|
Đối Mặt - Tập 5 : Đi tìm mẹ già và con trai thất lạc
Sau khi vào Sài Gòn, Hai Quang về quê củ Cần Giuộc để tìm lại người mẹ già và đứa con thơ mà ông đã để lại khi lên đường ra Bắc. Nhưng mẹ già và con thơ đã bặt tin không biết đã lưu lạc phương trời nào ? Mõi mòn đi tìm người thân nhưng chẳng thấy đâu.
Tập 5 : Đi tìm mẹ già và con trai thất lạc
Sau khi tiến quân vào Sài Gòn, đơn vị do Hai Quang chỉ huy tiếp quản khu vực Dinh Độc Lập và các công sở quan trọng khác trong khu vực quận 2. Lúc đầu công việc quân quản khá mới mẻ và phức tạp khiến ông phải bỏ ra tất cả thời gian, sức lực để ổn định trật tự các khu vực trong thành phố do đơn vị ông phụ trách. Phải mất một tuần sau đó, trong một chuyến công tác ông tranh thủ chạy xe về quê củ Cần Giuộc để tìm lại người mẹ già và đứa con thơ mà ông đã để lại khi lên đường ra Bắc.
Chiếc xe Ural chạy về Cần Giuộc, qua ngã ba Vĩnh Nguyên một đoạn thì đến ngã tư Thủ Bộ. Hai Quang kêu tài xế rẽ trái chạy đi khoản gần 1 km thì cụt đường, vì gặp một đọan sông lớn chắn ngang, đây là bến đò Thủ Bộ không thể đi Ô Tô được nữa, phải để xe lại cho tài xế coi chừng, xuống đò ngang qua sông, phía bên kia sông là xã Long Phụng – quê ông đây rồi.
Hơn 20 năm trước cũng từ bến đò này ra đi, nay mới quay về nhưng ông không còn nhận ra được cảnh vật ở nơi đây, có lẽ chiến tranh đã tàn phá đi rất nhiều. Ông lục lại trí nhớ ngày xưa, những lũy tre xanh bao quanh làng, cổng làng to lớn dẫn vào là một con đường đất đỏ chạy đến cuối làng, có mái đình ngối đỏ cao vút, nơi mà tuổi thơ ông cùng chúng bạn mỗi ngày đùa nghịch nay cũng chẳng còn, mé ngoài kia là những cành đồng lúa vàng óng ánh và thơm lừng.
Nay chỉ còn lại những cánh đồng cỏ hoang vu với đầy hố Bom chi chít, cây cối xơ xác trơ trụi , ông không thể nhận ra nơi đâu là khu vườn ngày xưa của gia đình mình nữa, hầu như các ngôi nhà ở Long Phụng này đều mới được dựng lại từ ngày hết chiến tranh. Có lẽ đây là vùng oanh kích tự do của lính Cộng hòa nên không còn một ngôi nhà nào nguyên vẹn cả, nhiều gia đình thấy yên ổn rồi nên rủ nhau hồi hương về quê củ sinh sống.
Hai Quang đi thăm các gia đình ở đây để tìm người quen xưa, để hỏi thăm tin tức về mẹ và con của mình, nhưng chẳng ai biết gì cả, nên cuối cùng ông chỉ còn một cách là tìm đến trụ sở Ủy ban Xã, hy vọng có ai đó có thể giúp mình. Bất ngờ từ phía sau có tiếng gọi: “ Anh Hai, có phải anh Hai Quang không ?”. Xoay người lại thấy có một người đàn ông trạc chừng 35 tuổi, trông mặt rất quen nhưng có lẽ đã lâu không gặp nên không còn nhớ tên là gì nữa.
“Anh Hai có nhớ em không em là Trung đây, Trung giao liên ngày xưa đây”. Nhiều năm đã qua rồi, Hai Quang phải lục tung ký ức để tìm lại quá khứ, chợt nhớ ra: “ Có phải là Trung cá kèo con bà Hai Nhíp không ? Cậu lớn và chững chạc lên nhiều nên tôi không nhận ra được ngay”.
Trung : “ Dạ chính em, ngày xưa theo anh em được anh tin nên các công văn quan trọng đều giao cho em chuyển về Tỉnh đội. Em nhớ hồi ấy, có chuyến công tác vào sâu vùng địch chiếm ở tận Sài Gòn để đón cán bộ đưa về cứ theo đường sông, lúc xuồng đi qua chân cầu Ông Thìn thì bị các toán lính gác trên cầu phát hiện chặn lại soát xét, mọi người rất lo vì trong hoàn cảnh này nếu có nhảy xuống sông tẩu thoát thì cũng rất ít hy vọng sống sót vì súng máy của địch từ phía trên cầu đang hướng về mọi người và sẳn sàng nhả đạn. Trong phút giây thập tử nhất sinh đó, bổng bọn chúng phải quay lại chống đỡ các toán tập kích của quân mình đang bắn vào các chuồng cu trên đầu cầu, nhờ đó em và mọi người đã bỏ lại xuồng nhảy lên bở tẩu thoát về đây. Nếu lần đó không có anh Hai dẫn quân đến đánh giải vậy kịp thì giờ đây chắc em trở thành liệt sỹ rồi”.
