Mạn Đàm: HOÀN CẢNH & ĐÓI LÒNG
- HOÀN CẢNH VÀ THÓI QUEN.
- ĐÓI LÒNG XIN MỘT BÁNH NHỎ
1. HOÀN CẢNH VÀ THÓI QUEN.
Bằng hương rừng già trên vai bộ đội
Bằng hương đồng nội TNXP
Hoặc
Mồ hôi cứ như muối trắng
Làm sao áo chẳng mặn nồng
Mùi đất mùi thơm hương lúa bốn mùa thắm cả vào trong
(Thơ Nguyễn Nhật Ánh)
Chiến tranh VN kéo dài từ năm 1930 đến năm 1975 (45 năm) rất đông thanh niên rất thân thuộc với đôi dép râu và ăn đủa hai đầu. Sau hòa bình, quán tính sống trong chiến tranh cũng đến với anh em TNXP bằng đi dép râu và ăn đủa hai đầu.
Ngoài ra còn tập thói quen phê bình và tự phê bình trước tập thể, theo nhận xét của anh Ngô Trung Trí thì các thành phần bất hảo rất sợ bị phê bình trước tập thể.
Như bài thơ được phổ nhạc của nhà thơ Nam Thiên (Ông văn Chiến) - Vạt áo xanh :
Vạt áo xanh, ghi lên dòng điểm khuyết … tìm đâu ra dòng suối gột sạch vết áo em . . . có chăng tình đồng đội và đời ta hướng lên.
Có răn đe và anh em biết sợ nên … tự nguyện chấp hành kỷ luật tự giác và rèn luyện bản thân.
Hàng năm định kỳ có kiểm điểm trước tập thể (không ưu tiên, chừa một ai) tùy số lượng người, anh em có thể phải thức suốt đêm để kiểm điểm… coi vậy mà… cũng chỉ đóng góp những chuyện lặt vặt, các thói quen xấu như bài bạc, rượu chè và rất nghiêm túc trong quan hệ nam nữ, chưa yêu thì khoan yêu, yêu rồi phải báo cáo tổ chức… không có chuyện một anh có cùng lúc vài người yêu.
Môi trường TNXP như môi trường bộ đội, có nền nếp kỹ luật nghiêm hơn môi trường hành chánh sự nghiệp hay dân sự. Phải chăng đó là lý do mà nhiều nước rất ngán bộ máy cầm quyền toàn người của quân đội (sau đảo chánh bằng quân sự để giải quyết bất ổn trong nước)
Ý tôi muốn nói môi trường TNXP sau hòa bình … rất “đỏ”, còn chuyện tương lai sau này thì tôi không biết.
Anh em TNXP cũng được cấp dép râu, anh em tập thói quen ăn đủa hai đầu, lúc đầu không quen như sau đó thấy ai cũng ăn đủa hai đầu mình cũng phải làm theo. Y như tác phong bộ đội.
10 năm sau hòa bình hầu như không còn mang dép râu và ăn đủa hai đầu.
Hoàn cảnh mới thay đổi thói quen có từ 45 năm trong chiến tranh.
Thật sự ra TNXP thường ăn tập thể chung mâm, chung bàn và khi uống rượu chung một cái ly, xoay vòng …. thì đủa hai đầu không còn ý nghĩa… và ngay cả trong chiến tranh bộ đội cũng lén uống rượu nên chỉ cần một ly thôi và đã có rượu vào…thì không ai biết sợ vi trùng…biết đâu ta say thì vi trùng cũng chết vì say rượu.
Tuy có lệnh cấm uống rượu, nhưng anh em cũng chọn thật kỷ các chiến hữu nhậu… là những người biết bảo vệ khí tiết, uống vào không nói và lẳng lặng đi ngủ… không làm phiền hàng xóm láng giềng.
Thật ra muốn an toàn vê sinh ăn uống thì phải có cái mâm cá nhân trong đó có nhiều ngăn cho cơm, canh, đồ mặn và mỗi người một ly riêng kể cả ly bia hay chung rượu mạnh, tuyệt đối không uống chung kể cả ly rượu mạnh.
Bạn nhậu bảo làm thế thì mất tình cãm.
Tôi có ý kiến: chuyện nhỏ để bảo vệ sức khỏe như đủa hai đầu còn làm được, mà…uống chung một ly rượu giống như nấu nước cho sôi rồi thêm nước sống vào cho nó nguội hay luộc ống chích xong rồi lấy khăn “lau bàn” lau khô ống chích (chuyện khó tin nhưng tôi thấy thật tận mắt ở giai đoạn đầu của TNXP do thiếu cán bộ chuyên trách nên dùng vệ sinh viên thay thế).
Đó là chưa nói anh em nghiện thuốc là, ở vùng sâu vùng xa, có tiền cũng không mua được thuốc lá mà hút..anh em đi “bắt dế”. Thấy anh em lui cui lượm cái gì đó, anh em nói tụi này bắt dế, tôi tới xem thì thấy anh em lượm các đoạn thuốc còn hút được anh em lấy thuốc là ra và “bóc, lăn, se” thành “thuốc vấn” hút tiếp.
Về sau nữa, anh em chuyển sang hút thuốc lào và dùng ấm sắc thuốc để có “trà quạo” chỉ để nhấp cho thơm miệng.
