Trang chủ | Thông tin chung | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG
       Thông tin sinh hoạt  
       Văn-Thơ-Kể chuyện  
       Hướng dẫn sử dụng  
       Liên lạc - Góp ý  

TÓM TẮT VỀ LIÊN ĐỘI 309 – Tổng đội 3 Biên giới.

Tổng đội 3 - Lực lượng TNXP TP HCM đi phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, gọi tắt là Tổng đội 3 biên giới. Tổng đội 3 biên giới có 14 Liên đội trực thuộc, có tên theo thứ tự là 301 đến 314. Mỗi liên đội có đặc điểm riêng.Xin trân trọng giới thiệu về LIÊN ĐỘI 309. NBT.

Tình hình chiến sự:

Đầu tháng 12/1977, Khơme đỏ công khai tuyên bố đánh sang Việt Nam. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương: “Mặt trận Tây Nam tiến hành phản công và tiến công đồng loạt trên toàn tuyến biên giới, đưa chiến tranh sang đất địch, buộc chúng phải đối phó với ta ở bên kia biên giới...”.

Hạ tuần tháng 4/1978, Quân đoàn 4 quyết định mở chiến dịch tiến công lớn trên địa bàn ba huyện Sầm Rông, Pra Sốt và một phần Kông Pông Rô thuộc tỉnh Soài Riêng, có chính diện từ 40 - 50 km, chiều sâu từ biên giới vào đất địch từ 25 - 30km. Đối với địch, địa bàn này cũng là chiến trường trọng điểm nên Khơme đỏ đã tăng binh lực lên gấp đôi so với tháng cuối năm 1977. Chiến dịch kéo dài gần 2 tháng, từ 26/4/1978 - 14/6/1978 và kết thúc thắng lợi. Ta tiêu diệt một bộ phận sinh lực chủ yếu của địch, phá thế địch bu bám, chấm dứt việc pháo binh địch bắn vào hậu phương ta và bảo đảm cho tỉnh Tây Ninh xây dựng tuyến phòng thủ biên giới. Quân đoàn 4 chiếm giữ gần 1.500 km 2 trong dãy địa hình có lợi cho ta ven biên giới tỉnh Soài  Riêng.

Lực lượng TNXP TP HCM phục vụ chiến đấu:

Tháng 5/1978, Ban chỉ huy Lực lượng TNXP đã điều động các Liên đội 1, 2, 3, 4 thuộc Tổng đội 4 và Liên đội 5 thuộc Tổng đội 7 (đang công tác tại khu vực ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh) lên tham gia phục vụ chiến đấu trên mặt trận biên giới Tây Nam để thay thế cho các Liên đội Trung Kiên, Thống Nhất và Dũng Chí.

Tiền thân và hình thành Liên đội 309:

* Từ tháng 5 – tháng 7/1978, Liên đội 1 và Liên đội 4Tổng đội 4 phối thuộc với Đoàn 476 bộ đội Công binh thực hiện khẩn trương tuyến đường mới xuyên rừng Nhum từ phía Nam Bến Sỏi làm dần về đến (Gò Nổi– Trà Sim) Bắc Bến Cầu, nhằm bảo vệ tuyến biên giới, tạo thuận lợi cho việc truy quét quân thù. Mỗi Liên đội đóng quân và thực hiện ở một đầu đoạn đường.  

* Tổng đội 3 Biên giới được thành lập theo Quyết định 141/QĐ-UB, ngày 26/6/1978.

- Từ tháng 5/1978 – 8/1979: Sau tháng 7/1978, Liên đội 1 và Liên đội 4 được sáp nhập lại thành Liên đội 309, có 4 đại đội – giao quân về Tổng đội 3 Biên giới. Quân số tháng 12/1978 là: 355 người (75 nữ). Quân số nữ được bố trí tập trung thành từng trung đội (B). Mỗi một B ở 1 đại đội (C) riêng (C3 và C4).

