Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

TRUNG ĐỘI B 41

Ghi theo lời kể của anh Trang Thành Tâm và anh Nguyễn Hồng Đức

       a--  Chiến trường Soài Riêng ngày 15/6/1978:

           Trích sách  Lịch sử Sư đoàn bộ binh 7:

         - 5 giờ : pháo binh ta đồng loạt nhả đạn, bộ binh, xe tăng nâng đội hình lên tuyến xuất phát  xung phong.

          - 5 giờ 30 phút: Sư đoàn trưởng cho pháo chuyển làn và lệnh cho các đơn vị xung phong đánh chiếm mục tiêu. Trung đoàn 141 chiếm được khu nam Kokisom.

          - 8 giờ 40 phút :Trung đoàn 209 làm chủ khu vực Chóp sau khi đánh chiếm xong khu vực Cốc, đến gần trưa đánh lên phía bằc Chóp 3 km, bắt liên lạc được với Trung đoàn 2 Sư đoàn 341.

         Vậy là trong ngày 15/6, trước sức tiến công bất ngờ, mãnh liệt và đồng bộ của ta, Trung đoàn 23 ( Sư đoàn 290 ), Khơ me đỏ tan rả. Chúng ta chiếm được bốn mục tiêu ban đầu của chiến dịch tiến công Đông – Đông Bắc thị xã Soài Riêng là: Svay Chek. Ngã ba Chóp, Prey Toteng, Prey Tà Oan. Hai đại đội Khơme đỏ bi tiêu diệt,  một đại đội. khác bị thiệt hại nằng nề.

      b- B1 C1 Liên đội 303 tới rừng Nhum chiều 14/6/1978.

           Chiều 15/6 mưa lớn, B1 C1 được lệnh vào Chóp phục vụ chiến đấu cho trung đoàn 141. Anh Nguyễn Hùng Dũng là B trưởng, anh Lương Việt Huân là B phó, anh Trang Thành Tâm là C phó chính trị phụ trách trực tiếp. Anh em được phổ biến là cứ hành quân bộ, chừng nào có bộ đội ra đón thì đi theo. Tới ngang khu vực chùa Cốc thì trời sập tối, có bộ đội ra hướng dẫn chúng tôi vào tạm trú qua đêm cách đường lộ gần trăm mét. Như vậy là chúng tôi đã dừng quân qua đêm đúng ngay tại khu vực đã xảy ra giao chiến lúc ban ngày.

         Sáng hôm sau 16/6, chúng tôi tiếp tục di chuyển vào Ngã ba Chóp. Đến  khu vực này chúng tôi  thấy rất nhiều tử thi Khơme đỏ còn nằm dài trên lộ nhựa, nhiều hộp đựng cơm đan bằng lá thốt nốt vứt đầy ruộng. Bên bộ đội cho biết một ngày trước đó đã xảy ra giao tranh lớn tại đây.

         Nếu tính theo đường bộ thì tuyến hành quân của trung đội chúng tôi như sau :

-          từ Rừng Nhum  đến Ngã Ba Trâu chết thì đụng con đường đất mang số 241

-          đi hết con đường đất này khoảng 30 km thì đụng một con đường nhựa mang tên đường số 7, hình thành giao lộ có tên là Ngã ba Chóp.

-          rẻ qua bên phải đường nhựa là về hướng huyện Sam Rông, đi thêm khoảng 1km là đến nơi đóng quân của trung đội 1.

            Hai bên đường nhựa có nhiều cây lớn,  trên ruộng có nhiều cụm thốt nốt, dừa, rải rác đây đó có nhà sàn mà kế bên thường có nhiều bụi tre gai. Chúng tôi trú đóng trong một nhà sàn và vài căn nhà lá rải rác chung quang.

    c-Vậy tại sao B1  có thêm cái tên  trung đội B 41?

  Anh Trang Thành Tâm cho biết:

         Trung đội B1 do anh phụ trách có đúng 41 người, phục vụ chiến đấu cho trung đoàn 141 nên anh em đặt tên là B41, trùng với tên gọi của súng B 41 trang bị cho bộ đội để chống tăng, thiết giáp và công sự của địch. Ý nghĩa của cái tên trung đội B 41 là  để xác định nhiệt tình cách mạng TNXP trên chiến trường biên giới Tây Nam – nếu phát huy tốt- cũng dữ dội như sức công phá của đạn súng B41.

   d- Kỷ niệm khó quên đối với anh em B 41 là tham gia phục vụ trong trận đánh chiếm mục tiêu chùa Hận. Bây giờ chắc không ai còn nhớ vì sao có cái tên này. Anh Nguyễn Hồng Đức, trợ lý tác chiến Liên đội 303 cho biết địa hình khu vực chùa Hận như sau:

       Đây là một gò đất rất lớn, chung quanh là đồng ruộng. Trên cái gò này là cả một rừng cây thốt nốt già dày đặc tạo thế phòng thủ rất kiên cố cho lực lượng Khơ me đỏ đang án ngữ tại đây. Và từ đồng ruộng bên ngoài nếu đi vào chùa Hận thì bắt buộc phải đi qua một con đường đất duy nhất. Đây là yêu tố hoàn toàn bất lợi cho lực lượng bên ngoài nếu muốn tấn công vào bên trong cái rừng thốt nốt rậm rạp này.

      Theo kế hoạch tác chiến thì đây là trong nhiều mục tiêu phải thanh toán  nhằm bảo đảm an toàn cho hành lang chiến dịch Đông – Đông Bắc thị xã Soài Riêng. Anh Trang Thành Tâm cho biết: Trước ngày tấn công, đại đội trưởng xe tăng T 54, chỉ huy tiểu đoàn công binh cùng tôi và B trưởng Nguyễn Hùng Dũng khảo sát thực tế con đường độc đạo này để xác định những đoạn đường mà TNXP và công binh phải hoàn thành chống lầy. Ngoài ra anh em B 41 còn phải tải đạn và tải thương cho một cánh quân của trung đoàn 141 tham gia trận đánh. Bên ta quyết đánh, bên địch quyết giữ. Giao tranh ác liệt. Chiến trường bất phân thắng bại. Hỏa lực của Khơme đỏ được bức tường thiên nhiên là rừng thốt nốt che chở, thả sức khạc đạn tạo thành một lá chắn khó thể xuyên thủng. Tham gia trận đánh dữ dội này anh em B 41 phục vụ hết mình, không ngán ngại hiểm nguy, chỉ mong sao tiếp lửa cho bộ đội diệt thù bảo vệ bình yên biên giới. /.

                                                                                   Nguyễn Văn  Nghĩa ( 15-27/8/2015 )


Ảnh minh hoạ do tác giả cung cấp.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á