Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Phong trào viết thơ  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

TÔN KÍNH TƯỞNG NHỚ VỀ ĐỒNG CHÍ ĐỘI VIÊN DANH DỰ TNXP TP. HCM – Trung Trí

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23.11.1922 - 2022), Nhà nước đã tổ chức lễ lớn tại Vũng Liêm – Vĩnh Long. Những người Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh (TNXP TP. HCM) xin thắp những nén nhang thơm kính dâng lên hương hồn đồng chí Võ Văn Kiệt với tất cả tấm lòng kính trọng và tri ân. Chúng tôi, kính xin có đôi dòng về Người (Chú 6 Dân, Võ Văn Kiệt). NBT.

Từ những năm 1975 trở về sau, thấy Người đã rất quan tâm đến thanh niên Thành phố (TP) và TNXP. Theo lời Ô. Phạm Chánh Trực (5 Nghị, nguyên Bí thư Thành đoàn), sắp đến kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đoàn niên (26/ 3/ 1976), Ô. Kiệt đã làm việc trao đỗi với Ô. 5 Nghị hỏi có dự tính và giải pháp nào tập họp, quản lý thanh niên TP, hiện đang rất nhiều và không việc làm. Ô. 5 Nghị cho biết là ngày 20/ 7/1975, Thành đoàn đã thành lập các đội TNXP (lần lượt từ tháng 7 đến tháng 10/ 75, đã có 8 đại đội với quân số khoảng 800 người, đi khai hoang và làm thuỷ lợi). Qua đó, Ô. Kiệt đã cho ý kiến phát triển loại hình tổ chức này. Sau đó, với sự chỉ đạo của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân TP (UBND TP) và Thành đoàn tiến hành triển khai đến các Quận (Huyện), ra sức vận động tập họp TN (Tóm tắt là vậy).

Ngày 28/ 3/ 1976, ghi dấu một sự kiện chấn động TP, tại sân vận động Thống Nhất Đào Duy Từ, P6, Q10, từ rạng sáng rất nhiều TN được các Quận, Huyện Đoàn đưa đến tập trung giao quân. Lực lượng TNXP TP. HCM được thành lập, trong buổi lễ xuất quân tưng bừng nhộn nhịp, đồng chí Võ Văn Kiệt Chủ tịch UBND TP (thay mặt Thành uỷ UBND TP) đã trao lá cờ Đoàn TN cho đồng chí Phạm Chánh Trực (5 Nghị, Bí thư Thành đoàn TN Lao động Hồ Chí Minh) thay mặt tuổi trẻ TP trân trọng tiếp nhận. Đó là lá cờ Đoàn TN trên dó có ghi giòng chữ “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”. Đồng chí Phạm Chánh Trực đã hùng dũng giương cao lá cờ trước hàng quân TNXP, 15 liên đội xuất phát. Lần lượt các liên đội náo nhiệt, nao nức được xe chở về các nơi đóng quân ở ngoại Thành Sài Gòn – Gia Định (Bình Chánh, Củ Chi, Hốc Môn, Thủ Đức và Nhà Bè, . . .). Biên chế lúc đó mỗi liên đội có khoàng 4 đến 10 đại đội (khoảng 100 quân/ đại đội ( C ), mỗi đại đội có 3 trung đội ( B ), mỗi trung đội có 3 tiểu đội ( A ), mỗi tiểu đội có đơn vị lập ra 3 tổ 3 người, gọi là tổ tam tam).

