Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Phong trào viết thơ  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

Bệnh Sốt rét: CUỘC ĐỜI CỦA KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT – Kỳ 1

Bệnh Sốt rét, không xa lạ gì đối với ai đã từng công tác ở TNXP hoặc là Bộ Đội. Cái bệnh này, đã từng hành hạ và kéo dài, dai dẳng nhiều năm dùng thuốc, phải đúng phác đồ điều trị mới hết hẳn. Bệnh Sốt rét nguy hại đến chết người. Xin giới thiệu một bài viết từ thực tế kinh nghiệm đã gặp của Bác sĩ Thiều (có nhiều năm công tác gắn bó ở TNXP TPHCM) đến các bạn đọc, cập nhật kiến thức và nhớ lại chuyện ngày xưa. NBT Web

ĐỊNH NGHĨA CÁC TỪ THƯỜNG DÙNG:

1. Ký sinh trúng sốt rét (viết tắt là KST/SR), nó mang họ là PLASMODIUM, anh em nó lần lượt có tên là P. falciparum, P. vivax và P. malaria. Qua kính hiển vi mới thấy hình dạng chúng khác nhau nhưng cuộc đời của anh em nhà PLASMODIUM giống nhau.

2. Cuộc đời của KST/SR đòi hỏi  hai điều kiện cần và đủ đó là sự có mặt của muỗi ĐÒN XÓC và NGƯỜI BỊ BỆNH SỐT RÉT lâu ngày thường sống nơi vùng sâu vùng xa, THIẾU THUỐC TRỊ BỆNH.

3. KST/SR là loại ký sinh trùng sống trong hồng cầu.

4. Thành phần máu của con người gồm huyết tương và:

  • Các hạt gồm hồng cầu chứa huyết cầu tố màu đỏ có nhiệm vụ hút và nhả oxy tuy nơi mà nó đến, tại phổi hồng cầu hút oxy và khi về các cơ quan, phủ tạng hồng cầu nhả oxy.
  • Các loại bạch cầu với nhiệm vụ “ ăn thịt “ các vi trùng có mặt trong máu.
  • Tiểu cầu có nhiệm vu là đông máu khi cần thiết.

5. Kết quả xét nghiệm máu tìm KST/SR:  Thường gặp nhất là KST/SR thể vô tính (còn được gọi là SCHIZONTE), đôi khi còn thấy có loại KST/SR thể hữu tính ( còn gọi là giao bào đực và giao bào cái).

6. Sinh sản vô tính tức là các KST/SR vô tính sinh sản bằng tự nó cắt đôi thành 2 KST/SR và cứ thế mà sinh sôi nẩy nở trong hồng cấu, khi hồng cầu đầy KST/SR nó có tên là MEROZOITE, merorozoite phá vở hồng cầu phóng thích hai loại KST/SR đó là TROPHOZOITE và GIÀO BÀO ĐỰC VÀ GIAO BÀO CÁI, các trophozoite được phóng thích nhanh chóng xâm nhấp vào các hồng cầu mới và tiếp tục sinh sôi bằng kiều sinh sản vô tính, còn các giao bào đực và cái … không vào hồng cầu nữa mà nhởn nhơ trong huyết tương, các giao bào này chờ muỗi ĐÒN XÓC hút vào bộ tiêu hóa muỗi, nơi đó giao bào đực và cái kết hợp theo kiểu sinh sản hữu tính túc là tạo ra trứng, trứng sẽ nở thành SPOROZOITE.

7. Sinh sản hữu tính là giao bào đực và giao bào cái kết hợp thành trứng và trứng nở ra KST/SR có tên là SPOROZOITE, Chuyện sinh nở này xảy ra trong dạ dày và ruột của loài muỗi có tên là MUỔI ĐÒN XÓC, trứng phóng thích SPOROZOITE, tất cả SPOROZOITE chui vào trú ẩn trong tuyến nước bọt muỗi ĐÒN XÓC.

8. Khi muỗi chích người nó bôm SPOZOITE vào cơ thể người và sau đó nó hút máu người.

9. Nếu trong máu người không có giao bào đực và giao bào cái, máu chỉ co SCHIZONTE thì muỗi đòn xóc không mang mầm bệnh Sốt rét.

10. Ngược lại nếu trong máu người có giao bào đực và giao bào cái, muỗi ĐÒN XÓC mang mầm bệnh, đi lây truyền khắp mọi nơi, nó co thể mang mầm bệnh về thành phố (là nơi rất hiếm thấy muỗi đòn xóc).

CUỘC ĐỜI CỦA KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

Cuộc đời của KST/SR đòi hỏi  hai điều kiện cần và đủ đó là sự có mặt của muỗi ĐÒN XÓC và NGƯỜI BỊ BỆNH SỐT RÉT lâu ngày thường sống nơi vùng sâu vùng xa, THIẾU THUỐC TRỊ BỆNH.

