Trang chủ | Thông tin chung | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG
       Thông tin sinh hoạt  
       Văn-Thơ-Kể chuyện  
       Hướng dẫn sử dụng  
       Liên lạc - Góp ý  

TƯỞNG NHỚ ĐỒNG CHÍ ÔNG VĂN CHIẾN (Cựu TNXP, nhà thơ Nam Thiên) – Trung Trí.

Tôi công tác chung đơn vị với đồng chí Ông Văn Chiến từ cuối năm 1980, lúc Tổng đội 2 TNXP từ Nông trường Phạm Văn Hai đến tiểu đảo ấp Đỗ Hòa (chổ ngã ba sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh) thành lập Nông trường Dừa Đỗ Hoà Duyên Hải (trực thuộc LLTNXP TPHCM).

Lúc đó, anh Phan Tấn Lân làm Q. Giám đốc NT. Chúng tôi 3 người là Phó Giám đốc: anh Chiến phụ trách Chính trị, Nguyễn Thành Hưu phụ trách Kế hoạch và tôi phụ trách Hậu cần. Sau đó, anh Hưu chuyển công tác. Anh Nguyễn Tấn Dũng phụ trách Kế hoạch (thay thế anh Hưu). Một buổi chiều, hoàng hôn trên tiểu đảo. Tại khu vực nông trường bộ, chúng tôi 3 người rủ nhau cùng đi tắm. Chiều đó khá vắng vẻ, trong lúc tôi và Tấn Dũng còn đang đứng trên bờ sông, uốn éo khởi động, làm nóng người, thì ông Chiến đã xuống sông bơi tắm trước. Chẳng ai chú ý, nhìn nhau làm gì. Ông Chiến chỉ bơi chút xíu. Đột nhiên! Vội lên bờ, hốt hoảng la lên: “Ma”! Mặt biến sắc, sợ hải (Không phải đùa giỡn. Một kỷ niệm không quên. Mời xem thêm bài viết ĐI TẮM GẶP MAdùng trỏ nhấp vào tên bài). Sau đó, anh Chiến lại chuyển công tác sang đơn vị khác, tôi còn ở lại nông trường.

Từ đó, dù không còn ở chung đơn vị đến nhiều năm về sau, chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ đồng đội trân trọng, thân ái và với nhiều ân tình mà Ông Chiến đối với tôi. Nhiều kỷ niệm vui, đẹp và thú vị. Ông Chiến lớn hơn tôi 03 tuổi, cùng xuất thân là sinh viên trước năm 1975, nhưng anh Chiến có trình độ, hiểu biết hơn tôi nhiều. Tôi đã nghe và làm theo nhiều điều chỉ dẫn của anh. Kết quả thật mỹ mãn, tốt đẹp. Ông Chiến vậy mà học tại chức kỷ sư trồng trọt, khoá 2 Đại học Nông Nghiệp 4, Thủ Đức. Tôi cũng học tại chức kỷ sư trồng trọt, khoá 3 trường đó. Sau khi rời khỏi TNXP và không làm việc ở nông lâm trường, nghỉ việc vì đơn vị giải thể, tôi thất nghiệp. Đầu năm 1995, tôi từ Mỹ Tho lên lại Thành phố, Ông đã trợ giúp cho đến nhà xem các sách, tài liệu của ông về tin học, cho dùng cơm trưa với gia đình, nhiều ngày “1 miếng khi đói bằng 1 gói khi no”, dẫn dắt tôi học nghề vi tính, sơ cấp phần cứng. Nhờ căn bản đó, sau này tôi tiếp tục đến Trung tâm Tin học Đại học Khoa học Tự nhiên, học thêm ngoài giờ được 2 bằng trung cấp (Lập trình và Mạng- Phần cứng). Cũng nhờ đó, tôi có nghề nghiệp, công việc ở doanh nghiệp và thu nhập ỗn định sinh sống cho đến lúc nghỉ hưu. Có lương hưu và BHYT đàng hoàng. Chuyện khác, Ông đã giúp tôi kỷ năng “Thở thư giãn” trị bệnh mất ngủ, bài tập thể dục “Đạt ma dịch cân kinh”, cho xem bản dịch sách vỡ lòng của Maxim Gorky (nhà văn Liên Xô) dạy cách viết văn, truyện. Không thể nhắc hết …! Có thể nói là tôi mang ơn của Ông, mà không thể nào báo đáp cho tương xứng. Còn nhớ, những lần đến thăm và kể cho Ông nghe về học tập, làm việc của tôi. Ông rất vui mừng với kết quả đó, không phụ lòng nhau. Ông đã thể hiện rất tình cảm “Thi ân bất cần báo” ! Trong quá trình gần gũi, thấy Ông không chỉ giúp tôi, mà còn giúp một số anh em khác, giúp nhau vượt khó tuỳ hoàn cảnh. Không biết các anh em đó với Ông ra sao, riêng tôi thì luôn nhớ đến ân tình của Ông.

