cấp, ngay cả việc tự mình trồng lúa và dự trử trong bồ cho gia đình ăn quanh năm,… nhà nào mà không có bồ lúa chưa xay, ăn tới đâu xay lúa tới đó.
Tự xay lúa bằng cối đá chuyên dùng, dùng để xay lúa, có một dụng cụ bằng gổ hình chữ T có dây treo trên trần nhà, chỉ cần dùng dụng cụ này để xoay cối, động tác đẩy tới kéo lui làm cối xoay vòng tròn. Tất nhiên gạo sinh ra lần đầu gọi là gạo lức, hạt gạo còn lớp vỏ bọc chứa nhiều sinh tố B1 để chống bệnh phù thủng (do thiếu sinh tố B).
Trong khi đó người dân Bom Bo giả gạo bằng chày “cắc cụm cum” trong bản nhạc tiếng chày trên sóc Bom Bo của Xuân Hồng.
Ngày xưa dân thành phồ còn đun bếp bằng củi thì…tro củi được gom lại trong thùng thiếc (thùng dầu hôi) và hàng tuần có người đến mua tro bếp để làm phân bón.
Ở nông thôn lá khô được gom lại chất đống làm phân hoặc đốt thành đống, un để lấy tro và dự trử trong thùng thiếc cũng để làm phân tro.
Các bếp nấu bằng tro trấu cũng cho ra phân tro trấu, cũng dự trử để dùng làm phân bón làm xốp đất và cung cấp các chất khoáng cho cây trồng.
Thật sự mà nói cây cổ thụ to lớn như thế, không phải to vì phân bón mà còn vì lá cây hấp thu được thán khí và ni trô trong không khí để tổng hợp thành chất hữu cơ tạo ra thân cây….
Ngoài việc trồng lúa nông dân còn phải trồng thêm khoai lang, khoai mì v. v… Hồi đó muốn trồng khoai phải lên giồng tức là phải làm cỏ chung quanh, lấy cỏ và lá khô gom thành thành giồng, xong rồi lấy đất phủ lên mặt “phân xanh tức là cỏ”, ta có một cái giồng gieo trồng khoai trên đó tới ngày thu hoạch … rất nhẹ công … chỉ cần phá giồng là khoai hiện ra…
Đó là dùng phân xanh.
Còn phân hữu cơ thì sao ? nông nghiệp và chăn nuôi gia sức hổ trợ nhau, nông nghiệp cho thức ăn, gia súc cho phân bón đất, phân heo là phân tốt nhất vì có nhiều chất đạm, rồi tới phân gà và phân bò (do các chất xơ trong cỏ được bò xay nhuyễn), nên bón phân bò đất cũng rất xốp cho việc trồng rau, rau chỉ phát triển được trong đất tơi xốp, muốn biết đất có tơi xốp chưa chỉ việc ấn bàn tay vào đất nếu cả năm ngón tay đều nhẹ nhàng nằm trong “đất chuẩn bị trồng” … là đạt độ xốp cho rau, cải (nhất là cải bẹ xanh, bộ rể càng dài thì lá cải càng to tất nhiên nước và phân bón thêm phải đầy đủ)
Cần phân hữu cơ thì sao ?
- nước tiểu luôn luôn được dự trử nơi buồng tiểu được xây dựng nơi thoáng mát và pha loảng mỗi khi cần dùng.
- phân người: nên sữ dụng phân “đã hoai” pha trong nước tưới rau, người Triều Châu đôi lúc cũng xài phân tươi nên phân có thế còn nhiều trứng giun, nên trước khi dùng rau cải nên rửa thất kỷ nhiều lần để loại trứng giun và có thể rửa bằng nước tím pha loảng để diệt các loại vi trùng như E.coli… (làm rối loạn tiêu hóa, đau bụng . . . )
- Phân gia cầm và gia súc pha trộn với tro trấu và nước tiểu gia súc chất thành đống ngoài vườn chờ cho phân hoai đi.
HỐ XÍ HAI NGĂN
Có một thời gian phía Bắc có sáng tạo hố xí hai ngăn và cũng được triển khai trong các đơn vị thuộc Lực Lượng TNXP. Thực tế cho thấy hố xí hai ngăn là hố xí nổi, gồm nhiều tấm “đan” bê tông cốt sắt ghép lại. Ưu điểm là nước tiểu được tách riêng nên giảm bớt mùi hôi. Phân chứa trong một ngăn và khi đầy thì chuyển sang ngăn kia. Yêu cầu dùng tro rắc lên phân cho phân khô, thực tế cho thấy không thể tìm đủ tro bếp cho việc làm khô phân kiểu này. Tùy số người sử dụng hộc chứa phân rất mau đầy và khi cả hai hộc đều đầy … khi phân vẫn chưa đủ thời gian để “hoai”. Hố xí hai ngăn chỉ thuận lợi cho gia đình ít người, không phù hợp với hộ tập thể đông người. Khi đơn vị di chuyển đi nơi khác người dân địa phương tháo hố xí ra và dùng các tấm “đan “này làm chuồng heo rất tốt vì nó làm bằng bê tông cốt sắt.
Đom Đóm
Ảnh minh họa sưu tầm từ Internet.
|