|
NHỚ VỀ NHỮNG TNXP THÀNH PHỐ.
Đc Đào Văn Đảm - Cựu Chiến Binh Sư Đoàn 7. Sư Đoàn 7 là đơn vị mà trước đây Liên Đội 303 đã từng phối thuộc, đã phục vụ chiến đấu bảo vệ Biên giới phía Tây Nam Tổ quốc. Quá trình công tác ấy, đã nhớ lại những kỷ niệm xúc động, nhiều chi tiết phong phú và lịch sử sinh động. Nhân vừa kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/07 vừa qua, để tưởng nhớ về những Liệt sĩ TNXP, xin trân trọng giới thiệu bài viết và cám ơn tác giả. NBT
Chiến tranh đã lùi xa 36 năm. Nhưng hình ảnh những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi, mang màu áo của Lực Lượng Thanh Niên Xung Phong thành phố Hồ Chí Minh trên biên giới Tây Ninh, trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1978 vẫn còn in đậm trong tâm trí chúng tôi, những người lính của Sư Đoàn 7. Đặc biệt là sự hy sinh vô cùng dũng cảm của Họ trong trận tập kích của 4 đại đội quân Ponpot đặc biệt luồn sâu vào nơi trú quân của 24 TNXP đi cùng Sư đoàn 7 rạng sáng 22/7/1978 tại Kokisom tỉnh Svayrieng. Dạo ấy từ tháng 9 / 1977 quân Pôn Pốt đã đánh sang Bến Cầu, Bến Sỏi, chúng giết chóc, đốt phá man rợ lắm … Bộ đội mình đánh bật nó về bên kia biên giới. Nhưnh nó không chừa, cứ ngày ngày pháo kích, tập kích sang đất ta gây bao đau thương cho đồng bào biên giới. Buộc ta phải đưa chiến tranh sang đất địch để phía sau củng cố tuyến phòng thủ biên giới. Lúc ấy Quân Đoàn 4 được tăng cường chừng 800 - 900 TNXP của Thành phố HCM với nhiệm vụ cùng Sư đoàn tải hàng, sửa đường cứu hộ, kéo pháo cùng bộ đội lên tuyến trước và tải thương di chuyển hàng về phía sau. Về mùa mưa con đường đất chính ra phía trước 241. Ngày nước lầy lội có đoạn đi được ô tô, đoạn phải xuống hàng tăng bo bằng gùi, mang vác hoặc đẩy xuồng trên đồng nước.
Họ (TNXP) ăn ở chẳng khác gì cánh Lính chúng tôi, cũng bì bọp trên hầm hào ngập nước, tăng võng dưới gốc cây lúc yên bình, cũng chịu pháo mồ côi, khi pháo điểm của quân Ponpot. Củng cơm, bobo cá khô thời ấy và củng có thể bất ngờ bị tập kích vào đêm mặc dù họ đi cùng Sư đoàn bộ, vì nhà cửa thưa thớt ở vùng chốt rộng mênh mông hoang vắng, mà tụi Pôn Pốt lại sở trường về đánh luồn sâu, tập hậu đối phương nhất là sở chỉ huy, hậu cần. Cánh nam giới ở vùng chiến tuyến đã khổ sở, thiếu thốn trong sinh hoạt rồi. Là những nử TNXP họ lại càng phải chịu đựng hơn.
