Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Phong trào viết thơ  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

Bệnh Sốt rét: SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ KÍNH HIỂN VI – Kỳ cuối

Ở vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi, Bác sĩ muốn điều trị bệnh Sốt rét Trạm Y tế  phải  có kính hiển vi và biết tự mình làm xét nghiệm : chích máu đầu ngón tay, đặt giọt máu lên miếng kính xét nghiệm, ngoáy tròn giọt máu trên lam kính, rồi phơ khô trong bóng mát (coi chừng ruồi đến hút máu tươi).

Khi máu khô rồi, tiến hành nhuộm máu bằng dung dịch GIEMSA :

  1. Trước hết nhỏ vài giọt nước cất lên giọt máu, hồng cầu gặp nước cất vở tung ra, phóng thích huyết cầu tố, xác ký sinh trùng Sốt rét nằm trong hồng cầu bám chặt mặt kính.
  2. Đổ bỏ phần huyết cầu tố.
  3. Nhỏ vài giọt GIEMSA phủ lên giọt máu.
  4. Một phút sau dùng nước cất rửa giọt máu để tầy sạch GIEMSA.
  5. Xong lại phơi khô giọt máu trong bóng mát.
  6. Khi xét nghiệm lam máu không cần thiết phải phủ lên bằng một miếng kính mòng (lamelle) mà phải nhỏ vào vệt máu một giọt dầu đặc biệt (dầu soi kính).
  7.  Đọc kết quả xét nghiệm : Quan sát thông qua giọt dầu.

CHÚNG TA SẼ THẤY GÌ KHI NHÌN VÀO KÍNH HIỂN VI :

  1. Chúng ta không thấy hồng cầu nhưng rất dễ thấy bạch cầu các loại.
  2. Chúng ta cần phân biệt chủng loại ký sinh trùng, hầu như thường gặp nhất là hai loại Falciparum và Vivax, hình dáng khác nhau.
  3. Chúng ta cần phân biệt thể schizonte và thể giao bào, không phải lam máu nào cũng có thể giao bào, nhưng chính giao bào là nguồn lây bệnh, chính giao bào được muỗi đòn xóc hút vào dạ dày muỗi, giao bào kết hợp thành trứng trong bộ máy tiêu hóa của muỗi, trứng nở ra sporozoit tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi, sẳn sàng để muỗi bơm vào máu người. ( Cần lưu ý : Nếu muỗi không hút được giao bào thì …dù hút được rất nhiều schizonte, muỗi vẫn không mang mầm bệnh ).
  4. Đối với FALCIPARUM thể schizonte và thể giao bào rất dể nhận ra, thể schizon mang hình chiếc nhẫn có hột (nhân màu đỏ), và thể giao bào mang hình trái chuối.
  5. Đối với VIVAX, khó nhận biết sự khác nhau giữa thể schizonte và thể giao bào của Vivax.
  6. FALCIPARUM cực kỳ nguy hiểm, tùy mật độ thể schizonte trong máu mà phân biệt được thể năng và thể ác tính, thể đái huyết cẩu tố (nước tiểu đen) tất nhiên ở thể ác tính mật độ schizonte dày đặc hơn (giồng như khi ta nhìn vào một lon chứa lăng quăng) , thể giao bào chuối dù ít hay nhiều không ảnh hưởng đến thể bệnh năng hay nhẹ mà … nói lên tính lây lan rất cao dù thể giao bào rất ít ( Tây y có thuốc chuyên diệt giao bào).
  7. VIVAX  là bệnh dai dẳng ít khi chuyển sang ác tính.
  8. Cũng có khi người bệnh cùng lúc mabg hai mầm bệnh FALCIPARUM và VIVAX
  9. LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM : dịch SỐT RÉT có thể làm rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh cùng một lúc nhất là đa số bị sốt cao độ từ 39 đế 41 độ thân nhiệt. Chỉ có xét nghiệm mới biết mật độ ký sinh trùng cao hay thấp, nếu mật độ ký sinh trùng cao thì phải nhập viện điều trị nội trú, nếu ngược lại có thể cho bệnh nhân điều trị ngoại trú.
  10. Nếu thấy có nhiều thể giao bào thì phải báo cho Trung tâm y tế dự phòng Thành phố để có biện pháp phun xịt thuốc diệt muỗi và tìm cách diệt lăng quăng (ở Cẩn giờ lăng quăng sống an toàn trên mắt rong … trong các ao hồ và các đoàn thể phải vận động nhân dân vớt bỏ rong để giảm mật độ muỗi đòn xóc) và quản lý chặt chẻ việc điều trị các bệnh nhân mang thể giao bào ( đa số sống thành nhóm nhỏ ở vùng sâu vùng xa).
  11. Nếu xảy ra dịch lớn cho dân tẩm mùng bằng thuốc PERMETHRIN.

