Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

Súng chống tăng – Tù binh - Mật khẩu

Cũng vào khoảng tháng này, năm 1978 các TNXP chúng tôi đi phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Ninh (VN) và Sway Rieng (K), nay kể lại một số kỷ niệm về hoạt động và vũ khí được trang bị như sau:

        Trang bị súng chống tăng:

        Chỉ sau một thời gian ngắn phối thuộc với Trung đòan 209- khoảng cuối tháng 6/1978 - Ban chỉ huy Trung đòan  cấp cho chúng tôi gần như mỗi người một khẩu AK với đầy đủ đạn dược,  lựu đạn M.67 và mìn định hướng của Mỹ, lựu đạn của Liên Xô, đặc biệt là súng chống tăng M.72. Súng này rất nhẹ, một người bình thường có thể mang vác 7 hoặc 8 cây súng loại này từ trạm quân giới Trung đoàn ra chốt, tuy có hơi cồng kềnh nhưng không cảm thấy nặng nhọc như gánh đạn cối hoặc đạn đại liên 12 ly 8. Trung đội trưởng Huỳnh Ngọc Điều chịu trách nhiệm hướng dẩn anh em kỹ thuật sử dụng an toàn súng chống tăng, lựu đạn và mìn định hướng. Khu vực đóng quân của Trung đoàn 209 và TNXP ở phía dưới gió. Khi Khơme đỏ phản công ở ngoài chốt thì anh em nghe rất rõ tiếng máy xe thiết giáp của địch gầm rú. Vì vậy, được trang bị loại súng này anh em TNXP vững tâm hơn. Trung đoàn cấp thêm trung liên RBD với nồi đạn lớn lắp phía dưới nhưng anh Điều nói súng đó khá nặng, khó cơ động nên thôi. Trang bị mạnh như thế nhưng chưa sử dụng lần nào vì chủ yếu là để phòng vệ và cũng vì chưa lần nào trực tiếp đối đầu với Khmer đỏ. Đến khoảng tháng 12/1978, Trung đội chúng tôi ( B1 –C2 )  hoàn trả đầy đủ súng ống đạn được cho Trung đoàn 209 để trở vể rừng Nhum.

          Bắt sống trinh sát Khmer đỏ:

          Khoảng tháng 9/1978, một Tiểu đội trên đường công tác về tới khu vực Ngã ba Chớp thì vây bắt được một trinh sát Khmer đỏ trên đường xâm nhập vào phía sau khu vực đóng quân của bộ đội ta. Người này không có vũ khí và hoạt động đơn tuyến, bị trói lại và áp giải bằng đường bộ về tới Trung đoàn. Đội viên  Nguyễn Vân  Đằng là ngườidùng đón gánh quật tù binh này xuống đất, tạo điều kiện cho anh em tới đè xuống và lấy áo trói lại. Đến tháng 10/1978, chuyện này được kể lại cho đoàn báo chí của thành phố  và sau đó được đăng trên báo Sài gòn giải phóng. Ban chỉ huy Trung đòan biểu dương chuyện bắt sống tù binh nhưng phê bình việc áp giải mà không bịt mắt khiến tên trinh sát này này thấy được các chỗ đóng quân của trung đoàn 209  và trận địa pháo của Sư đoàn 7 dọc theo lộ 241 là con đường nối liền biên giới Việt Nam với Ngã Ba Chớp.

          Mật khẩu:

          Ở trong Chớp, đi tải thương, tải đạn ban đêm thì không cần phải dùng đến mật khẩu. Những tuyến cũ thì đã quen đường, cả TNXP và bộ đội đều biết chỉ có người của mình mới di chuyển trên những tuyến này. Còn tuyến  mới thì nhất định phải có bộ đội hướng dẩn và đi kèm với mình. Riêng con đường đất nối liền Chớp với Rừng Nhum khi đi lẻ ban đêm thì nhất thiết phải sử dụng mật khẩu nếu có chốt của bộ đội lên tiếng trước. Tôi và y tá Cù Đức Lộc có ba lần đi họp ngoài Rừng Nhum và về khuya trên tuyến đường này. Trước khi đi chúng tôi phải báo cáo với chính trị viên  đại đội vận tải C22 hoặc chủ nhiệm hậu cần trung đoàn biết. Các đ/c này sẽ cho tôi biết mật khẩu sử dụng vào thời điểm đó là gì. Tôi nhớ các anh dặn dò rất kỷ nội dung mật khẩu chỉ là những con số: bên bộ đội hỏi bằng một chữ số và TNXP chỉ trả lời cũng bằng một chữ số sao cho cả hai số này cộng lại là 7. Ví dụ, bộ đội nói số 2 thì TNXP phải nói số 5, bộ đội nói số 3 thì TNXP phải nói số 4. Nhưng cả ba lần về khuya mỗi lần phải đi bộ chừng 5-6 giờ đồng hồ mà chưa lần nào chúng tôi phải sử dụng đến mật khẩu. Có lẻ sau tập kích ở Kaokisom hồi cuối tháng 7 vào hậu cứ  Sư đòan, Khmer đỏ đã bị quét sạch ra xa con đường đất tiếp viện duy nhất nối liền Chớp với Rừng Nhum.  Bên bộ đội còn căn dặn nếu về khuya mà phải đấu súng với Khơme đỏ thì cứ bình tỉnh bắn trả từng phát một, không nên bắn liên thanh. Các anh giải thích rằng bắn  từng phát một có nghĩa là mình đã biết được vị trí của địch và tác xạ có mục tiêu cụ thể và đối phương cũng hiểu rằng ta đang chú ý tìm và tiêu diệt họ. Còn phản ứng liền bằng cách bắn liên thanh trong khi chưa xác định địch đang ở đâu thể hiện tinh thần của người bắn đang có sự bất an, vừa không tiết kiệm đạn mà bản thân lại bị lộ mục tiêu. Mỗi người chúng tôi khi đi chỉ mang theo 2 băng đạn gần 60 viên, nếu bắn liên thanh ào ạt và  giao tranh kéo dài thì sao ?

                                                                                Nguyễn Văn Nghĩa


Ảnh minh họa từ Internet



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á