Trang chủ | Thông tin chung | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG |
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Phong Trào Viết Văn  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

Chuyện về Thầy tôi - Cô tôi.

Nhân ngày Nhà Giáo VN, xin giới thiệu bài viết về hoạt động các lớp học bổ túc văn hóa ở TNXP và Trường cai nghiện vào những năm 1976 -1980; với nhiều khó khăn gian khổ vẫn không nản chí, mà vẫn đạt hiệu quả cả về văn hóa và tình người. Thầy và Cô đến với  “học trò” của mình bằng cả tấm lòng yêu thương, chân thành. NBT   

Gặp lại Cô ...

       Nguyễn Thùy Linh xuất thân trong một gia đình nghèo ở Saigon, nghề thủ công se nhang của cha mẹ chỉ đủ trang trải qua ngày, muốn báo hiếu Linh đã âm thầm hy sinh để  “đổi đời', dần dần vòng xoáy nghiệt ngã đã đẩy Linh như con thiêu thân... Năm 1976 , Linh bị bắt và chuyển lên Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới Xuyên Mộc. Xưa, gia cảnh quá nghèo nên có điều kiện đâu mà có con chử lận lưng, vì vậy lớp học đón học viên Nguyễn Thùy Linh đầu tiên vào lớp xóa mù chử. Nhưng đa số học viên lại không quan tâm, không học hành, chỉ biết quậy phá. Cô Trương Mỹ Dung – người phụ trách lớp, không nản chí mà vẫn thường xuyên quan tâm, khuyên nhủ. Cô hay nói với học trò của mình:  “Rán học biết chữ để viết thư về cho gia đình, rồi có người yêu thì viết thư cho nhau, mai mốt có con thì còn dạy cho tụi nó biết chữ nữa chứ! ”. Cô đến với học trò của mình bằng cả tấm lòng yêu thương, chân thành. Có lần Linh bệnh, bị sốt cao, nhưng mỗi lần mở mắt ra là thấy Cô bên cạnh. Hết bệnh Linh nói thèm ăn bánh ít, cô Dung đi mấy cây số đường rừng giữa buổi trưa ra quán để mua về cho Linh. Có đôi vớ, cái khăn choàng màu kem cũng tặng cho Linh đỡ lạnh, đỡ ho. Anh Chí trong đơn vị hay quậy phá, trong lớp đi học hay làm mất viết, cô bảo : “Tuần nầy Chí được Cờ Đỏ Cô thưởng bịch chè! ”. Chí được Cờ Đỏ, giữ lời hứa cô Dung lặn lội ra chợ, đưa bịch chè cho học trò, cô xĩu, phải cấp cứu ở bệnh viện... Những điều đó đã cảm hoá bao đứa học trò ngỗ nghịch. Ngày Linh về, cầm cây viết Hero cô tặng mà nước mắt rưng rưng, nhớ mãi dáng cô lẩn trong bụi đỏ.

  Thời gian dần trôi, cuộc sống của Linh giờ đã khá hơn . Mỗi lần về Việt Nam, Linh đều cố tìm kiếm nhưng không ai biết gì về Cô Dung cả. Trong một lần ghé nhà người quen, tình cờ xem ti vi có nói về Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc, đến phần giới thiệu người bạn đời của ông, Linh ngỡ ngàng nhận ra, đó chính là cô Trương Mỹ Dung, người mà Dung tìm kiếm bấy lâu. Vậy mà, mãi đến gần 5 năm sau, Linh mới có dịp nói chuyện với cô, dù chỉ qua điện thoại, cô đi công tác ở Sóc Trăng, còn Linh thì chuẩn bị  về Mỹ.Trên chuyến bay hôm ấy, có một hành khách mang theo mình cả niềm thương nỗi nhớ những tháng ngày của hơn 30 năm về trước và hình bóng cô giáo hiền hậu, tận tuỵ của mình; Linh đâu biết rằng, không chỉ hết lòng với học viên, cô Dung cũng là người hết lòng vì đồng đội, Cô tìm kiếm, giúp đỡ những cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn, giúp kết nối  lại số anh chị em lạc mất nhau. Trong  một lần họp mặt truyền thống Trường, cô được mời lên để nhận quà. Đó là những cái hôn của mọi người trân trọng  đặt lên... mái tóc  “khét nắng của Cô vì đi tìm đồng đội! ”.

