Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT - Tập 4 : Cha và con đối mặt trên chiến trường

Năm 1975 theo đoàn quân tiến công giải phóng Sài Gòn, Hai Quang đụng độ với đoàn quân của Trường người con trai ruột của mình trên mặt trân Long Khánh, hai bên tử chiến ác liệt nhưng không hề biết người thân mình đang bên kia chiến tuyến.

Tập 4 : Cha và con đối mặt trên chiến trường

Đầu năm 1973, các bên tham chiến đã ngồi lại và ký kết Hiệp định Paris để chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam. Theo hiệp định này toàn bộ quân đội Mỹ rút về nước nên Trường không còn làm thông địch viên cho lính Mỹ nữa, bị chuyển qua lính Biệt Động Quân, đơn vị Trường hoạt động trên chiến trường Miền Đông Nam bộ, khi thì ở tỉnh Phước Long, khi thì chuyển qua Long Khánh hay Tây Ninh.

Ngoài gia đình Trí là bà con bên bà Nội, Trường không còn người thân nào sống ở Sài Gòn, nên khi nghỉ phép Trường hay ghé nhà Trí chơi.

Bác sỹ Trí nói với Trường : “Chú nghỉ phép kỳ này được mấy ngày, hay ở lại đây chơi với gia đình anh nghe”.

Trường trả lời : “ Vừa rồi tụi em đụng trận lớn với Việt cộng ở Phước Long, hai bên thiệt hại cũng bộn, khi quân dù được điều động lên thay thế, tụi em được rút ra về căn cứ để củng cố bổ sung thêm binh sỹ, em tranh thủ xin nghỉ phép 24 giờ về Sài Gòn chơi. À lúc này anh có tin tức gì về chị Hồng Nhung không, mới đây mà gần hơn 2 năm rồi”.

Bác sỹ Trí đáp: “ Từ ngày cô ấy bị kết án và tạm giam ở Chí Hoà, anh còn đi thăm nuôi được mấy lần, nhưng khi chuyển đi ra Côn Sơn thì biệt tăm luôn, họ không cho người thân hay biết tin tức gì nữa. Qua một vài người quen làm việc ngoài đó cho hay là cô ấy vẫn còn sống nhưng bị biệt giam và sức khoẻ rất yếu. À có chuyện này, em có biết việc chú Hai Quang – ba em đã trở về Nam chưa ?”

Trường : “ Ba em à ! Ổng đi khi em còn nhỏ nên không còn nhớ mặt mũi ra sao nữa. Lúc này bà con ở Sài Gòn ngoài gia đình anh ra thì chẳng còn một ai, từ lúc bị chuyển qua lính Biệt Động Quân đánh nhau liên miên, lâu lâu mới được vài ngày phép về Sài Gòn nên em chẵng biết ổng bây giờ ở đâu, sống chết ra sao cả”.

Bác sỹ Trí : “Tháng trước anh có về quê dự đám giổ nhà thiếu tá quận trưởng Cần Giuộc, trong lúc kể chuyện ông có cho hay là Ông Hai Quang, một Hùm Xám của Cần Giuộc lúc xưa theo Việt Minh ra Bắc, nay đã hồi kết hoạt động ở vùng Miền Đông Nam bộ. Không biết chừng có khi nào hai cha con em đụng độ nhau trên chiến trường hay không ?”

Trường nói : “ Chiến tranh mà anh ! em nghỉ ở đất nước này không riêng gì anh em mình mà còn có nhiều gia đình khác đều có người thân ở cả hai phe đối nghịch nhau. Mình phải cầm súng và chiến đấu để tồn tại và tự bảo vệ cho mình, mình không bắn họ thì họ củng bắn mình, người Việt mình đánh với người Việt không biết ai là người hưởng lợi đây ?”

