CHÍCH THUỐC COI CHỪNG SỐC THUỐC
Hồi còn là sinh viên, bài học cấp cứu người tắt thở…. là bài học đáng hoài nghi nhất. Ngoài chuyện xảy ra tắt thở trong phòng mổ, có thể cấp cứu thở lại; Với thực tiển hành nghề nhiều năm, chưa bao giờ thấy người tắt thở ngoài phòng mổ được cứu sống. Tại sao thế?
1. Trước nhất định nghĩa thế nào là chết :
Dân ta thường nói nạn nhân tắt thở rồi, coi như chết rồi. Thế người tắt thở … tim có còn đập hay không ? Người tắt thở vẫn có thể còn nhịp đập của tim, nhưng tim làm việc theo quán tính, một cách tự động không giúp cho người sống lại.
Thí nghiệm: cắt cổ con ếch, mỏ bụng ếch… thấy tim ếch vẫn còn đập rất lâu. Tại sao tắt thở? Khi não bị ngộp, thiếu oxy, não chết, mà một khi não chết rồi thì phổi ngừng thở ngay vì phổi không có hệ thần kinh tự động (khác với tim …. não chết tim vẫn đập, nếu tiếp oxy qua đường hô hấp, tim còn còn thể đập thêm vài ngày, nhưng não thì vẫn chết, người ta gọi là chết não). Khi não bị ngộp, não chết …. triệu chứng não chết thể hiện trên đôi mắt : ĐỒNG TỬ NỞ TO ( tạm giải thích theo dân gian con mắt là cửa sổ của linh hồn, cửa sổ mở toang là cơ hội cho linh hồn bay ra khỏi thân xác).
Tóm lại triệu chứng tắt thở là đồng tử nở và phổi ngưng thở. (Từ đó suy ra nếu động tác cấp cứu thành công…. phải thấy nơi nạn nhân đồng tử thu lại và phổi tự thở… phổi tự nó thở lại…không cần có máy thở).
2. Khi bị sốc thuốc hay sốc điện hay chết đuối, não chết ngay, nhưng trong vòng 5 phút nếu não được tiếp oxy qua đường hô hấp thì não sống lại…nói cách khác thời gian tắt thở quá 5 phút ….thì não chết thật.
3. Ai là người có thể cứu người tắt thở trong vòng 5 phút? Người đó chỉ có thể là bất cứ người nào ở cạnh nạn nhân, thấy nạn nhân bị tai nạn và biết cách cấp cứu ngoài ra đừng hy vọng còn có ai đến kịp để giúp nạn nhân.
4. Khi phổi ngưng thở, não chết vì thiếu oxy, não cần oxy (não không cần thuốc chích hay thuốc uống hay các màn trình diễn…)
5. Khi xưa sinh viên trước hết học sinh lý học của người bình thường, sau đó mới học sinh lý của người bệnh còn gọi là sinh bệnh lý.
6. Ở người bình thường, oxy lấy từ không khí và không khí sau khi vào phổi … khí thoát ra vẫn còn mang theo nhiều oxy…. .Chính hơi thở ra còn oxy …. nếu ta thổi vào phổi nạn nhân, nạn nhân được hưởng oxy.
7. Muốn oxy vào phổi…. lồng ngực phải nở to, để hít hơi vào và lồng ngực trở lại bình thường là lúc oxy thoát khỏi phổi. Chỉ có phương pháp dùng miệng thổi vào miệng nạn nhân là … phù hợp sinh lý bình thường. Các phương pháp khác như nén lồng ngực và thả ra… thì oxy làm thế nào mà vô phổi cho được, ĐÓ LÀ NGƯỢC VỚI SINH LÝ BÌNH THƯỜNG.
8. Muốn oxy từ phổi về não cần có sự trợ giúp của nhịp tim đập thật sự (do đó dù tim còn đập vẫn phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực)
9. Kỹ thuật hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực là chuyện thực hành cấp cứu, học rất dể, nhưng phải học mới biết. Tôi xin miễn nói về kỹ thuật, vì rất nhiều nơi dạy kỹ thuật này, nhất là chũ thập đỏ).
10. Tôi muốn nói quá trình theo dõi kết quả cấp cứu:
Trong lúc cấp cứu phải theo dõi đồng tử và xem phổi tự thở được chưa? Trong 5 phút thì: Ba phút đầu thành công có nghĩa là đồng tử thu nhỏ lại. Phút thứ tư và thứ năm thành công là phổi tự thở lại. Người cấp cứu phải luôn theo dõi đồng tử và phổi tự thở.
Nếu quá 6 phút phổi không tự thở thì não chết thật gọi là chết não.
Nếu quá 6 phút phổi tự thở lại…coi chừng nạn nhân sống như người bại não.
Có em học sinh học rất giỏi do cấp cứu chậm trể … may vẫn sống nhưng…sống chẳng khác nào một con khỉ ngơ ngáo vì em đã bị bại não. Não không chết nhưng bại não tức là não đã hư hỏng, không như não bình thường
Bs Thiều
Ảnh minh họa sưu tầm từ Internet.
|