Kỷ Niệm 41 Năm Phục Vụ Chiến Đấu - Danh Sách Ban chỉ huy Tổng Đội 3 và 14 Liên Đội Trực Thuộc.
Nguyễn Giáo Hóa ghi chép tháng 3/2012. Ngô Trung Trí bổ sung, cập nhật tháng 5/2019. Việc ghi chép còn thiếu xót, mong được thông tin bổ sung. NBT.
Vào tháng này 41 năm về trước (tháng 5/1978), nhiều đơn vị TNXP đang đào kinh từ các vùng ven từ TPHCM, đã lần lượt được lệnh điều động lên đường ra chiến trường để phục vụ chiến đấu, bảo vệ biên giới phía Tây Ninh. Đầu năm nay, Bộ Quốc phòng mới vừa tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 / 7-1-2019). Xin giới thiệu khái quát về LLTNXP TPHCM đã tham gia bảo vệ biên giới phía Tây Nam Tổ Quốc.
Tóm lược về lịch sử hình thành Tổng đội 3 TNXP biên giới như sau: Từ tháng 9-1977 đến giữa năm 1978, Ban chỉ huy LLTNXP TPHCM đã lần lượt ra lệnh điều động hơn 3.600 TNXP từ các đơn vị trực thuộc lên đường ra chiến trường để phục vụ chiến đấu, bảo vệ biên giới phía Tây Nam Việt Nam, cùng với bộ đội chủ lực Quân khu VII và các Quân đoàn. Đến tháng 5-1978, theo chỉ thị của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố, Ban chỉ huy LLTNXP đã thành lập Tổng đội 3 TNXP phục vụ chiến tranh biên giới với 5.000 đội viên và chia thành 14 Liên đội phối thuộc với các đơn vị chủ lực của Quân khu VII và Quân đoàn 4 chủ lực chiến lược của Bộ Quốc phòng. Đến cuối năm 1979, 14 Liên đội TNXP đang làm nghĩa vụ Quốc tế trên đất Campuchia lần lượt được điều động rút về lại TP HCM, hoàn thành nhiệm vụ và báo công với Nhân dân TP. Sang năm 1980, danh hiệu Tổng đội 3 TNXP biên giới không còn nữa. Các Liên đội trực thuộc được điều động về các Tổng đội lao động sản xuất. Rất đông cán bộ, đội viên TNXP sau khi được đơn vị khen thưởng, đã được giải quyết chính sách chuyển ngành, xuất ngũ hoặc tiếp tục học bổ túc văn hóa. (Danh hiệu Tổng đội 3 TNXP biên giới được gọi thế để dể phân biệt với các Tổng đội 3 ở giai đoạn khác. Thí dụ: trước đó có phiên hiệu Tổng đội 3 Long An).
I/ GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 9/1977 ĐẾN TRƯỚC KHI THÀNH LẬP TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI:
Đang lao động sản xuất và đào kinh đã lần lượt được lệnh điều động, TNXP đã sớm lên đường ra chiến trường để phục vụ chiến đấu, bảo vệ biên giới phía Tây Ninh. Có các Liên đội:
1/ LIÊN ĐỘI TRUNG KIÊN TỔNG ĐỘI 5 (Dương Minh Châu – Tây Ninh)
- Liên Đội Trưởng : Thái đắc Truyền, Nguyễn anh Tuấn
- Liên Đội Phó : Nguyễn thị Chi, Nguyễn văn Phương , Lê văn Ngọc
2 / LIÊN ĐỘI THỐNG NHẤT TỔNG ĐỘI 5 (Dương Minh Châu – Tây Ninh)
3/ LIÊN ĐỘI DŨNG CHÍ TỔNG ĐỘI 5 (Dương Minh Châu – Tây Ninh)
4/ LIÊN ĐỘI 1 TỔNG ĐỘI 4 (Phạm Văn Cội – H.Củ Chi)
- Liên Đội Trưởng : Lý Văn Tường
- Liên Đội Phó : Nguyễn Thị Nguyệt Nga
5/ LIÊN ĐỘI 2 TỔNG ĐỘI 4 (Phạm Văn Cội – H.Củ Chi)
- Liên Đội Trưởng : Lê Thanh Bình
- Liên Đội Phó : Lê Văn Phước
6/ LIÊN ĐỘI 3 TỔNG ĐỘI 4 (Phạm Văn Cội – H.Củ Chi)
- Liên Đội Trưởng : Châu Minh Viễn
- Liên Đội Phó : Huỳnh Văn Luận, Phạm Thị Kim Em
7/ LIÊN ĐỘI 4 TỔNG ĐỘI 4 (Phạm Văn Cội – H.Củ Chi)
- Liên Đội Trưởng: Ngô Dũng
- Liên Đội Phó : Trần Thị Minh Thủy
8/ LIÊN ĐỘI 5 TỔNG ĐỘI 7 (Lê Minh Xuân – H. Bình Chánh)
- Liên Đội Trưởng: Lê Đình Lộc
- Liên Đội Phó : Trương Đình Viễn, Dương Thị Việt Thu, Trần Thị Ái Liên
Ghi Chú:
1/ Các Liên đội Trung Kiên, Thống Nhất và Dũng Chí là những đơn vị đầu tiên đã được điều động, rất sớm đi phục vụ chiến đấu, so với các Liên đội khác. Hiện đang còn thiếu thông tin. Theo cuốn Lịch sử LLTNXP TPHCM xuất bản in năm 2012, trang 59, “Đến tháng 11/1977, Liên đội Trung Kiên được lệnh rút quân về nước. Sau đó, Liên đội được Thống Nhất và Dũng Chí được lệnh lên đường phục vụ chiến đấu . .”. Hiện đang còn thiếu thông tin. Theo Kỷ yếu 28 Xây xây dựng và Trưởng thành của LLTNXP TPHCM, xuất bản in năm 2004. Trong giai đoạn từ 28/3/1976 đến 06/9/1977, trang 56. Liên đội Thống Nhất (Q. Gò Vấp), Liên Đội Trưởng: Phạm Văn Long. Liên Đội phó: Trương Văn Học, Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn Thị Bích Châu, Huỳnh Anh Tuấn. Trang 57. Liên đội Dũng Chí (Q. Tân Bình), Chính trị viên: Nguyễn Công Quen. Liên Đội Trưởng: Nguyễn Thái Sơn. Chưa biết: ban chỉ huy thực tế khi phục vụ chiến đấu là ai, thời gian, phối thuộc bộ đội đơn vị nào, ở đâu?
