Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

Mừng Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Lời NBT: Nhân ngày truyền thống là 22 tháng 12 hàng năm. Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, xin giới thiệu một số tài liệu lịch sử, thành tích chiến đấu anh dũng trong việc bảo vệ Tổ quốc và nhân dân của bộ đội cụ Hồ.

Thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân:

Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.

Ngày 7-5-1954, đánh chiếm được trung tâm phòng ngự của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ;  làm nên thắng lợi hoàn toàn của trận chiến Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội mạnh của đế quốc Pháp thực dân (kiểu củ) trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20.

Huyền thoại Điện Biên Phủ trên không:

Cựu Tổng thống Nixon, đế quốc Mỹ thực dân kiểu mới , ngày 14/12/1972 ra lệnh tiếp tục thả mìn phong tỏa cảng Hải Phòng và tiến công bằng B.52 vào khu liên hiệp Hà Nội, Hải Phòng... mở một cuộc tấn công lớn vào những mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng".

Vào lúc 20h13’ ngày 18/12, cả vùng trời đêm phía Bắc Hà Nội bừng sáng vì một quả cầu lửa trên không vụt cháy. Tiểu đoàn tên lửa 59, Trung đoàn 261, Sư đoàn phòng không Hà Nội, với 3 quả tên lửa SAM 2, tại góc tà 340, bắn rơi tại chỗ một chiếc B.52G đang xâm nhập đánh phá Hà Nội mà chưa kịp cắt bom. Ông Dương Văn Thuận là sĩ quan điều khiển tên lửa bắn rơi chiếc B52 đầu tiên. Phi công Phạm Tuân là người lái máy bay MIG -21 chiến đấu đầu tiên bắn rơi B52 vào ngày 27/12/1972.

Trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm 26/12/1972 là cuộc ném bom lớn nhất: 116 lần xuất kích của B.52 , đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi, trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Ngày 31/12/1972, chiến dịch ném bom căng thẳng nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. toàn bộ lực lượng tên lửa đất đối không gồm 1.200 quả đã được sử dụng bắn trả máy bay B.52. Kết quả, 15 chiếc B.52 bị bắn rơi cùng với 93 phi công đã bị chết, mất tích hoặc bị bắt,

“Ngày 31/12/1972, chiến dịch ném bom căng thẳng nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Bắc Việt cho dùng toàn bộ lực lượng tên lửa đất đối không gồm 1.200 quả để bắn trả máy bay B.52. 15 chiếc B.52 bị bắn rơi cùng với 93 phi công đã bị chết, mất tích hoặc bị bắt”,

Joseph Amter, trong “Lời phán quyết về Việt Nam” đưa ra một thống kê: ‘Khoảng 33-35 B.52, chở gần 100 phi công Mỹ đã bị bắn rơi trong 12 ngày. Con số chính thức được thừa nhận chỉ 15 máy bay bị mất tích hầu như chắc chắn là sai. Tài bắn chính xác mới phát hiện ra ở các tay súng Bắc Việt Nam làm cho Lầu Năm góc ngạc nhiên đến mức cuối tháng 12 Bộ tham mưu liên quân đòi chấm dứt ném bom.

Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã sử dụng 741 lượt B52 để trút xuống Hải Phòng,  Hà Nội và một số mục tiêu khác hơn 100.000 tấn bom hủy diệt các mục tiêu dân sự: bệnh viện, khu dân cư, trường học..., với sức công phá hủy diệt tương đương 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản). Tội ác này đã phải trả giá đắt. Mỹ thiệt hại 81 máy bay, trong đó có 34 "pháo đài bay" B52, 5 "cánh cụp cánh xòe" F 111; 43 phi công Mỹ bị bắt sống... Nếu tiếp tục mức độ tổn thất như 12 ngày đêm cuối tháng 12 trên bầu trời Hà Nội, Mỹ sẽ hết máy bay chiến lược B52 trong vài tháng. Trầm trọng hơn là tổn thất to lớn về lực lượng phi công lái B52 - thứ còn khó thay thế hơn B52.

Mức độ B52 bị tiêu diệt đạt 17,6% (34/193 chiếc B52 của Mỹ huy động vào chiến dịch; Mỹ có tổng số 400 B52 thời điểm đó) - vượt xa mức Nhà trắng có thể chấp nhận được, buộc Mỹ phải chấm dứt cuộc tập kích chiến lược và trở lại Hội nghị Paris... Gần 1 tháng sau, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Chiến dịch mùa xuân năm 1975:

Tên gọi của những cuộc Tổng tấn công quân sự cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngoài Trận Phước Long được coi là trận đánh trinh sát chiến lược, cuộc Tổng tấn công này gồm ba chiến dịch liên tiếp nhau: Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 24 tháng 3), Chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng (từ 21 tháng 3 đến 29 tháng 3) và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 tháng 4 đến 30 tháng 4). Ngoài ra, còn có những chiến dịch nhỏ hơn nhưng diễn ra trên những địa bàn chiến lược như Long Khánh - Xuân Lộc, Trường Sa và các đảo trên Biển Đông, các trận đánh trên các tuyến phòng thủ từ xa của QLVNCH như Tây Ninh - An Lộc - Dầu Tiếng, Phan Rang - Ninh Thuận. Những chiến dịch này được thực hiện sau khi Hoa Kỳ đã rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam, chỉ còn duy trì viện trợ và lực lượng cố vấn. Cán cân lực lượng đã nghiêng hẳn sang phía lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Kết quả thắng lợi quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch này đã dẫn đến sự kiện 30 tháng 4, 1975 kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tổ quốc được thống nhất, kỹ nguyên xây dựng đất nước hạnh phúc bắt đầu.

Minh Hiền sưu tầm

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, An ninh Thủ đô


Xe tăng T-54 của Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm dinh Tổng Thống Ngụy, ngày 30/04/1975.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐÓN MỪNG NĂM MỚI – XUÂN GIÁP THÌN. (2024-02-05)
Bài 3: Chiến thắng của chính nghĩa – Sưu tầm (Tiếp theo và hết). (2024-01-09)
Bài 2: Việt Nam nhân ái – Sưu tầm. (2024-01-08)
Bài 1: Cánh đồng chết đen tối – Sưu tầm. (2024-01-07)
CHÚC MỪNG VÀ ĐÓN CHÀO NĂM MỚI 2024. (2023-12-31)
KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1947 – 2023) - Trung Trí (2023-07-26)
THƯ MỜI HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG CỰU TNXP LĐ 303 NĂM 2023. (2023-05-30)
TIẾP TỤC ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG – Sưu tầm (2023-03-28)
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG WEBSITE NĂM 2023 VÀ CÁC NĂM TỚI - Câu Lạc Bộ Cựu TNXP. (2023-02-01)
BAN LIÊN LẠC CỰU TNXP LĐ 303 BG CHÚC MỪNG NĂM MỚI – MỪNG XUÂN QUÝ MÃO. (2023-01-19)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á