ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ.
Qua lời kể của đồng đội, Liên đội 303 có bốn điều khác biệt:
Một là, đơn vị duy nhất của Tổng đội 3 Biên giới được UBND thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang là Trung đội 3- Đại đội 3 trực thuộc Liên đội 303 (Văn bản số 317 ngày 19/6/2018 của Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hồ Chí Minh ).
Hai là, Liên đội 303 có một nữ TNXP được bố trí thực hiện một công việc hoàn toàn khác với công việc của 13 liên đội còn lại của Tổng đội 3 Biên giới. Đó là chị Nguyễn Thị Huệ trực tiếp tham gia hỏi cung nam nữ tù binh Khơme đỏ, trong đó có nữ sĩ quan, bị bắt trong các cuộc giao tranh với bộ đội Sư đoàn 7. Sau tháng 1/1979, chị không làm việc ở Trung tâm giam giử tù binh Khơme đỏ ở Phnom Penh mà được phân công đi cùng với các nhóm quân báo của Quân đoàn 4 nắm tình hình ở một số khu vực biên giới Campuchia -Thái Lan. Trước khi về hưu, chị công tác ở Quận ủy Quận 5,Tp Hồ Chí Minh.
Ba là, từ tháng 1 đến tháng 4/1979, toàn bộ C3 của Liên đội 303 nhận nhiệm vụ giữ gìn kho đạn, kho bom và kho xăng ở thủ đô Phom Penh mà chính quyền Khơme đỏ đã không kịp phá hủy trước khi tháo chạy.Tất cả 3 mục tiêu quan trọng này được an hem TNXP bảo vệ an toàn, kể cả trong giai đoạn Khơme đỏ phản kích hòng tái chiếm thành phố này.
Bốn là, đặc biệt: chỉ có LĐ 303 lập được Nhà Tưởng Niệm Liệt sĩ TNXP TP.HCM tại Kokixom (Svay Rieng - Campuchia, cách biên giới Tây Ninh - VN khoảng 10 Km, đường chim bay). Nơi đây tạm đóng dưỡng quân, khá xa nơi giao tranh. Rạng sáng ngày 22/7/1978, bọn Pôn Pốt đã bất ngờ tập kích và thảm sát gây thiệt hại 22 nam, nữ TNXP thiếu phòng bị, đã hy sinh. (Mồ mả đã an vị ở Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM (Thủ Đức).
Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ.
Ảnh tư liệu đồng đội (đen trắng): Nam nữ TNXP LĐ 303 trước Nhà hát lớn thủ đô Phnom Penh.
Ảnh tư liệu của đồng đội và tác giả. Xin cám ơn các đồng đội và tác giả.
|