Trang chủ | Thông tin chung | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG |
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Phong Trào Viết Văn  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

NGÔN NGỮ MIỆT QUÊ TUI. – Phần 2 – Tí Đô.

Với những người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, tiếng Việt là công cụ quan trọng để gìn giữ văn hóa và tiếp nối truyền thống dân tộc. Hành trình gieo tiếng Việt cho các thế hệ trẻ ấy là việc làm hết sức gian nan, bền bỉ và kiên trì. Nhưng ngay đến người Việt Nam đang sống ở trong nước, cũng phải tạo cho nó một ý nghĩa, phát triển văn hóa “Nói và Viết”. Qua sưu tầm trên Facebook, xin trân thiệu bài viết “NGÔN NGỮ MIỆT QUÊ TUI” của Tí Đô, hiện đang sống ở nước ngoài. Xin cám ơn tác giả. NBT.

Ngoại trừ việc phát âm không được đúng chính tả, không cong lưỡi , … Thí dụ như: Tuấn => Tứn, Loan => Lon. Ở quê tui còn những từ mà tui cũng hong biết là do đâu và tại sao, Xin kê ra để mọi người xem thử. (Dĩ nhiên đây hong phải là tất cả mà chỉ một phần, nhất thời kê ra thôi).

Mần: làm. Đi mần là đi làm.

Quỡn, hay hưởn: Có quởn hong ? Nghĩa là có rảnh hong.

Ngộ: đẹp. (Thí dụ như khen con nhỏ thấy ngộ).

Huê lợi: Hoa lợi.

Bắc: phà. (Bắc Rạch Miễu, Bắc Mỹ Thuận).

Dìa: về

Trứng hột: Thí dụ như Trứng hột vịt.

Nhóc: nhiều. (Thí dụ như hỏi hôm nay câu được nhiều hong? Trả lời : nhóc luôn

Bộn: hơi nhiều. Cũng như thí dụ nhóc

Ưng cái bụng: Thích một cái gì đó.

Đi xóm: Có thể đi ra ngoài vào nhà ai đó làm việc gì đó.

Cái Bọc: cái bịch. (cái bọc nylon đựng).

Riết, miết, xiết: làm một việc gì đó hoài.

Mơi: ngày mai (Ngày mai, xóm mai)

Hạp: hợp như hợp sỏ thích.

Thêm dấu hỏi vào các từ: ở Ngoãi: là ở ngoài. Trỏng: Bên trong, đẳng, trển, hổng,, hổm (hổm rày).

Tương tự: bển, ổng, bả, chỉ, ẻm, ảnh, cổ, thẳng, cẩu, dỉ,

Cà rá: nhẩn.

Mé: bên cạnh một cái gì hay địa danh, thí dụ mé ruộng, mé vườn, mé Thủ Thiêm.

Miệt: Miền ( Miệt Đồng, Miệt Vườn).

Đọt: ngọn cây,

Quày: chuối.

Buồng: thường chỉ phòng ngủ, nơi riêng tư nhất trong nhà.

Bận: măc áo, mặc quần.

Bất tử: bất thình lình (tự nhiên nói bất tử sao nhớ nổi?).

Thền: mắc đền (ai đó đòi mắc đền cái gì đó bị hư hay bị mất).

Núm: nấm ( như núm rơm, núm mèo).

Ra rìa: bị loại (cho ra rìa).

Tràng giang đại hải: dài dòng lê thê.

Trớt quớt: không trúng..

Bự chảng: Lớn khổng lồ, tương tự: tảng thần luôn

Dô: vào (Đi đô nhà, đá bóng dô lưới).

Mút chỉ cà tha: dài, hoặc xa lắm không hình dung ra.

Đục mưa: Đứng vào chỗ nào đó để trú mưa, tránh mưa.

Ăn dọng: thường là câu chửi, hoặc nói lẩy, ý nói ăn tạp ăn cho cố xác.

Giò, cẳng, chưn: chân.

Láng: sạch hết (ăn hết không còn gì, hết trơn tiền: láng túi).

Nhớ mài mại: nhớ một cái gì đó không rõ ràng.

Cúp bế: búp bê cho trẻ em chơi.

Cà rề cà tịch cà tang: làm một việc gì không tích cực.

Hùn hạp: gốp vốn.

Bứt: bẻ (bứt cỏ, bứt hoa).

Dắt: dẫn ( dẫn ai đó, hoặc con gì đó).

Bông: hoa.

Khẳm: nghĩa đen ghe tàu chở đầy quá tải, nghĩa bóng trúng mánh nhiều lời nhiều, thu hoạch nhiều.

Mồng: hoặc mùng (mùng một, mồng năm).

Chánh: chính.

Bi nhiêu: có một ít không đáng, hoặc hỏi số lượng.

Vớt cú chót: cố gắng làm lại thêm lần chót xem sao.

Kiếng: kính mát, hoặc gương soi.

Dầu lửa: Dầu hoả, dầu hôi.