Ai đã trải qua những ngày tháng trên biên giới lúc ấy càng cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, thiếu thốn, nguy hiểm thế nào của các nử TNXP. Mùa mưa đến mưa dầm dề, trắng trời, thối đất, những phum - ấp hoang tàn, vắng lặng vùng biên chơ vơ như những ốc đảo, buồn bả sau những hàng thốt nốt. Muỗi bay rào rạt tưởng chừng quơ tay là tóm được cả nắm. Nó kêu vo vo như sáo thổi, chỉ cần hở người ra một tí là nó chích tê người. Nhưng những cái đó mới chỉ là khổ thôi, còn do địa hình thưa thớt, chổ đóng quân tiếng là Sư bộ bên cạnh có các Tiểu đoàn trực thuộc công binh, trinh sát, thông tin, kho tàng, phòng ban nhưng rải rác lắm, TNXP củng phải tự gác, bảo vệ mình như bao chiến sỹ mặc dù phía ngoài là các chốt của bộ binh. Nhưng tuyến phòng thủ rộng lắm, quân Pốt lại luôn luồn sâu quấy phá, tập kích, bắt cóc thường xuyên. Hình ảnh những TNXP đặc biệt với những cô gái Sài gòn nói giọng dể thương, tiếng " dạ " ngọt ngào đậm chất nam bộ, lính bắc nghe khoái lắm, họ đã quá quen thuộc với lính sư 7, từ anh lính hậu cần, các D trực thuộc và cả những anh lính trên chốt đi ngang qua. Từ Long Giang, Long Trử, Tà Y, Kokisom, ngã 3 Cốc ... TNXP ngày đêm đều có bóng dáng họ. Củng là dân Thàng phố mà họ bắc nhịp đời sống chiến binh rất nhanh. Tuổi đôi mươi trên ba lô mang nặng, thỉnh thoảng tôi bắt gặp cả những cây ghi ta và những cặp kính cận, những cô cậu " xung phong " thư sinh nữa . Họ đã rời Thành phố ra biên giới không quản hiểm nguy. Tôi đã gặp tiếng đàn ghi ta ấy một lần khi ngang qua chổ họ. Họ đã mang chất " xung phong thành phố " trẻ trung, lịch lảm và ngang tàng của người nam bộ làm vui lên một vùng đầy lính.
Và. Trung đội TNXP đi cùng Sư 7. Đợt ấy có 24 anh chị em, có 7 cô gái cở chừng 17- 20 tuổi. Và Kokisom đêm đau thương ấy ... Sau 36 năm tôi không thể nào quên được họ đã hy sinh đau đớn trong anh dũng khi bị quân Pôn Pốt vào tập kich. Thủ trưởng Mười Kim cho trinh sát do trợ lý Việt và công binh do Tiểu đoàn Trưởng Giáp đánh sang tiếp viện, Tiểu đoàn 5 ở ngoài chốt do anh Hoàng Đình Hội chỉ huy quặp về vây quân Pon pốt lại tầm 4 giờ chiều, ta cơ bản tiêu diệt bọn luồn sâu 95 thằng chết, 10 bị ta bắt sống và thu 4 máy thông tin cùng súng đạn.
Khi chúng tôi sang đến chổ TNXP. Thì trừ một nữ TNXP thoát chết do máu và bùn đất bọn nó tưởng em đã chết nên bỏ đi, còn tất cả anh dủng hy sinh. Nhiều năm trôi qua nhưng hình ảnh những TNXP Thành phố. Đặc biệt là những nữ TNXP đã dũng cảm lên biên giới và đã anh dũng hy sinh làm tôi và bao đồng đội ở Sư 7 vẩn đau đáu một nổi xót thương và kính trọng. Không rỏ mai sau cái địa danh Kokisom nhỏ nhoi, nghe ghê rợn và oai hùng ấy có được lưu danh như những ngả ba Đồng Lộc, Truông Bồn.. Họ đã rất xứng đáng và có quyền được tôn vinh. Bởi họ đã tiếp nối truyền thống đàn anh, đàn chị trong Lưc Lượng TNXP và đặc biệt khi ngoài kia biển đông đang dậy sóng ...
Đông Hưng - Thái Bình 10 tháng 7 năm 2014 .
Đào Văn Đảm - Cựu Chiến Binh Sư Đoàn 7
Ảnh minh họa theo tư liệu riêng của LĐ 303 Cựu TNXP - TPHCM.
|
|