  Hôm ấy Cô cười mà cái miệng cứ ...mếu!

 Gặp lại Thầy ...

 Tháng 4 năm 1978, tôi được cử đi học ở Thành phố. Lúc sắp xuống phà qua sông bỗng có người gọi giật lại và đưa tôi mấy đồng bạc nói có người nhờ trao hộ mà không nói tên người gởi. Gặng hỏi mãi anh ấy cũng cứ bảo không dám nói. Cuối cùng tôi quyết liệt không nói thì đây không nhận. Hoá ra là anh ấy! Anh bán áo gió để gởi tôi mấy đồng bạc như  “thay lời cám ơn ”. Chuyện là vầy: cách nay gần năm tôi về phép chung chuyến xe có anh cùng về để đi nhận sách giáo khoa, dọc đường anh sốt cao, thế là tôi thành y tá bất đắc dĩ chuyển anh vô bệnh viện, săn sóc ảnh cho đến khi mấy ngày sau có người của trạm xá tới. Phép trể nên coi như  cuộc về phép thăm nhà bất thành. Sau, tôi đăng ký học văn hoá, anh là người dạy tôi những công thức toán khô khan, những căn bậc hai, những tung độ, hoành độ khó nuốt (hổng hiểu sao lúc ấy tôi không chịu nói hai tiếng cám ơn ấy nhỉ?). Rồi vì yêu cầu công tác sang đơn vị khác, tôi và anh mất tin nhau. Đến tháng 10 năm 2010 trong lần họp mặt, cũng như thói quen tôi cứ hỏi : “Có ai biết anh Huỳnh Ngọc Sướng không, cho tôi liên lạc với!”   bất ngờ anh Võ Phương Chi : “Có! Có ổng làm ở Công viên Lê Thị Riêng ... ”  thế là tôi đã biết “tung tích”    của Thầy.

 “Cô lên lầu 1, đến phòng Tổ chức sẽ gặp chú Sướng !”  bảo vệ công viên lê Thị Riêng trả lời khi tôi đến  tìm Thầy. Hồi hộp quá, đi mà như chạy,  bước mấy bậc thang mà sao nó dài ơi là dài. “Trời ơi! Tìm Thầy nữa đời người mới gặp” Anh cứ mở to mắt  “Cẩm Hồng phải không? ” Vậy là  vui lắm lắm!

Hai mái đầu hoa râm ngồi cafe ở căntin, anh nghe kể chuyện ngày xưa, chuyện tìm anh mà cứ cười : “Có gì đâu , chuyện nhỏ” .

 Ừ! với anh thì có gì đâu, nhưng với tôi là cái nghĩa, cái tình; mọi người nghĩ xem rừng Vĩnh An năm ấy lạnh lắm mỗi người chỉ có cái áo gió được cấp, ấy thế mà để trả ơn người nuôi bệnh, anh bán cái áo để tặng. Mấy đồng bạc đó Nặng lắm... Có gì đâu, mà đứa học trò là tôi phải đi tìm chỉ để nói tiếng Cám ơn khi nhận mấy đồng bạc...

 Có hai chuyện này không biết có nên kể ra không?

 Thứ nhất : sở dĩ anh Võ Phương Chi biết anh Sướng công tác ở công viên Lê Thị Riêng là bửa  đó anh đi nhậu, về nhà bị vợ là Nguyễn thị Bích Ngọc ( hai anh chị đều là TNXP) cằn nhằn; bực bội anh leo một phát lên xe chạy một mạch đến một cái công viên, anh tự nhủ chạy loanh quanh làm chi, vô  gởi xe  rồi chạy bộ tập thể dục cho nó khoẻ; đúng là Ông Trời xui khiến; và anh gặp anh Sướng trong đó cho nên...