Năm 1972 Hai Quang được lệnh đi B, từ khi xa nhà ra Bắc, ông luôn mong được hồi kết trở về hoạt động lại trên quê hương Cần Giuộc, nhưng theo lệnh cấp trên điều động ông về làm Trung đoàn trưởng 141 sư đoàn 7. Đơn vị ông từ Campuchia hành quân về Miền Đông , tham gia tấn công Lộc Ninh. Trung đoàn 141 và Trung đoàn 165 tấn công đường 13, cắt tiếp viện An Lộc. Khi Sư đoàn 9 tấn công An Lộc, đội hình Trung đoàn 209 về lại Sư đoàn 7 chốt chặn khu vực Tàu Ô - Chơn Thành. Sau chiến dịch, Sư đoàn 7 được giao nhiệm vụ tiến hành vây lỏng An Lộc.
Đầu năm 1975, Sư đoàn 7 được phối thuộc Trung đoàn 3 Sư đoàn 9 tham chiến chiến dịch đường 14 - Phước Long, Quân đoàn 4 chuyển sang hướng Đông được phối thuộc Sư đoàn 6 và Sư đoàn 341 để tiến đánh thị xã Xuân Lộc.

Xuân Lộc là thủ phủ tỉnh Long Khánh. Thị xã này có Quốc lộ số 1 và đường sắt xuyên Việt đi qua, có ngã ba Dầu Giây là điểm cuối của đường 20 từ Đà Lạt về, có đường 56 nối với Vũng Tàu; cách Sài Gòn 60 km về phía Đông - Đông Bắc, cách Biên Hòa 25 km về phía Đông. Địa hình khu vực này không quá phức tạp, gồm nhiều đồi thấp xen giữa các cánh đồng, bãi sắn, vườn cây. Phía Nam có điểm cao Tân Phong cao 300 m, phía Tây có điểm cao Núi Thị rất thuận lợi cho quan sát chiến trường, tổ chức chỉ huy phòng thủ.
Với mục tiêu biến Xuân Lộc thành "cánh cửa thép" phòng tuyến bảo vệ cho Sài Gòn từ hướng Đông, Xuân Lộc thành cụm cứ điểm mạnh với hai trung tâm chính là tiểu khu quân sự Long Khánh và căn cứ sư đoàn 18 bộ binh, hai tiền đồn quan trọng là Núi Thị và Tân Phong với nhiều boong ke, lô cốt, hầm ngầm.

Khi các lực lương bộ đội giải phóng bước đầu đánh chiếm được sở chỉ huy Sư đoàn 18 và dinh Tỉnh trưởng Long khánh, thì cùng lúc đó Trường trở lại đơn vị sau khi nghỉ phép tại Sài Gòn, Liên đoàn 33 Biệt Động Quân của Trường sau khi bổ sung quân đã được tung vào làm lực lượng tăng viện đánh phản công tái chiếm Xuân Lộc .

Trong cánh rừng cao su Xuân Lộc hai bên đánh nhau quyết liệt giành giật từng mét đất, từng gốc cây, lúc này trận địa hai bên đan xen nhau trong thế cài răng lược giữa một bên là Trung đoàn 141 bộ đội do Hai Quang chỉ huy và bên kia chiến tuyến, Liên đoàn 33 Biệt Động Quân trong đó có Trường đang đánh phản công . Hai cha con Hai Quang và Trường đối đầu nhau trên cùng một chiến trường nhưng nào có biết.

Quần thảo nhau một ngày một đêm chưa phân rõ được thắng bại, Hai Quang điện về xin chi viện pháo binh. Trong các cánh rừng cao su ở đây đã bắt đầu tối dần mặc dù chỉ mới hơn 5 giờ chiều mà thôi, từng loạt đạn pháo của lữ đoàn 28 bộ đội cấp tập nã vào trận địa của Trường làm cho nhiều người bị tử thương và đội hình chiến đấu bị phá hủy, một trái pháo 105 ly nổ gần đó cát đá văng tứ tung , hai người lính kế bên gục xuống, một miễng pháo xuyên qua nón sắt cắm vào đầu làm Trường ngất đi.