1. Muỗi đòn xóc không mang mẩm bệnh Sốt rét là muỗi an toàn, không gây bệnh cho người.

2. Muỗi đòn xóc mang mầm bệnh Sốt rét là muỗi cực kỳ nguy hiểm, mang tai họa khắp mọi nơi mà nó đến chích người.

3.  Mầm bệnh sốt rét nằm trong tuyến nước bọt của muỗi đòn xóc.

4.Khi nó chích người nó bơm mầm bệnh vào cơ thể người trước , sau đó nó mới hút máu người mầm bệnh lúc đó có tên là SPOROZOITE.

5. Khi SPOROZOITE vào cơ thể con người nó nhanh chóng đến với gan và sống trong tế bào gan . Gan được coi như căn cứ địa của KST/SR, Nơi xuất phát từng đợt KST/SR.

SPOROZOITE thoát ra từ gan nhanh chóng tìm hồng cầu và sống trong hồng cầu nó mang tên là SCHIZONTE, nó sinh sản trong hồng cầu theo kiểu vô tính, tức là một con tách đôi ra thành hai con và và cứ như thế cho tới khi hồng cầu đầy KST/SR lúc đó hồng cầu có tên là MEROZOITE, merozoite phá vở hồng cầu để phóng thích ….

6.MEROZOITE phá vở hồng cầu  phóng thích hai loại KST/SR đó là TROPHOZOITE và GIÀO BÀO ĐỰC VÀ GIAO BÀO CÁI, các trophozoite được phóng thích nhanh chóng xâm nhấp vào các hồng cầu mới và tiếp tục sinh sôi bằng kiều sinh sản vô tính, còn các giao bào đực và cái … không vào hồng cầu nữa mà nhởn nhơ trong huyết tương, 7.các giao bào này chờ muỗi ĐÒN XÓC hút vào bộ tiêu hóa muỗi, nơi đó giao bào đực và cái kết hợp theo kiểu sinh sản hữu tính túc là tạo ra trứng, trứng sẽ nở thành SPOROZOITE.

8. Sinh sản hữu tính là giao bào đực và giao bào cái kết hợp thành trứng và trứng nở ra KST/SR có tên là SPOROZOITE, Chuyện sinh nở này xảy ra trong dạ dày và ruột của loài muỗi có tên là MUỔI ĐÒN XÓC, trứng phóng thích SPOROZOITE, tất cả SPOROZOITE chui vào trú ẩn trong tuyến nước bọt muỗi ĐÒN XÓC.

9. Mầm bệnh sốt rét nằm trong tuyến nước bọt của muỗi đòn xóc

10.Khi nó chích người nó bơm mầm bệnh vào cơ thể người trước, sau đó nó mới hút máu người mầm bệnh lúc đó có tên là SPOROZOITE.

11. Khi SPOROZOITE vào cơ thể con người nó nhanh chóng đến với gan và sống trong tế bào gan . Gan được coi như căn cứ địa của KST/SR, Nơi xuất phát từng đợt KST/SR.

12. Lách là nghĩa địa của KST/SR, do đó trong cơ thể bệnh nhân sốt rét luôn có GAN TO và LÁCH TO, lách to dể có nguy cơ bể là lách do chấn thương vùng là lách

BS Thiều


Ảnh minh họa - Sưu tầm từ Internet



CÁC TIN TỨC KHÁC :
THÁNG TƯ VỀ NỖI NHỚ MIÊN MAN ... !!! Hoang Son (2023-04-20)
KÝ ỨC MỘT THỜI THANH XUÂN SÔI NỔI: Nhớ một người con gái... Đào Đình Tuấn. (2023-02-15)
Thơ THAY LỜI TRI ÂN MỪNG NGÀY HỌP MẶT - Ngọc Hương (2022-05-07)
HẠNH PHÚC ĐÊM XUÂN - Cindy Huong (2022-01-10)
MÓN QUÀ DÀNH CHO ANH NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG - Cindy Huong (2021-11-19)
TÌNH HỒNG TẶNG ANH – Cindy Hương (2021-11-06)
THƯ GỬI CHO ANH MÙA DỊCH - Cindy Huong. (2021-07-16)
Thơ: THIÊN THẦN ÁO TRẮNG – Biendenkk. (2021-07-13)
KỶ NIỆM MỘT THỜI ĐOÀN VIÊN TRONG THANH NIÊN XUNG PHONG - Cindy Huong. (2021-04-18)
TẢN MẠN CÙNG VỚI ĐỒNG ĐỘI - Phan Tùng Châu (2021-03-28)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á