Tác hại của riêng một loài Plasmodium falciparum :

  1. Sốt rét dai dẳng ở người có khả năng đề kháng cao, sống thành từng nhóm nhỏ ở vùng sâu vùng xa, thiếu thuộc chữa trị, (nhưng không chuyển sang ác tính)..người bệnh bị thiếu máu lâu ngày, gan to, lách lớn, mang giao bào suốt đời, là nguồn lây lan triền miên cho dân tại cả một khu vực rộng lớn.
  2. Sốt rét ác tính gây tử vong rất cao.
  3. Sốt rét đái huyết cầu tố (đái ra nước tiểu đen) gây suy thận cấp, nếu việc chuyển viện chậm trể,.....đôi khi đòi hỏi chạy nhân nhân tạo ít nhất là một tuần trở lên.

Đôi lời giải thích về bệnh sốt rét ác tính:

Trên xét nghiệm máu mật độ schizonte rất cao.

 Chính ví quá nhiều hồng cầu bị nhiễm, hồng cầu biến dạng... kết dính hồng cầu vào thành mạch máu, nên làm rối loạn huyết đông trong mạch máu, làm tắc nghẽn vi tuần hoàn của các phủ tạng, các phủ tạng thiếu máu kéo theo thiếu oxy. Đây là bệnh cả hệ thống suy sụp tất cả  các phủ tạng cùng một lúc.. Tỷ lệ tử vong rất cao.

Đôi nét giải thích về bệnh đái huyết cầu tố :

Ở nhưng người thiếu men G6PD, khi bị sốt rết loại Falciparum, dùng ký ninh chuyền tỉnh mạch ...có chuyển lạ xảy ra.... chuyện huyết tán đôt ngột...một số lớn hồn cầu đột ngột vở tan, phóng thích huyết cầu tố...gây triệu chứng mất máu trầm trọng và đái ra huyết cầu tố....nếu chuyển viện chậm trể,... huyết cầu tố đọng trong thận ....làm suy thận cấp...không còn đái được nữa. Lúc đó phải chạy thận nhân tạo ít nhất là một tuần.

Kết luận: Bài này chủ yếu nói về y học thường thức nên.... chỉ nói cái thật sự cần biết, nó không phải là một bài mang tính giáo khoa, nên còn nhiều điều chưa nói tới.

Bs Thiều


Ảnh minh họa - Sưu tầm từ Internet



CÁC TIN TỨC KHÁC :
THÁNG TƯ VỀ NỖI NHỚ MIÊN MAN ... !!! Hoang Son (2023-04-20)
KÝ ỨC MỘT THỜI THANH XUÂN SÔI NỔI: Nhớ một người con gái... Đào Đình Tuấn. (2023-02-15)
Thơ THAY LỜI TRI ÂN MỪNG NGÀY HỌP MẶT - Ngọc Hương (2022-05-07)
HẠNH PHÚC ĐÊM XUÂN - Cindy Huong (2022-01-10)
MÓN QUÀ DÀNH CHO ANH NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG - Cindy Huong (2021-11-19)
TÌNH HỒNG TẶNG ANH – Cindy Hương (2021-11-06)
THƯ GỬI CHO ANH MÙA DỊCH - Cindy Huong. (2021-07-16)
Thơ: THIÊN THẦN ÁO TRẮNG – Biendenkk. (2021-07-13)
KỶ NIỆM MỘT THỜI ĐOÀN VIÊN TRONG THANH NIÊN XUNG PHONG - Cindy Huong. (2021-04-18)
TẢN MẠN CÙNG VỚI ĐỒNG ĐỘI - Phan Tùng Châu (2021-03-28)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á