Chuyện đau lòng về Y Đức
Phải chăng BS. TNXP chuyển bệnh nhân TNXP về bệnh viện to đùng (BV NDGD) để xin vài viên kháng sinh ?.
PHẢI CÔNG KHAI MINH BẠCH
Ngày xưa tôi là nội trú ủy nhiệm của khoa chấn thương chỉnh hình thuộc BV Bình Dân. Tôi hướng dẫn sinh viên năm thứ ba khâu vá vết thương. Có một trường hợp nạn nhân bị chém phần mềm cánh tay, vết thương dài độ một tấc. Tôi hướng dẩn gây tê và làm sạch vết thương.
Thưa anh, xong rồi em may da lại nhé .
Đâu có được, em phải dùng loại chỉ tiêu để kết dính các phần rời nhau ra, sao cho không còn chổ hở cho máu đọng lại. Sau đó mới khâu da bằng chỉ tơ, các nốt khâu phải xa nhau vừa phải để máu trong vết thương còn có thể thoát ra ngoài theo các kẻ hở. Khi vết thương lành da thì cắt và rút chỉ tơ đi.
Cần lưu ý: Có hai loại chỉ : chỉ tiêu và chỉ tơ (chỉ tơ là chỉ không tiêu), chỉ tiêu may kết bên trong, chỉ tơ may cho hai mép da khép lại một cách vừa phải. May nối bên trong thì dùng chỉ tiêu. May nối da bên ngoài thì dùng chỉ tơ.
Người ta còn dùng chỉ tơ để cột các mạch máu lớn để chắc chắn cột rồi thì không sút ( vì nếu sút chỉ rồi rất khó cột lại, vì tràn máu làm chúng ta không thể tìm ra nơi đã cột). Phẩu thuật viên chính chịu trách nhiệm về chuyện cột các mạch máu lớn.
Ngoài ra người ta còn dùng chỉ tơ để nối màng bụng để tránh chuyện hở màng bụng để ruột lòi ra dưới da (sa ruột màng bụng). Vì chỉ khâu nằm sâu bên trong nên rất ít khi bị nhiễm trùng. Một khi chỉ tơ bị nhiễm trùng, nó kiên quyết đòi ra khỏi da bụng bằng cách nung mủ. Chỉ khi chỉ tơ được lấy ra ngoài, vết thương mới chịu lành.
VẾT MAY SAU MỔ RUỘT THỪA BỊ NUNG MŨ:
Trên nguyên tắc, vết may sau mổ viêm ruột thừa lành tốt sau một tuần. Đôi khi vết may có nốt nung mủ, điều này nói lên có một nút cột chỉ tơ nối màng bụng bị nhiễm trùng, nó đòi đi ra. Thấy thuốc phải mở ngay nốt nung mủ để tìm cho ra sợi chỉ tơ và rút nó ra, sau đó vết thương mới chịu lành hẳn.
BV TUYẾN TRÊN VÀ TUYẾN DƯỚI
Năm 1980, tại Trạm y tế Tổng đội 2 có một em đi cà nhắc vào khám bệnh.
- Tôi hỏi đau gì đó ?
- Em lội sính đạp trúng cái gì đó rất bén.
- À vết cắt giữa lòng bàn chân, cho em nằm nội trú để anh chăm sóc vết thương cho.
Tôi chích kháng sinh và cho uống kháng sinh … tự tay chăm sóc vết thương hơn một tuần vết thương vẫn rỉ máu. Tôi biết liền …thế là có cái gì trong vết thương, tôi, BS Thiều Hoành Chí, trưởng trạm y tế TĐ 2 TNXP chuyển viện về tuyến trên là BV NDGD,
BS bệnh viện NDGD xem qua loa vết thương, đề nghị điều dưỡng chăm sóc và băng kín lại, BS cấp vài viên kháng sinh, giàm đau và chích ngừa uốn ván.
Sáng chuyển đi thì chiều lại thấy em cà nhắc trở về trạm y tế. Bác sĩ BV đã chích ngừa phong đòn gành và cho một mớ thuốc về đơn vị uống.
À há, tuyến trên không làm gì cả thì tuyến dưới có quyền làm.
Tôi chích thuốc tê, mở rộng vết thương và muốn biết vết thương nông hay sâu tôi dùng kìm cắp mạch máu loại thẳng chọc vào vết thương. Vết thương sâu thiệt bổng nhiên tôi nghe tiếng va chạm kim khí.
À đây rồi tôi tìm cách kéo vật lạ ra. Hóa ra một góc đầu mũi lưởi liềm nằm sâu bên trong.
Sau đó 3 ngày vết thương hết chảy màu và 7 ngày sau vết thương liền da.
Đối với Bác sĩ BV NDGD vết thương rất nhỏ, nhưng đối với bệnh nhân, một vật bén nhọn nằm trong bàn chân mà không được lấy ra…. thì không nhỏ chút nào.
Tạm thời thông cảm thời ấy thiếu phim X quang để kiểm tra.
Nhờ bệnh viện từ chối điều trị mà tôi lập thành tích, chỉ có tôi và bệnh nhân biết thôi.
BS Thiều
Ảnh minh họa sưu tầm từ Internet - Góc biếm họa của Tuổi Trẻ Online
|