Liên đội 309 tiếp tục phục vụ chiến đấu, theo sự phối thuộc với Tiểu đoàn 1 công binh Sư Đoàn 476; tiến quân sang Campuchia. Hành trình lượt đi bằng xe công bình: Tây Ninh – Kampong Cham – Kampong Thom – Siem Reap – Oddar Meanchay (giáp biên giới Thái Lan). Liên đội 309 đóng quân dưới cánh rừng dọc theo trục đường từ ngã ba Kralanh đi vào tỉnh Oddar Meanchay. Nhiệm vụ duy tu, sửa chữa đường cho bộ đội truy quét giặc Pôn Pốt. Trong thời gian ở đây, Liên đội 309 có đụng độ với tàn quân giặc mấy trận. Bên ta hy sinh 01 người là liệt sĩ  Nguyễn Thị Kim Mai (SN 1961). Một hy sinh khác do tai nạn làm cầu được công nhận là liệt sĩ Nguyễn Quang Vinh (SN 1958). Trong thời gian ở đây, có một lần được tiếp đồng chí Lê Công Giàu - Phó Bí thư Thành đoàn và Phân Hồng Quân (Hai Sang) - Chi Huy Phó Lực lượng TNXP, cùng đến thăm hỏi, động viên. Hành trình lượt về từ Siem Reap đi máy bay về phi trường Tân Sơn Nhất VN. Điểm đóng quân cuối cùng của Liên đội 309 là doanh trại bộ đội Trung đoàn Gia Định số 2 bis Xô Viết Nghệ Tỉnh (gần cầu Thị Nghè).

Sau khi đã được giải quyết các chính sách chế độ khen thưởng, chuyển ngành xuất  ngủ . . . Liên đội 309 được chuyển về Công Trường Nhị Xuân (Hốc Môn) biên chế thành đội sản xuất.

Công trình: Đã thực hiện 2 công trình chính.

1/ Tại Việt Nam: Một đoạn đường mới xuyên rừng Nhum từ Bắc Bến Cầu đến Nam Bến Sỏi (mỗi Liên đội ở một đầu tuyến đường). Hai Liên đội 1 và 4 đỗ quân vào rừng Nhum từ hướng Bến Sỏi (làm dần về phía Bắc Bến Cầu). Kết quả đường đã được mở rộng và gia cố, được rải cấp phối trải đá đỏ đẹp.

2/ Tại Campuchia: Một đoạn đường từ ngã ba Kralanh đi vào tỉnh Oddar Meanchay. Ngã ba Kralanh là ngã rẽ từ quốc lộ (Siem Reap đi Sisophon)

Khen thưởng: Kết thúcphục vụ chiến đấuLiên đội 309 và các tập thể trực thuộc (A,B,C), nhiều các cá nhân đã nhận được bằng khen, giấy khen của Sư Đoàn 476. Tất cả các cá nhân theo danh sách quân số tháng 7/1979, toàn đơn vị đều được UBND TP HCM tặng thưởng huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh (xem hình minh họa).

Đồng Nghĩa – Trung Trí.


Hình minh họa là tư liệu riêng của tác giả và kho ảnh LL TNXP. Xin cám ơn các tác giả.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
NHÂN NGÀY MÙNG 10 THÁNG GIÊNG NHẮC VỀ VĂN HOÁ NAM BỘ - Sưu Tầm (2024-02-18)
MỘT SINH HOẠT NGÀY MÙNG 5 TẾT GIÁP THÌN – Trung Trí (2024-02-14)
ĐƯỜNG BIÊN GIỚI XUYÊN RỪNG NHUM – Nguyễn Văn Nghĩa (2023-12-01)
TƯỞNG NHỚ ĐỒNG CHÍ ÔNG VĂN CHIẾN (Cựu TNXP, nhà thơ Nam Thiên) – Trung Trí. (2023-09-30)
NHỮNG KỶ NIỆM VỚI ĐOÀN XUÂN HẢI & TÔI - TRUNG TRÍ. (2023-09-15)
MỘT BÀI THI TUYỂN KỲ LẠ ! – Sưu tầm (2023-05-22)
CHUYỆN THƠ VUI THƯ GIÃN CHỦ NHẬT - Trung Trí (2023-05-21)
ĐÓ LÀ SƠN NAM! - Trích Hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải (2023-05-02)
MỘT CUỘC HÀNH QUÂN CHỚP NHOÁNG VỀ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA – CAMPUCHIA – Trung Trí (2023-03-19)
THƠ TNXP: NHÀ EM TRÊN CAO NGUYÊN - ANH VẪN MƠ THẤY EM. (2023-03-09)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á