2/ Liên đội Trung Kiên Tổng Đội 5 được điều động vào tháng 10/1977, phối thuộc với E4 & E16 F5 QK7 phía Thạnh Tây – Xa Mát. Liên đội Trung Kiên tham gia phục vụ 02 đợt, đợt 2 biên chế thành LĐ 304 Tổng đội 3 Biên giới.
3/ Các Liên đội của Tổng đội 4 được điều động phục vụ chiến đấu vào tháng 5/1978.
4/ Hai Liên đội 1 và 4 Tổng đội 4, phối thuộc với công binh Tiểu đoàn 1 – Đoàn 476 QK7, đóng quân và làm tuyến đường Bắc Bến Cầu – Nam Bến Sỏi Tây Ninh. Cuối tháng 7/1978, Liên đội 1 và Liên đội 4 được sáp nhập lại thành Liên đội 309 thuộc Tổng đội 3 Biên giới.
5/ Liên đội 2 và Liên đội 3 Tổng đội 4 (từng Đại đội biệt lập) được tổ chức phối thuộc với Đoàn Đặc công 429, Sư đoàn 302, Trung đoàn 25 Công binh của Quân khu 7, giai đoạn đầu phục vụ chiến đấu tại mặt trận Kà Tum – Tây Ninh. Sau đó tiếp tục hành quân sang Mi Mốt, Snoul – Campuchia cho đến tháng 11/1978 thì 2 Liên đội được lệnh rút về lại Tổng đội 4 (Củ Chi).
6/ Liên đội 5 Tổng đội 7 chọn ngày thành lập là 14.6.1978, ngày mà từ Nông trường Lê Minh Xuân TPHCM chính thức lên đường ra biên giới làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu với quân số trên 500 người và được biên chế thành 4 đại đội, đóng quân tại Rừng Nhum thuộc xã Long Phước, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, sau đó chuyển quân về xã Ta Ei trên đất bạn Kampuchia. Liên đội được phân công phối hợp với Sư đoàn 7 thuộc Quân đoàn 4. Liên đội 5 sau này được biên chế thành LĐ 303 Tổng đội 3 Biên giới.
II/ GIAI ĐOẠN TỪ SAU THÁNG 5/1978 ĐẾN KHI THÀNH LẬP TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI:
Các Liên đội đang phục vụ chiến đấu tại chiến trường được biên chế lại, để thành lập Tổng Đội 3 biên giới (theo quyết định 141/QĐ-UB, ngày 26/6/1978). Đồng thời, TNXP từ các Tổng đội khác cũng được điều động giao thêm quân cho Tổng Đội 3, theo thực tế yêu cầu của chiến trường. Ban chỉ huy Tổng Đội 3 và 14 Liên đội trực thuộc gồm có như sau:
TỔNG ĐỘI TRƯỞNG : Phan Hồng Quân – Nguyễn Công Quen
TỔNG ĐỘI PHÓ : Ông Văn Chiến – Nguyễn Anh Tuấn - Phạm Văn Long – Lê Đình Lộc - Nguyễn Văn Tâm – Võ Văn Xín - Lê Ngọc Vụ - Nguyễn Văn Tý - Thái Thị Hạnh
1/ LIÊN ĐỘI 301: Quân số tháng 4/1979 ; 441 - 60 nữ
- Liên Đội Trưởng: Dương Văn Mai – Võ Văn Đệ
- Liên Đội Phó : Đặng Ngọc Diệp – Ngô Đức Sáng
2/ LIÊN ĐỘI 302: Quân số tháng 01/1979 449 - 21 nữ
- Liên đội Trưởng: Huỳnh Thành Khương
- Liên Đội Phó : Nguyễn Kim Tuyến – Dương Thị Minh Huệ, Hoàng Thị Diễm Trang, Nguyễn Quang Đắc.