2. ĐÓI LÒNG XIN MỘT BÁNH NHỎ
Từ lâu rồi thiên hạ có nhận xét rất khách quan và vô tư một sự thật về TNXP: Làm như phu, ăn như tu, ở như tù, nói như lãnh tụ.
Hình như nói như lãnh tụ là dễ nói nhất, tức là nói về vĩ mô, tức là phác họa cái bánh vẻ hoành tráng (như trên thiên đàng).
Tổng kết trang Web với mục đích tìm ra giải pháp cho trang Web bền vững như một sân chơi bền vững cho các ông cụ “hoài cổ”, các người hạnh phúc vì đã có một quá khứ đóng góp tuổi trẻ cho đất nước, có dịp nhắc nhau những câu chuyện buồn ít hơn vui trong môi trường khó khăn gian khổ.
Ngày nay họp mặt cũng nghe lại anh em nói như lãnh tụ.
Anh em thật thà chất phác có nhận xét rất đúng là… người ngoài viết. Người ngoài tạm coi như Đom Đóm và Cẩm Hồng. Suy cho cùng thì người ngoài TNXP biết gì về TNXP mà viết cho trang web TNXP.
Từ xưa chó cỏ hay chó kiểng miễn con nào bắt được chuột thì bà con chuộng nuôi.
NBT đói lòng muốn có vài cái bánh nhỏ, dù không ngon, có còn hơn không, vài bạn nói kiểu bánh vẻ, web phải mở rộng cho thế hệ con cháu, đó là nói như lãnh tụ, nói chuyện vĩ mô.
Còn chuyện vi mô, sát sườn như làm sao có bài viết từ … những người đã có trãi nghiệm, thực sống trong môi trường TNXP thì không viết bài nào cả… còn nói người ngoài viết, tại sao các anh không viết, có ai cấm anh đâu.
Thế là các anh bảo con cháu các anh rất giỏi, mở rộng web cho chúng viết… chúng biết gì mà viết, cha mẹ viết không ra, kỳ vọng con viết thay cho mình ??? người ngoài không được viết thay dù họ đã có trãi nghiệm trong TNXP … có khác gì mình ?
Cha mẹ nghèo không có tài sản cho con nhưng kỳ vọng con sẽ làm giàu nuôi mình . . . . đó là hoang tưỡng, đôi khi cũng có vài trường hợp thành công như thế nhưng đó chỉ mang tính ngẩu nhiên.
Chuyện mình phải làm mình không làm… bán cái cho con cháu là đội ngũ chưa từng trãi nghiệm như chính mình.
Mình vẻ cho người đói lòng xin bánh một chiếc bánh vẻ hoành tráng và bất khả thi.
Mục đích nói như thế để thể hiện tầm nhìn xa thấy rộng, nhưng hố tử thần trước mắt thì không thấy, chuyện trước mắt thì không làm.
Tôi không trách ai hết vì tôi thừa biết con người có bốn kỹ năng, nghe, nói, viết và đọc.
Không phải ai cũng viết được… do đó phải kể cho người khác viết… nếu không trả tiền chẳng ai bỏ công viết giùm mình… chuyện chẳng mang lại lợi ích gì cho họ.
Còn có ý kiến viết cho những người thành công với hy vọng họ “thưởng tiền”, người thành công không phải ai cũng có nhu cầu công khai cuộc đời họ, bí quyết thành công của họ. Không thấy các nhà kinh tế viết hồi ký viết về bí quyết làm giàu hay những người giàu (không làm kinh tế) cũng không thích ai hỏi bí quyết thành công của họ.
Theo tôi thấy chỉ những nhà chính trị mới thích làm hồi ký, mới thích được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang (dù khai man như nguyên Bí thư Thành ủy Huế đã làm và bị đồng đội dũng cãm nói lên sự thật).
Còn có ý kiến đề nghị những anh em TNXP thành công đóng góp cho quỷ bảo trợ cho anh em TNXP. Tất nhiên “tùy hỉ công đức “ không thể bắt buộc và không quá hy vọng vào ngân sách này.
Ai làm giàu cũng gánh chịu nguy hiểm phá sản, vì tiền không phải từ trên trời rơi xuống mà lượm. Tự tung vốn tự có hay vay mượn ngân hàng ra làm ăn mong thu hồi cả vốn lẫn lời… nhưng đâu phải ai làm cũng thành công, thiếu gì người “bắt chước bạn bè” và phá sản vì thiếu trãi nghiệm. Khi họ phá sản thì sao, ngày xưa có câu: “Còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi”.
Ngày xưa có hội cưu học sinh, mỗi năm tổ chức họp mặt không thấy bóng dáng người thành công. Nếu bảo phải nhớ ơn Trường đã dạy mình và đóng góp cho Trường thế tại sao các bạn thất bại trong cuộc sống cũng là bạn chung lớp, điều đó chứng minh… không phải Trường mang yếu tố quyết định.
Như những TNXP thành công sau này không phải do môi trường TNXP quyết định vì đa số cựu TNXP còn lại… sống trong nghèo khó: người làm thợ xây dựng, kẻ chạy xe ôm.
Chúng ta chỉ nên động viên anh đã viết một bài, anh cố gắng viết thêm hai bài.
Không phải là TNXP không thể viết về TNXP, một môi trường đặc thù của một số ít người biết sống vì lý tưởng, vì yêu tổ quốc và nhân dân.
Đom Đóm
Ảnh vui minh họa sưu tầm từ Internet.
|