MỤT NHỌT - ĐAU RUỘT THỪA.
1. VẾT SẸO XẤU TỪ MỤT NHỌT. 2. ĐAU RUỘT THỪA - CẮT HAY KHÔNG CẮT ?
VẾT SẸO XẤU TỪ MỤT NHỌT.
Có vài người có vết sẹo xấu trên mí mắt trên tử mụt nhọt ở mí mắt. Làm cách nào phòng tránh ? Cần tìm hiểu quá trình phát triển của mụt nhọt nói chung. Nhiễm trùng nhỏ là mụt nhọt, nhiễm trùng to gọi là áp xe. Triệu chứng áp xe là SƯNG, NÓNG, ĐỎ, ĐAU.
Xin cho tôi minh họa để cho dể nhớ :
Nơi nào có thổ phỉ thì dân tình kêu la rên siết. Thế thì sao?
- Giai đoạn 1 : thông tin từ nổi đau của dân
- Giai đoạn 2 : nhà cầm quyền làm động tác chuyển quân….quân ồ ạt vào vùng có thổ phỉ
- Giai đoạn 3 : thực hiện các chốt chận để bao vây thổ phỉ
- Giai đoạn 4 : mang xác thổ phỉ ra khỏi hiện trường
Qui trình phát triển của áp xe thì sao ?
- Giai đoạn 1 : khu vực bị nhiểm trùng lên tiếng ĐAU, ĐAU QUÁ, vùng da bên trên trở nên rất nhạy cảm, một làn gió thoảng cũng gây đau, huống hồ gí có ai đụng chạm vào.
- Giai đoạn 2 : SƯNG NÓNG ĐỎ tức là nên bị nhiễm trùng và các vùng lân cân, mao quản nở to để tạo điều kiện cho máu mang bạch cầu về (bạch cầu là các chiến sĩ). Cơ thể động viên sản xuất bạch cầu, nếu thử máu toàn thân sẽ thấy số lượng bạch cầu tăng cao gấp đôi bình thường
- Giai đoạn 3 : thực hiện các chốt chận, các hạch bach huyết nổi to nhằm chận đường không cho vi trùng tự do đi khắp nơi, đường bạch huyết nối áp xe và hạch ừng đỏ, sờ tay vàobênh nhân thấy đau… nếu không có chốt chận thì sao ???
Nếu không có chốt chân thì vi trùng tự do đi khắp nơi…thức là gây NHIỄM TRÙNGHUYẾT (gây tử vong cao) .
- Giai đoạn 4 : xác vi trùng lẫn xác bạch cầu phải tìm cách thoát ra ngoài. Làm sao thoát ra, tất nhiên.
- Phải mở cửa cho nó thoát (dùng dao mổ cho… thoát sớm …. thì khi lành không bị vết sẹo nào cả … vì vết cắt rất nhỏ trên nền da còn dảy và chắc.
- Hay để lâu ngày chúng nó tự tìm cách thoát, tìm cách chui ra, tức là cho thoát trể,chúng nó tự tìm cách là mục nát da để thoát bằng một cánh cửa to, chính cánh cửa to này là nguên nhân tạo vết sẹo to và xấu.
ĐIỀU CẦN CHÚ Ý :
- Trong giai đoạn 1 và 2 : tuyệt đối cấm xoa, bóp hay nặn… mụt nhọt, ngay cả không dùng dao mổ. Để chống đau do da bị nhạy cảm nên băng kín vùng nhạy cãm, không để bất cứ gì chạm vào làn da nhạy cảm. Cấm xoa bóp vì xoa bóp tạo điều kiện cho nhiễm trùng huyêt khi chưa …..đủ hạch bạch huyết làm chốt chận.
- Giai đoạn 3 rất cần thuốc kháng sinh uống hay chích để hổ trợ đòn quan bạch cầu.
- Giai đoạn 4 dùng dao mổ để tháo mũ sớm và để vết lành không bị sẹo xấu.
- Ngày xa xưa thì sao ? Ngày xa xưa khi chưa có kháng sinh thì, bạch cầu xử lý mụt nhọt nên cần thời gian lâu hơn.
- Cách làm thuốc dán con rắn : lấy miếng vải cắt tròn hình đồng xu, chính giữa khoét một lổ tròn…dành làm lối thoát cho mũ thoát ra một cách tự nhiên, thuốc dán. không có tác dụng diệt trùng mà chỉ có tác dụng che chở vùng nhạy cảm không bị luồng gió nhẹ gây đau. Thế thôi,
- Chính vì bệnh nhân không cãm giác đau nên kiên nhẩn chờ đời ngày mũ tự nhiên thoát ra sau khi da bên trên đã mục nát….vết sẹo to và xấu là điều tất nhiên
ĐAU RUỘT THỪA - CẮT HAY KHÔNG CẮT ?
Chuyện muôn đời : cắt hay không cắt… thì cắt nó đi cho rồi. Không đau sao lại cắt… rủi nó đau bất tử thì …ai cắt ??? Đó là nói đùa cho vui.
Chuyện kể rằng ngày xưa có những nhóm nhỏ quân nhân đi công tác vùng sâu vùng xa, nhóm này bị bắt buộc cắt ruột thừa để đảm bảo an toàn cho tánh mạng.
- Viêm ruột thừa “cấp” phải được mổ khẩn cấp: nếu không thì ruột thừa vở ra gây nhiễm trùng trong ổ bụng mà triệu chứng là VIÊM PHÚC MẠC, đẫn tới nhiễm trùng huyết và tử vong rất nhanh.
- Viêm ruột thừa “không cấp tính” vẫn cần phải mổ khẩn cấp, nếu chậm trể không mổ, viêm ruột thừa chuyễn thành đám quánh bao quanh ruột thừa, khi ruột thừa biến thành đam quánh thì không cần mổ
- Đám quánh sẽ chuyển thành áp xe ruột thừa, khi đã thành áp xe thì việc điều trị chỉ đơn giản như rạch áp xe bình thường để tháo mũ, thời gian lành bệnh kéo dài...cho tới khi không còn mũ chảy ra từ vết mổ.
Triệu chứng viêm ruột thừa là đau vùng hồ chậu phải.
Cách chẩn đoán : ấn nhè nhẹ vào hố chậu phải bệnh nhân đau ít và đột ngột rút (giở) taylên, bệnh nhân cãm thấy đau cực kỳ.
Chẩn đoán phân biệt hay các chẩn đoán khác: ở người nữ trong độ tuổi sinh sản có thể đau giống như viêm ruột thừa nhưng thật ra đó lại là có thai ngoài tử cung... càng cần được mổ khẩn cấp.
Tốt nhất nên đến bệnh viện cho chắc ăn.
Bs. Thiều
Ảnh minh họa sưu tầm từ Internet
|