THEO CHÂN SƯ ĐOÀN 7 VỚI CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG PHNOMPENH.
Nếu tình cờ các bạn thấy tấm ảnh một Trung đội TNXP được chụp trước cửa nhà hát lớn Phnompenh, thì đó chính là đơn vị TNXP đầu tiên tham gia cùng bộ đội vào giải phóng Phnompenh đấy. (Bài tham gia "Chuyện bây giờ mới kể"). Sáu Già
Tháng mười hai năm một chín bảy tám, được phân công của Ban chỉ huy Liên đội tôi phụ trách C1 và C3 , [đúng ra chỉ có một trung đội của C3 thôi, nhưng có C trưởng Đặng Đức Thắng đi theo B này]. Bấy giờ Liên đội bộ đóng ở Ta Oan thuộc huyện Soài Tiệp, tỉnh Soai riêng trên đất K. Xa hơn 1 km là B2 C3 Của C trưởng Thắng. Trên 3 km nữa là C1 của C trưởng Nguyễn Anh Tuấn [ 9 Tuấn ] Còn Ta Oan thì phải đi theo đường Bến Sỏi, qua ngã 4 nhà thương thêm 7 km nữa thì đến.
Ngày ba mốt tháng mười hai :
- 11 giờ sáng họp giao ban với 2 C trưởng tại Liên đội bộ.
- 9 Tuấn báo là đi về họp suốt gần 5 cây số nhưng không thấy một đơn vị nào, cả bộ đội và TNXP.
- Thắng báo là Tổ truyền tin của D26 củng đi mất rồi.
- 14 giờ Phân công Vũ Duy Ngọc Y tá Liên đội kiêm trưởng cơ quan và giao nhiệm vụ chuyển cơ quan về An Thạnh - Bến Cầu.
- 16 giờ mang danh sách đề nghị khen thưởng cuối năm về Phòng chính trị Sư bộ, nhưng không gặp ai, kể cả vào Sư bộ cũng không còn đồng chí vệ binh nào .
- 20 giờ C trưởng Thắng xin lệnh rút về Liên đội bộ vì bị trinh sát địch gây rối liên tục , đến 22 giờ toàn bộ B2-C3 hành quân an toàn về Liên đội bộ .
Ngày 01 tháng giêng năm 1979:
-16 giờ : 04 “ Ông già đầu bạc “ đại bác 122 ly vào vị trí an toàn , cách Liên đội bộ 100 m , Trợ lý tác chiến Nguyễn Hồng Đức than “ Khổ rồi anh Sáu ơi, kịểu này mình bị ăn đạn phản pháo của địch là cái chắc “.
- 20 giờ Liên đội bộ trừ đ/c đang gác còn lại 7 người tuột hét xuống đất ( vì ở nhà sàn ) do pháo địch nả vào gần 15 phút, may thay.. không ai bị tróc sơn .
Ngày 02 tháng giêng năm 1979 :
- 11 giờ D29 cho một xe tải và chuyển xong hậu cần và Liên đội bộ với 7 đ/c ra An Thạnh - Gò Dầu .
-17 giờ quá giang xe D 25 chuyển B2-C3 ra tuyến trước .
-18 giờ 30 Địch dánh rát quá, tạm biệt B2-C3 vì xe không lên được, vác ba lô và cây AK bá xếp lên trên tìm C1.
- 20 giờ gặp Trung Đoàn bộ 38 nhưng bị đuổi về tuyến sau, vì : “ không có nhiệm vụ ở đây “, lên xe cùng với thương binh, tử sĩ về lại tuyến sau, ngồi đại xuồng sàn xe thôi mỏi quá rồi, mặc kệ máu me. Máu của đồng chí mình chứ ai đâu .
- Hơn 20 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau, gặp lại B2-C3 tại Phẩu 22 tiền phương, cùng với anh em cáng tử sĩ và thương binh vào Phẩu.