 Vậy thì phải cám ơn cái càu nhàu của chị Ngọc rồi, mà đúng ra là  cám ơn  anh Chi vì nhờ anh xỉn, phải không mọi người. Hoan hô  ...rượu!

 Thứ hai: ( giờ mới dám nói, ủa! viết) cái đêm tôi canh anh Sướng trong bệnh viện An Bình năm 1978, anh sốt cao, đang truyền nước biển, tôi cứ lấy khăn ướt đắp mặt ảnh; bất ngờ ảnh ngồi bật dậy : “Cho tui đi vệ sinh! ”. Trời đất thiên địa quỷ thần ơi ! làm sao bây giờ? , tôi là con gái mờ. Hình như lúc đó ảnh bị sao ấy, mặt mài đỏ au, con mắt đờ đẫn, nhìn phát sợ ! Hổng lẻ tôi dẩn ảnh vô toa lét, tôi run quá chừng, ông bà nói ' cái khó ló cái khôn' tôi nhìn quanh quất.  A! Có cứu tinh rồi. Nhìn ra hành lang thấy một bác trai cũng đang canh bệnh, tôi lật đật: “Bác ơi! nhờ Bác dẫn anh này vô đi vệ sinh dùm con !”.  Bác đồng ý, tôi nhẹ cả người.

 Sáng ra, tôi thấy anh lạ lắm, phải rồi chắc anh nhớ chuyện hồi khuya nên mắc cở. Nhớ lại sao, hồi đó không chịu nói cho ảnh hay là hổng phải em dắt anh vô trỏng nhỉ? Đến nỗi tôi cứ canh cánh chuyện ấy mãi  tới ngày gặp nhau tôi mới : “Còn chuyện này em cho anh biết rằng là .. ”.  Hai anh em phá ra cười.Và tôi muốn trợn trắng con mắt khi ảnh nói như vầy: “Anh có nghe Bác trai ấy nói rồi lúc em đi về và” bàn giao  “anh cho y tá trên đơn vị”.  Hừ! vậy mà tôi cứ.

  Xin cám ơn Đời đã cho chúng tôi có những cuộc gặp đầy thú vị . Cám ơn tất cả !

                                             Cẩm Hồng

 Bài này đăng ở Bản tin LL.TNXP số 83 ngày 15/11/2010


Ảnh sưu tầm qua Internet .



CÁC TIN TỨC KHÁC :
THƠ: CÓ BAO GIỜ... - Trần Việt Sơn (2024-04-05)
TRUYỆN NGẮN NHỮNG MÓN QUÀ TẾT VÔ GIÁ (Kỳ 2) - Trần Việt Sơn. (2024-01-10)
TRUYỆN NGẮN NHỮNG MÓN QUÀ TẾT VÔ GIÁ (Kỳ 1) - Trần Việt Sơn. (2024-01-09)
THƠ : SAO EM KHÔNG VỀ... - Trần Việt Sơn (2023-09-24)
THƠ: KHÔNG GIỠN À NGHE ! - Trần Việt Sơn (2023-05-28)
NHỮNG ĐỒNG ĐỘI CŨ CỦA TÔI ƠI ! - Thiên Thanh (2023-03-28)
Truyện ngắn: HÃY TIN TÔI - Trần Việt Sơn (2022-07-05)
THƠ : HÃY ĐỂ CHO EM... Trần Việt Sơn (2022-06-30)
THƠ : HÃY ĐỂ CHO ANH... - Trần Việt Sơn (2022-06-26)
THƠ: NGÀY TRỞ VỀ - Trần Việt Sơn (2022-05-18)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á