|
Lễ viếng “KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ TNXP” Tây Ninh - Năm 2013
Lời giới thiệu của NBT: Lực lượng TNXP TP có nhiều Liệt sĩ đã hy sinh tại mặt trận biên giới Tây Nam, hài cốt đã được qui tập về nghĩa trang Liệt sĩ TPHCM. Đồng thời, để tri ân và tưởng nhớ về họ, “KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ TNXP”đã được xây dựng Xã Long Phước Huyện Bến Cầu – Tỉnh Tây Ninh. Nhân kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, năm nay Lực lượng TNXP TP đã tổ chức Lễ viếng “KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ TNXP” vào ngày 22/7/2013.
Đc Trịnh Văn Sáu Liên Đội 303, cùng nhiều cựu TNXP khác đã tham dự lễ tưởng niệm này. Ngày 22/7/ 1978, cũng chính là ngày trung đội 3 - LĐ 303, bị bọn Khơme đỏ tập kích và tổn thất nặng nề. Trung đội 3 có đến 24 đ/c đã anh dũng hy sinh trong đó có 7 đ/c nữ, chỉ còn 2 người sống sót nhưng bị thương rất nặng. Đây là sự mất mát, tang thương lớn cho TNXP nói chung và LĐ 303 nói riêng. Đc Sáu có bài viết kể lại sau chuyến đi. Xin giới thiệu cùng quí Bạn đọc:
VỀ NHỮNG MẪU CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Rất xúc động khi đọc lại các bài viết về những kỹ niệm xưa, trong thời gian LĐ 303, chúng ta tham gia bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây nam. Có rất nhiều những chuyện mà có thể nói nếu chúng ta ngồi lại để “ tám “ thì có lẽ đến “ chín khét “ cũng không hết được. Nhớ hôm 22/7/2013 chúng ta đi viếng Đài Tưởng Niệm Liệt Sỹ TNXP.TP>HCM ở Tây Ninh, nói là đi dự đám giỗ đồng đội mình thì đúng hơn (dù không được ăn giỗ). Tôi biết chắc trong vài ngày tới có những bài viết súc tích và đầy đủ hình ảnh về chuyến đi ấy trên trang web của chúng ta, chuyện tôi muốn đề cập ở đây là :
1- Lúc đứng trong hàng cựu TNXP mặc niệm các liệt sỹ , khi đang nghe đọc mặc niệm (giọng của cô Phụng thì phải) tôi nghe những âm thanh khác: tiếng khóc , tiếng sục sùi, những cái quẹt tay trên đôi mắt đỏ đầy nước của Cao Phương Lan, của Phạm Thị Khuây, của Nguyễn Thị Nhỏ, của Thuận xá bấu ….. và của những người thân các liệt sỹ. Lúc ấy tôi nghĩ rằng dù đã 35 năm qua rồi hay suốt quãng đời còn lại của mình, của các bạn . . . có lẻ chúng ta không bao giờ quên được những đồng đội của chúng ta đã hy sinh nói chung và ngày hai hai tháng bảy năm bảy tám nói riêng ấy.
2) Khi trở về vào chiều , có những câu chuyện trên xe của các đồng chí nữ nói về kỷ niệm xưa, tiếc là không thể tập hợp và thiếu khả năng viết lách, nếu đủ điều kiện chúng ta không thiếu những “ Chuyện bây giờ mới kể”, tôi nhớ có những chuyện tương đối đáng nhớ nhưng sao bây giờ chưa có trên trang web, nhưng do không trực tiếp chỉ huy nên không cụ thể được xin nêu ra để các Anh (trong đơn vị, có liên quan) vận dụng xem :
a/ Khoảng cuối tháng 10/1978, Tôi có phân công cho anh Trần đình Trung trợ lý đời sống, đi nhận quân trang về phát cho Đại đội 2 đi công tác gấp, phát quân trang ở An Thạnh - Gò Dầu nhưng lại triễn khai công tác ở Bến Sỏi - Bến Cầu. Quân trang có thêm được 2 cái áo thung trắng cho mỗi người, vài hôm sau đi công tác ra Bến Sỏi gặp lại anh em hỏi lãnh áo thun trắng làm gì? Anh em báo là đi công tác làm phao tiêu , thì ra mùa ấy nước lũ về, từ ngoài vào đến phà Bến Sỏi nước ngập như biển, xe không biết đâu là đường, đâu là ruộng nên TNXP phải mỗi người một cây tầm vông treo vải trắng bên trên, hoặc mặc áo thun trắng đứng 2 bên lề đường để xe chạy ở giữa, tội nhất là nhưng AE thấp người mỗi lần xe chạy qua sóng đánh uống nước chết M. Như vậy chứ Ae không bỏ công tác, ngày cũng như đêm làm phao tiêu suốt lạnh teo c.. luôn. Hỏi sao không còn đi lao động ở vùng phèn chua nước đọng mà Ae bị bệnh lác đeo bám hoài, nói nhỏ mỗi lần đi công tác Ae đều nhờ tôi mua thuốc xức lác hiệu Ông tiên (ông già) không tin điện thoại hỏi C trưởng Thanh Dũng xem.
b/ Tháng 12/1978 sau khi học 9 điều quy định khi công tác ở chiến trường biên giới Tây Nam, tôi nhớ lúc ấy C4 được điều ra công tác ở An Thạnh (ăn độn thê thảm). C2 và 2 trung đội của C3 ra dưỡng quân ở rừng cao su Trãng lớn, nơi đây cũng có một kỷ niệm không quên: mang tiếng là dưỡng quân thực ra là ổn định đội ngũ để chuẩn bị cho chiến dịch lớn “ chiến dịch giúp bạn giải phóng Phnom Penh” các Anh có thể gặp các đ/c nữ để hỏi vì sao nói dưỡng quân mà tối ngày cứ chạy tránh pháo liên miên, có hôm địch pháo bất chợt TNXP không sao nhưng tội nghiệp người dân, họ bị dính pháo bị thương nhiều, Ae chúng ta lại tiếp tục cáng thương nhưng lần này vừa cáng vừa cấp cứu. . . chuyện này anh Nghĩa rành gợi ý cho Nguyễn thị Nhỏ , Thuận xá bấu viết được.
Để nói về ngày 22/7/2013 vừa qua, có điều an ủi như Cao phương Lan nói : - tinh thần của 303 chỉ có 303 có mà thôi !
Trịnh Văn Sáu (sáu già)
Trong buổi Lễ tưởng niệm, còn nhiều hình ảnh sinh hoạt phong phú. Xem Album hình và Copy xin click vào dòng link bên đây: https://plus.google.com/photos/108657190500588499350/albums/5903744199084489905
Ảnh minh họa - Tư liệu riêng Liên đội 303
|
|