Ông Chiến và tôi có số phận trùng hợp kỳ thú. Hai người cựu TNXP, đều tốt nghiệp kỷ sư trồng trọt nhưng hành nghề sinh sống lại là Tin học, vi tính cho đến lúc nghỉ hưu.

Ông đã sáng tác, có nhiều bài thơ hay, thể hiện tác phẫm đặc sắc được phổ nhạc thành bài hát (15 bài). Trong số đó, có bài thơ “Lời tỏ tình trên đảo ông đen”. Thơ: Nam Thiên. Nhạc: Trương Quang Lục. Sáng tác trong thời gian Ông công tác ở Nông trường Dừa Đỗ Hoà Duyên Hải. Bài thơ, nhạc này rất được nhiều người ưa thích.

Mời xem HTV9, phim dài 07ph 48gi, nghe thêm bài hát LỜI TỎ TÌNH TRÊN ĐẢO ÔNG ĐEN”. Ca sĩ Tạ Minh Tâm. (dùng trỏ nhấp vào tên bài).

Ông Chiến sau khi chuyển công tác khỏi TNXP có thời gian bị bệnh mất ngủ, phải “nghỉ hưu non” (Trung tâm Tin học TP. Hồ Chí Minh, phụ trách Biên tập trang Web Thành phố). Rồi Ông lại bệnh tai biến, không tự sinh hoạt, phải có người nhà trợ giúp. Sau đó đã dần hồi phục. Có thể nói là Ông đã Thành Đạt và Hạnh Phúc. Ông đã dùng kỷ năng sống, vượt qua gian khổ tù đày (chế độ củ), chống lại bệnh tật. Cứ tưởng sẽ hồi phục an dưỡng tuổi già. Nhưng nay đã ra đi đến cuối cuộc đời. Ông: Ông Văn Chiến (Cựu TNXP, nhà Thơ Nam Thiên, pháp danh Quảng Thắng, SN 1951), đã từ trần ngày 24.09.2023, hưởng thọ 73 tuổi. Nhớ Ông rất nhiều và vô cùng thương tiếc !

Thành kính phân ưu cùng gia quyến. Kính nguyện cầu hương linh của Đồng chí Ông Văn Chiến (Cựu TNXP, nhà thơ Nam Thiên) sớm siêu thoát nơi miền cực lạc, an nhiên nơi miền tiên cảnh.

Trân trọng kính bái,

Trung Trí – 30/9/23.


Hình minh hoạ của tác giả viết bài.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
NHÂN NGÀY MÙNG 10 THÁNG GIÊNG NHẮC VỀ VĂN HOÁ NAM BỘ - Sưu Tầm (2024-02-18)
MỘT SINH HOẠT NGÀY MÙNG 5 TẾT GIÁP THÌN – Trung Trí (2024-02-14)
ĐƯỜNG BIÊN GIỚI XUYÊN RỪNG NHUM – Nguyễn Văn Nghĩa (2023-12-01)
NHỮNG KỶ NIỆM VỚI ĐOÀN XUÂN HẢI & TÔI - TRUNG TRÍ. (2023-09-15)
MỘT BÀI THI TUYỂN KỲ LẠ ! – Sưu tầm (2023-05-22)
CHUYỆN THƠ VUI THƯ GIÃN CHỦ NHẬT - Trung Trí (2023-05-21)
ĐÓ LÀ SƠN NAM! - Trích Hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải (2023-05-02)
MỘT CUỘC HÀNH QUÂN CHỚP NHOÁNG VỀ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA – CAMPUCHIA – Trung Trí (2023-03-19)
THƠ TNXP: NHÀ EM TRÊN CAO NGUYÊN - ANH VẪN MƠ THẤY EM. (2023-03-09)
Thư giãn cuối tuần: TÊN EM LÀ THANH NIÊN XUNG PHONG - Trung Trí. (2023-03-09)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á