Sáng hôm sau tỉnh dậy thấy ê ẩm cả người, cái đầu đâu như có ai lấy búa bổ vào, không thể ngồi dậy được, mở mắt nhìn quanh, trên các khoản rừng còn ngổn ngan cây cối gãy đổ , còn đầy khói súng xen lẫn mùi khét của thịt da người do bị đốt trong cánh rừng cháy xém. Lúc này Trung đoàn 141 bộ đội đang làm chủ tình hình, nhiều xác lính Biệt Động Quân bị tử thương do đạn pháo còn nằm rãi rác chung quanh.
Tuy chỉ bị dính một miễng pháo nhỏ nhưng lại trúng một chỗ nhược trên đầu nên máu ra rất nhiều làm ướt đẩm cả áo làm cho cơn khát như cháy cả cổ họng càng lúc càng tăng, không thể đúng dậy nổi , các cơ bắt đầu co giật như muốn kết liểu mạng sống của Trường.

Lúc này Hai Quang cùng với các vệ binh đang thu dọn chiến trường, nghe tiếng rên rĩ từ sau một gốc cao su già, ông ra lệnh : “ Các chú dừng lại chia hai hướng cẩn thận tới kiểm tra xem là ta hay địch”.
Một cận vệ lên tiếng : “Báo cáo Thủ trưởng một tên địch bị thương nặng ở đầu do mất nhiều máu nên rên rỉ và bắt đầu co giật nếu, nếu không được cứu chữa thì nó chết chắc”.

Hai Quang nhìn người lính trẻ nằm trên vũng máu và nói với cận vệ :
“ Khi còn cầm súng thì họ là kẻ thù và chúng ta cần phải tiêu diệt ngay, nhưng giờ đây khi trúng đạn, bị bắt thì họ là tù binh và cũng là người Việt Nam như chúng ta. Chú cho y tá cấp cứu gấp, tôi cần người này sống để khai thác thêm các thông tin về tình hình của quân địch”.

Nhờ được băng bó lại vết thương và tiếp thêm dịch truyền nên Trường đã thoát qua cơn ‘Thập tử nhất sinh’ trong gang tất. Khi Trường vừa hồi tỉnh đã được đưa đến liều chỉ huy, Hai Quang hỏi :
“Chú em tên gì ở đơn vị nào, ai là chỉ huy, quân số bao nhiêu, ngoài đơn vị chú ra thì lực lượng phản công còn có thêm đơn vị nào và đội hình bố trí ra sao ?”
Nghe người chỉ huy hỏi bằng giọng Nam nên Trường thắc mắt trong bụng nhưng không dám hỏi ‘ Ủa sao bộ đội toàn là ngưởi Bắc hết nhưng ông chỉ huy này lại là nói giọng Nam’. Đang suy nghĩ vẫn vơ thì nghe tiếng quát của người cận vệ :
“ Bộ mày không muốn sống nữa hay sao mà không chịu trả lời”.
Biết mình vừa được họ cứu sống và muốn có cơ hội sống tiếp thì phải khai ra những gì mà mình biết, dù ghì thì đơn vị mình cũng đã bị tan rã rồi còn gì bí mật nữa đâu mà giấu, suy nghỉ đến đây trường nói :
“ Tôi tên Trường cấp bật Trung sỹ tiểu đoàn 64, liên đoàn 33 Biệt Động Quân, liên đòan tôi có 3 Tiểu đoàn mang số hiệu 64, 83, 92 được tăng viện cho sư đoàn 18 bộ binh để phản kích tái chiếm lại sở chỉ huy Sư đoàn và dinh tỉnh trưởng Long Khánh”.

Hai Quang hỏi tiếp : “ Ngoài Liên đoàn biệt động quân của chú còn có thêm các đơn vị nào được được tăng viện hay không ?” .

Trường trả lời : “ Thưa chỉ huy tôi chỉ biết là ngoài chúng tôi thì còn có Lữ đoàn 1 của dù, các chiến đoàn của Sư đoàn 18 cùng được sự yểm trợ của lữ đoàn 3 thiết kỵ và các oanh tạc cơ từ Biên Hòa tiếp ứng”.