Con đường gian khổ nhiều tập cho những người đi TNXP TP bắt đầu và chưa có sách sử nào ghi cho đầy đủ. Đi lao động, ăn uống, ngủ nghỉ, tắm giặt, . . . . thiếu thốn trăm bề. Tất nhiên những người nữ TNXP thì khổ hơn nam. Thời bao cấp lúc đó, dân TP còn thiếu thốn thì nói chi là TNXP. Các doanh trại TNXP thời đó đa số là dã chiến, tạm bợ. Chỉ có nhà là các dãy sam trại mái tăng, bạt hoặc lợp bằng tranh. Bên trong có 1 hoặc 2 hàng sạp tre dài theo cái trại, có lối đi kề bên hoặc ở giữa. Ăn ngày 3 bửa, theo nhóm khoảng 5 người, thường chỉ cơm, 2 món canh và món mặn. Không có nhà ăn, tiện đâu ngồi ăn ở đó, không bàn ghế. Nếu đi lao động xa doanh trại, buổi trưa có các anh nuôi khiên cơm ra đó, ăn cơm trưa tại hiện trường. Mỗi người 1 chén, đôi đũa, ăn xong tự rữa cất. Thức ăn thì thường đựng trong cái thau nhôm nhỏ, ai ăn sau cùng (gọi vui là đẩy xe rùa) thì dọn rửa trả cho nhà bếp. Đến sau này, nhiều năm ở TNXP vẫn vậy (Chuyện hồi đó, đến khi TNXP lập nông, lâm trường có khá hơn đôi chút). Từ đó đến nay, đã hình thành câu nói vui mô tả cuộc sống TNXP là “Ăn như tu, ở như tù, làm như phu, nói như lãnh tụ”. Vì ở TNXP thỉnh thoảng được học, sinh hoạt chính trị tại doanh trại, về “Lý tưởng cách mạng của thanh niên, về xây dựng xã hội chủ nghĩa, . . .”.  Dù xuất thân với nhiều thành phần khá phức tạp (học sinh, sinh viên, binh lính chế độ củ, lao động nghèo thất nghiệp, . . . .), nhưng đa số là tình nguyện nên họ tự giác chấp nhận, tuân thủ trật tự kỷ luật thực hiện các nội qui, điều lệnh của TNXP. Đồng chí Võ Văn Kiệt rất quan tâm đến TNXP, vẫn theo dõi, rất bình dân tự đi tìm thăm các điểm đóng quân công tác của liên đội TNXP, xem xét tìm hiểu, động viên. Do đó, đến ngày 16/ 11/1976, UBND TP ban hành Quyết định 1912/UB do Chủ tịch UBND TP Võ Văn Kiệt đã ký, về qui chế tạm thời của Đội TNXP. Đây là văn bản nhà nước đầu tiên về tổ chức TNXP TP, là cơ sở để thực hiện các chính sách chế độ đối với TNXP. Nếu không, các sở ban, ngành từ chối duyệt cấp, bán các tiêu chuẩn, các thứ: tiền, lương thực, thịt cá, quần áo, . . . Thời bao cấp vậy đó. Từ đó, các chính sách chế độ đối với TNXP rõ ràng và cụ thể, các đội viên có tiêu chuẩn chế độ hàng tháng, mỗi người có 2 đồng tiêu vặt phí, nhu yếu phẫm; Mỗi năm 2 bộ đồ. Tiền ăn, lương thực thực hiện ăn bếp tập thể, cấp theo quân số mỗi người, mỗi tháng 21 kg lương thực (lao động gián tiếp 15 kg), tiền ăn 21 đồng. Nếu đi phép, đi công tác thì được cấp lương thực đi đường. Niên hạng đi TNXP là 3 năm, sau đó được cho chuyển ngành, xuất ngũ hoặc cho đi học bổ túc văn hoá (Nhà nước nuôi cho ăn học). Nếu tiếp tục ở TNXP thì được duyệt xét cho học tại chức, duyệt xét cho hưởng ngạch lương công nhân viên chức theo thang bậc lương nhà nước hoặc lương chức vụ. Đại khái là vậy, việc được hưởng các chính sách chế độ đối với TNXP đã góp phần động viên cổ vũ giúp cho các người đi TNXP an tâm công tác. Nhiều thanh niên TP (nam, nữ) tiếp tục xin gia nhập TNXP trong nhiều đợt tuyển quân hàng năm sau này.