3/ LIÊN ĐỘI 303: Quân số tháng 9/1978 396 - 44 nữ
- Liên Đội Trưởng: Lê Đình Lộc –NguyễnVăn Sơn- Trang Thành Tâm
- Liên đội Phó : Trần Ái Liên – Trương Đình Viễn - Lê Văn Thọ - Trịnh Văn Sáu
4/ LIÊN ĐỘI 304: Quân số tháng 12/ 1978 254 - 45 nữ
- Liên Đội Trưởng: Nguyễn Thị Lệ, Nguyễn Huân Tước, Nguyễn Văn Nghĩa
- Liên Đội Phó : Chung Bình Minh – Lê Văn Ngọc- Đinh Thị Thu Nguyệt
5/ LIÊN ĐỘI 305: Quân số tháng 11/1978 279 - 52 nữ
- Liên Đội Trưởng: Quách Văn Long
- Liên Đội Phó : Bùi Hữu Hồng – Đặng Năm – Nguyễn Hữu Chương
6/ LIÊN ĐỘI 306: Quân số tháng 11/ 1978 322 – 55 nữ
- Liên Đội Trưởng: Cao Thiên Cường
- Liên Đội Phó : Trần Đạt Chí – Trần văn Quang – Trần Thanh Sử
7/ LIÊN ĐỘI 307: Quân số tháng 12/1978 240 - 62 nữ
- Liên Đội Trưởng: Nguyễn Đăng Phúc
- Liên Đội Phó : Trương Tự Các – Lê Tô Hà - Huỳnh Văn Thiện – Nguyễn Thị Vân
8/ LIÊN ĐỘI 308: Quân số tháng 12/1978 449 – 88 nữ
- Liên Đội Trưởng ; Lý Minh Đức
- Liên Đội Phó: Nguyễn Thị Hường – Thái Hữu Long - Châu Quang Tấn
9/ LIÊN ĐỘI 309: Quân số tháng 11/1978 400 - 78 nữ
- Liên Đội Trưởng : Lý Văn Tường – Nguyễn Văn Điền - Ngô Trung Trí
- Liên Đội Phó: Nguyễn Thanh Tùng – Nguyễn Văn Điền – Bùi Thành Trãi - Lưu Thị Nhung
10/ LIÊN ĐỘI 310: Quân số tháng 12/1978 277 – 44 nữ
- Liên Đội Trưởng ; Huỳnh Văn Hùng
- Liên Đội Phó : Lê Thị Út – Nhuyễn Thuần – Nguyễn Thiện Minh
11/ LIÊN ĐỘI 311 : Quân số tháng 01/1979 264 – 30 nữ
- Liên Đội Trưởng : Võ Văn Sắt – Nguyễn Văn Dũng
- Liên Đội Phó : Nguyễn Minh Châu – Nguyễn Ngoc Ba - Vũ Thị Chương
12/ LIÊN ĐỘI 312 : Quân số tháng 12/1978 357 - 8 nữ
- Liên Đội Trưởng : Lê Hữu Thành
- Liên Đội Phó : Trương Văn Học – Vương Thoại Đức - Nguyễn Ngọc Anh
13/ LIÊN ĐỘI 313: Quân số tháng 12/1978 469 - 119 nữ
- Liên Đội Trưởng : Lê Công Cẩn
- Liên Đội Phó : Huỳnh Hồng Nghiệm – Mai Kim Ngân -Trần Hiền Đức
14/ LIÊN ĐỘI 314 : Quân số tháng 12/1978 293 – 86 nữ
- Liên Đội Trưởng : Phan Được
- Liên Đội Phó : Nguyễn Thị Kim Thoa
Cuối năm 1979, hầu hết các Liên đội trực thuộc Tổng đội 3 biên giới, từ các nơi đóng quân tạm (các doanh trại bộ đội tại TPHCM) được điều động về tập kết tại Xã Nhị Xuân - Hốc Môn, biên chế thành các Đội sản xuất của Công trường Nhị Xuân. Năm 1980, Công trường Nhị Xuân đổi tên thành Nông trường Nhị Xuân, trực thuộc LLTNXP TPHCM.
Nguyễn Giáo Hóa ghi chép
Ngô Trung Trí bổ sung, cập nhật tháng 5/2019.
Ghi chú: Bài viết được bổ sung, cập nhật tháng 5/2019, từ bài “BAN CHỈ HUY TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI VÀ DANH SÁCH CÁC LIÊN ĐỘI TNXP THAM GIA PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM” đã đăng trên trang Web ngày 15/3/2012.
Mời xem thêm các bài:
Truyền thống Liên đội 303 TNXP Biên Giới (ngày 18-03-2012)
Họp mặt cựu TNXP Liên đội 303 – Kỷ Niệm 40 Năm Tham Gia Biên Giới Tây Nam (1978- 2018).(ngày 19-06-2018)
Hình minh họa sưu tầm từ kho tư liệu của LLTNXP TPHCM. Xin cám ơn các tác giả.
|