Khi Trường vừa nói dứt lời thì đã nghe tiếng máy bay từng tốp nối nhau nhào xuống ném bôm vào trận địa rừng cao su Xuân Lộc, 30 phút sau mé bià rừng đã xuất hiện nhiều tốp xe tăng M48, xe bọc thép cùng bộ binh lính Cộng hòa liên tục nhã đạn về phía Trường.

Hai Quang tổ chức ngay đội hình phòng ngự chống phản kích, cự ly từ các chốt phòng ngự của quân ông đến chỗ các xe tăng địch còn khá xa ngoài tằm bắn của B40, B41, ông quyết định cho các đại đội hỏa lực của trung đoàn dùng cối 82 ly,cối 102 ly, súng DK 75 ly, pháo phòng không 37 ly hạ nòng tập tung đánh vào lực lượng xe tăng và xe bọc thép nhằm chận mũi tấn công trực diện của địch quân, sau hơn 1 giờ đồng hồ đánh nhau, có vài chiếc M48 và M133 bị trúng đạn bốc cháy đã làm cho đội hình tấn công của lữ đoàn 3 thiết kỵ chựng lại.
Bỗng nhiên đội hình chiên đấu của ông bị rối loạn, khi trận địa bên cánh trái bị hai quả bom thật to từ máy bay C130 ném xuống bằng các cánh dù, không biết đây là loại vũ khí gì mà sức sát thương ghê gớm đến như vậy, nhiều người đã chết trong tư thế vẫn đứng hay ngồi nhưng cứ há hốc cả cổ họng để thở, trên người không hề có một vết thương nào khác cả, có đến hàng trăm người kể cả bộ đội và dân bán kính 200m trong khu vực bom nổ, hầu như đều bị sát thương như thế. Sự việc xảy ra đột ngột làm cho gần như toàn bộ 1/ 4 quân số đơn vị của ông bị thiệt hại, cùng lúc đó các tiểu đoàn lính dù (quân VNCH) đang tiếng lên chọc thủng cánh trái. Để bảo toàn lực lượng ông xin lệnh cấp trên cho lệnh tạm thời rút lui về hướng phía sau theo hướng chi khu Dầu Dây lúc này do sư đoàn 6 bộ đội làm chủ tình hình .

Ngày 13 tháng 4, tướng Trần Văn Trà, Phó tư lệnh quân Giải phóng đến Sở chỉ huy Quân đoàn 4. Tại đây, ông quyết định tạm dừng chiến dịch và thay đổi cách đánh. Sáng 15 tháng 4, pháo binh bộ đội không bắn phá thị xã Xuân Lộc nữa vì hầu như nơi đây đã trở thành đống gạch vụn, mà chuyển hướng tập trung nhằm vào sân bay Biên Hòa.
Trong gần một ngày, Sư đoàn 3 không quân Cộng hòa tại đây đã không tổ chức được một phi vụ xuất kích nào. Để có đủ hỏa lực yểm hộ cho Xuân Lộc từ trên không, Sư đoàn 4 không quân Cộng hoà tại căn cứ Trà Nóc được huy động vào cuộc với nhiệm vụ không yểm chiến thuật.
Ngày hôm sau Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B quân giải phóng đã đánh tan Chiến đoàn 52 Sư đoàn 18 và Chi đoàn thiết giáp số 13 lính Cộng hoà tại Túc Trưng, Kiệm Tân, ngã ba Dầu Giây và căn cứ Nguyễn Thái Học, phá vỡ tuyến phòng thủ phía Tây Xuân Lộc.
Trước nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt hoàn toàn, ngày 19 tháng 4, tướng Lê Minh Đảo điện cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Cộng hòa đề nghị rút khỏi Xuân Lộc và lập tức được chấp thuận. Còn tiếp.

FB : Duy Linh


Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á