Còn nữa, đồng chí Võ Văn Kiệt vẫn quan tâm đến TNXP, tiếp tục theo dõi, rất tình cảm đi đột xuất tìm thăm các điểm đóng quân của liên đội TNXP đang công tác các khu kinh tế mới tỉnh vùng xa (như Kiên Giang, . . ), xem xét và phát hiện có 2 tổ chức TNXP tại TP. Có một Tổng đội TNXP do Ban Vận động khai hoang và Xây dựng vùng kinh tế mới Trung ương thành lập, cũng tuyển quân từ TN Thành phố, cũng có trụ sở văn phòng đặt tại TP, thường được gọi tắt là Tổng đội TNXP kinh tế mới (TNXP KTM). Tổng đội TNXP KTM thường đưa quân đến vùng xa, vùng sâu các chỗ cần lập vùng di dân đi kinh tế mới (Tây Ninh, Đồng Nai, Sông Bé, Kiên Giang, Minh Hải, . . .). Đội viên TNXP KTM cũng cực khổ lắm, các chính sách chế độ lại chưa rõ ràng, đóng quân xa, mỗi lần về phép đường đi rất nhọc nhằn vất vả, nên số đông ngại về thăm nhà dù rất nhớ gia đình ở TP. Ngày 06/ 9/1976, UBND TP ban hành Quyết định 486/QĐ-UB qui định việc thống nhất 2 tổ chức TNXP thành tổ chức TNXP chung của Thành phố. Như vậy, 2 tổ chức TNXP trực thuộc 2 nơi như đã nói trên trở thành Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc UBND TP.HCM, thống nhất việc được hưởng các chính sách chế độ đối với TNXP như nhau. Rất kịp thời và phấn khởi cho TNXP lắm.

Hai văn bản của UBND TP ban hành đã nói trên, vào những năm mà đồng chí Võ Văn Kiệt đang tại nhiệm là Chủ tịch UBND TP (Phó Bí thư Thành uỷ). Nếu không phải là do Người rất quan tâm đến TNXP mà có thì còn ai khác. Đó là văn bản Nhà nước cấp Thành phố trực thuộc Trung ương rất có giá trị, tác dụng nhiều mặt.

Sau này, qua tìm hiểu thấy các địa phương khác nhiều tỉnh, thành cũng có thành lập tổ chức TNXP. Nhưng phong trào TNXP địa phương nơi đó không phát triển, bền vững vì thiếu các văn bản Nhà nước, đội viên gian khổ lắm, không có các chính sách chế độ cụ thể rõ ràng, thiếu ngân sách địa phương, thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, . . . . Phong trào TNXP địa phương nơi đó đã lụi tàn với sự than trách của các cựu TNXP.

Năm 1976, trong buổi lễn tiễn đưa TN đi TNXP rời TP, Người đã nói: “. . . Đối với Thành phố chúng ta, phong trào TNXP là lứa hoa tiên tiến đầu tiên nở từ mùa xuân thứ nhất”. Trang 4, trong sách Thanh niên xung phong trong thế trận mới của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NXB. Thanh Niên – Hà Nội. Năm 1986.

Bài này, chỉ viết về ký ức của tác giả đã biết về Người, không kể nhiều về lịch sử thành tích TNXP hay các tình tiết khác.

(Còn tiếp)

Trung Trí

Tài liệu tham khảo: LỊCH SỬ LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG PHONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. NXB. Tổng Hợp TP.HCM. Năm 2012.

Mời xem tiếp: CÔNG TRÌNH ĐẠI THỦ CÔNG TRẦN QUANG CƠ – Trung Trí.

TÔN KÍNH TƯỞNG NHỚ VỀ ĐỒNG CHÍ ĐỘI VIÊN DANH DỰ TNXP TP. HCM tiếp theo và hết (Việc đào kinh ở Hóc Môn).


Hình minh hoạ sưu tầm trong kho ảnh lưu trữ cũa LL TNXP TP.HCM. Xin cám ơn các tác giả.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
THÁNG TƯ VỀ NỖI NHỚ MIÊN MAN ... !!! Hoang Son (2023-04-20)
KÝ ỨC MỘT THỜI THANH XUÂN SÔI NỔI: Nhớ một người con gái... Đào Đình Tuấn. (2023-02-15)
Thơ THAY LỜI TRI ÂN MỪNG NGÀY HỌP MẶT - Ngọc Hương (2022-05-07)
HẠNH PHÚC ĐÊM XUÂN - Cindy Huong (2022-01-10)
MÓN QUÀ DÀNH CHO ANH NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG - Cindy Huong (2021-11-19)
TÌNH HỒNG TẶNG ANH – Cindy Hương (2021-11-06)
THƯ GỬI CHO ANH MÙA DỊCH - Cindy Huong. (2021-07-16)
Thơ: THIÊN THẦN ÁO TRẮNG – Biendenkk. (2021-07-13)
KỶ NIỆM MỘT THỜI ĐOÀN VIÊN TRONG THANH NIÊN XUNG PHONG - Cindy Huong. (2021-04-18)
TẢN MẠN CÙNG VỚI ĐỒNG ĐỘI - Phan Tùng Châu (2021-03-28)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á