Ngày 03 tháng giêng năm 1979.
- Tin vui : Mặt trận Soai riêng vỡ, địch rút chạy. Đại quân ta truy đuổi về Soai riêng.
- Tin buồn : TNXP Nguyễn Quý Vỹ thuộc C1 đạp phải mìn : hy sinh.
Ngày 04 tháng giêng năm 1979.
- Cùng B2-C3 lên tuyến trước, dọc đường gặp anh em C1 và C trưởng 9 Tuấn nhưng chỉ chào hỏi thôi, không trao đổi được gì , vì C1 đang thu dọn chiến trường Soai riêng xong thì trở về An Thạnh – Gò Dầu .
- Tỉnh lỵ Soai riêng đây rồi, lúc tham gia chiến dịch biên giới Tây nam đến giờ, mới thấy được cây cầu bê tông còn nguyên vẹn, thấy được dãy nhà tường cất theo kiểu Pháp nơi Ban chỉ huy D 25 dặt trạm còn nguyên, chắc là do địch tháo chạy vội vả không kịp phá hủy, kia rồi quân cách mạng giải phóng Kampuchia đang khui hầm radio chất thành đống như một công sự cá nhân, chắc chắn đây là tài sản của người dân bị chế độ diệt chủng tịch thu đây.
- Chiều cùng ngày xe chở đến Tabet là một địa danh thuộc tỉnh Soai riêng cách Phà NietLuong khoảng 3 km và được giao nhiệm vụ chốt giữ tuyến đường huyết mạch : quốc lộ 1 nối liền Saigon-phnompenh. Tại nơi đây có nhửng kỹ niệm khó quên đối với từng cán bộ chiến sỹ của B2-C3 , cụ thể như sau :
1/ Không phải đi rà mìn nữa vì toàn bộ cung đường được giao là đường nhựa,
2/ Lần đầu gặp được người dân Kampuchia, do họ bị tập trung sống theo chế độ Công xã. Nay được quân giải phóng kampuchia đập tan chế độ diệt chủng. Họ lủ lượt trở về nhà, tôi không tự đoán được bao nhiêu, nhưng chốt của B2-C3 là một kho muối hột và khăn rằn. Với đoàn người lầm lũi về quê ấy, ngày cũng như đêm, lúc nào cũng thấy bóng dáng họ hai bên đường, đến chốt TNXP luôn có hai người trực, im lặng đưa tay nhận chiếc khăn trước, xong quàng một đầu qua cổ, đầu còn lại họ mở rộng hai góc khăn ra để nhận một tô muối cở bằng 3 chén ăn cơm của ta bây giờ. Xong thít chặt lại và quay ra lầm lũi đi tiếp. Chỉ từ chiều mồng 4 đến sáng mùng 7 tháng 01, một kho ước 40 tấn muối sạch sẻ và “ thơm ngon đến hạt cuối cùng “ .
3/ Củng là lần đầu trên chiến trường anh em được đốt đèn trên chốt, mà lại đốt sáng cả vùng mới ghê chứ, số là kinh nghiệm chốt trên đường nhựa luôn nguy hiểm hơn đường rừng nên anh em có sáng kiến lấy hai quả đạn pháo 105 ly tịch thu được, tháo đầu nổ xong đặt cách chốt mỗi dầu khoảng 100 m. Ôi nó cháy cả đêm và sáng lạ lùng. Đả quá?
Trưa 07 tháng 01 năm 1979 : tin vui tới tấp bay về : GIẢI PHÓNG PHNOMPENH RỒI “ và trưa 08 tháng giêng năm ấy tập thể B2-C3 là đơn vị TNXP đầu tiên được vào Phnompenh và được phân công chốt giữ nhiều vị trí quan trọng lúc bấy giờ .
SÁU-GIÀ - Lược ghi
Ảnh minh họa sưu tầm từ Internet và tư liệu của LĐ 303
|