Nhơn, nhưng: nghĩa là cái nhân bên trong, ngoại trừ bom hạt nhân không ai nói bom hột nhơn.

Làm thinh: không nói, không khai.

Im re: đồng nghĩa làm thinh.

Y chang: giống hệt nhau.

Núp: trốn (chơi trốn tìm, hoặc Công an núp lùm bắn tốc độ).

Vắn: ngắn (tin vắn).

Khúc: đoạn (một đoạn).

Bùng binh: vòng xoay trên bộ hoặc dưới sông.

Tay mặt: tay phải.

Hên: May mắn.

Hừng: hừng sáng.

Tảng sáng: bình minh.

Khứa: thằng, dùng để chửi.

Ngựa: chửi cũng dùng để chửi.

Kiểng: làm cảnh.

Trái khóm: Trái dứa.

Bánh tráng: dùng để cuốn, gói thực phẫm.

Bánh Phồng: Tất cả các loại bánh đều cán mõng ra nhưng không phải bánh tráng dùng để cuốn.

Bánh lá: là một loại bánh rẻ tiền, chủ yếu là trán bột cái lá rồi đem hấp chín ăn với nước cốt dừa, Ngon; tài, giỏi.

Đi cầu: đi toilet

Đón: rước (Đón dâu về).

Quần què: chửi tục.

Ông bà ông vãi: chửi xấu.

Mình ên: một mình,

Trần thân: nói về bản thân mình vất vả, như: cực trần thân.

Bán chạy: bán đắt hàng, hoặc bán khá không.

Cù lao: Đảo trên sông, ăn lẫu còn gọi là ăn cù lao.

Giỗ quải : Đám giỗ.

Nói trỏng: Nói với ai đó mà không nói thẳng, hoặc cố ý chọc tức.

Dòm: nhìn.

Mém: xém (ví dụ mém trúng số).

Mắc kẹt: bị bận.

Thẳng băng: rất là thẳng.

Ngào: trộn (ví dụ me ngào đường).

Trào: thời. Ví dụ trào ông Diệm, nghĩa là thời ông Diệm.

Ghẹo: trêu chọc.

Chèn ơi, mèn ơi.. : câu ta thán.

Mút cà tha: giống mút chỉ cà tha.

Mút chỉ: Giống mút cà tha.

Thất cười: mắc cười, buồn cười.

Mắc chứng: hong biết bị sao?

Đò: 1 phương tiện chở hành khách. Trên sông, tàu đò.

Viết nguyên tử: Viết bi BIC.

Ly nguyên tử: Ly uống trà ở quê không phải tách, giống ly uống cà phê đen tròn lùn mập trang trí bên hong bàng 2 đường kẻ theo chu vi ly.

Anh hai: Tất cả những người lớn nhất không gọi là 1 hoặc cả mà chỉ gọi là hai ví dụ như : ông hai, bác hai, anh hai, chú hai, dì hai, cậu hai..

Tên của người thường không gọi mà chỉ gọi bàng thứ ông ba, dì bảy, chú năm, dượng 6…

Ở nước ngoài khi tôn trọng hoặc nhớ ai thì lấy tên người đó đặt tên con mình, ở quê tui, tên của người lớn phải kiêng không được nhắc đến.

Phương tiện thuỷ: không có từ thuyền. Chỉ có tàu, ghe, và xuồng.

Nhà thương: Bịnh viện

Banh-ta-Lông: bị bung bể văng ra hết.

Nguồn: Facbook  Ti Do - 28 tháng 10 lúc 03:31  ·

Trung Trí sưu tầm đăng bài.


Hình minh họa sưu tầm trên internet và tư liệu, phụ chú thêm của NBT trang Web. Xin cám ơn các tác giả.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
THƠ: CÓ BAO GIỜ... - Trần Việt Sơn (2024-04-05)
TRUYỆN NGẮN NHỮNG MÓN QUÀ TẾT VÔ GIÁ (Kỳ 2) - Trần Việt Sơn. (2024-01-10)
TRUYỆN NGẮN NHỮNG MÓN QUÀ TẾT VÔ GIÁ (Kỳ 1) - Trần Việt Sơn. (2024-01-09)
THƠ : SAO EM KHÔNG VỀ... - Trần Việt Sơn (2023-09-24)
THƠ: KHÔNG GIỠN À NGHE ! - Trần Việt Sơn (2023-05-28)
NHỮNG ĐỒNG ĐỘI CŨ CỦA TÔI ƠI ! - Thiên Thanh (2023-03-28)
Truyện ngắn: HÃY TIN TÔI - Trần Việt Sơn (2022-07-05)
THƠ : HÃY ĐỂ CHO EM... Trần Việt Sơn (2022-06-30)
THƠ : HÃY ĐỂ CHO ANH... - Trần Việt Sơn (2022-06-26)
THƠ: NGÀY TRỞ VỀ - Trần Việt Sơn (2022-05-18)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á