Nói đến đây Trung đưa Hai Quang về nhà mình nghỉ ngơi và dùng cơm trưa, kêu vợ ghé chợ chọn mấy con cá lóc lớn mua về nướng trui ăn với bánh tráng cuốn rau sống, cùng mớ bông so đũa với bần ổi chấm mắm tôm chà Cần Đước. Tận tay Trung chế biến và mang ra kèm theo hủ rượu, Trung nói: “Hủ rượu này là Đế Gò Đen chính hiệu em ngâm với chuối hột từ năm ngoái nay mới có dịp dùng tới, anh Hai đi ra Bắc lâu lắm đợi khi giải phóng rồi mới về quê nên em chọn móm ăn quê hương miệt vườn cho anh thưởng thức” . Rồi Trung lại nói tiếp: “ Bữa nay anh Hai phải ở lại đây chơi tới bến với gia đình em ít hôm để thăm lại quê hương mình đó nghe. À mà sao anh đi lâu như vậy, nhiều người hồi tập kết trở về hoạt động lại ở quê lâu rồi, nhưng sao em trông tin anh Hai vẫn không thấy đâu ?”.
Hai Quang kể lại : “Khi ra Bắc anh được điều về đơn vị huấn luyện cho bộ đội ở khu 4, cho đến khi chiến trường Miền Nam trở nên ác liệt, anh được bổ sung vào lực lượng đi B, nhưng không về lại đây được ngay. Đơn vị anh khi thì ở Hạ Lào, khi thì ở chiến trường K, sau này được đưa về vùng Miền Đông Nam Bộ, đánh nhau liên miên nên không thể nào về đây được.
Khi anh chị ra đi, gia đình còn mẹ và con trai anh bị kẹt ở lại , anh đã thăm hỏi nhiều người nhưng chẳng ai biết là họ đang ở đâu cả, không biết em có tin tức gì của họ thì cho anh biết ngay được không ?”
Trung rót rượu cái ly xe chừng rối nói : “Anh Hai là thủ trưởng, làm trước một cái cho thắm giọng đi, cứ từ từ em tường trình lại từ đầu đến đuôi hết sự việc ở đây ra sao kể từ ngày các anh ra đi”.
Hai Quang hớp một hơi hết ly xây chừng, trả lại cái ly và nói: “Rượu này chú ngâm coi bộ được à nghe”. Trung nhận lại cái ly rót đầy ực từng hớp khề khà nói : “ Hồi đó phần lớn cán bộ mình rút ra Bắc, ở Cần Giuộc này chỉ để lại một ít cán bộ của mặt trận và cánh hoạt động bí mật mà thôi trong số đó có em được điều về làm giao liên cho huyện ủy. Năm 1959, 60 tụi địch càn về đây đánh phá ác liệc các cơ sở của ta, để lọc cán bộ ra khỏi dân. Chúng dồn dân vào các khu ấp chiến lược hay các thị trấn do chúng kiểm soát, đốt phá tất cả nhà cửa ruộng vườn trong các khu giải phóng, lập nhiều đồn bót, chốt kiểm soát người đi lại làm ăn, cài mật thám vào dân chúng để lùng sục các cơ sở cách mạng và những gia đình có thân nhân đi tập kết trong đó có gia đình của mẹ anh. Để tránh sự đánh phá của kẻ thù, huyện ủy đã bố trí cho bà Bảy dời về vùng quận 8 Sài Gòn sinh sống, đồng thời làm cơ sở cho các hoạt động tiếp tế lương thực thuốc men cho chúng ta. Đến sau tất Mậu Thân thì mất liên lạc luôn đến bây giờ. Trong trận đánh giải phóng Sài Gòn, em theo cánh quân của Long An vào tiếp quản quận 8, có dò hỏi thì được biết mẹ anh đã mất trong trận đánh Tết Mậu Thân, thằng con trai anh thì sau đó bị bắt lính và biệt tăm từ đó, nhiều lần em cử người về khu đó để tìm nhưng vẫn không biết tin tức”.
Nghe đến đây dư vị ly rượu vừa uống lúc nãy bỗng chốc trở nên cay đắng một các kỳ lạ trong miệng, là một sỹ quan chỉ huy dày dạn trên nhiều chiến trường khốc liệt, đôi lúc sự sống chết của bản thân và đồng đôi cũng không làm ông lo sợ và chùn bước, thế nhưng tin tức mà Trung vừa cho biết đã như một giọt nước làm tràn ly. Bao nhiêu hy vọng trong hơn 20 năm nay, biết bao nhiêu giang khổ thử thách, sống chết qua trăm trận đánh lớn nhỏ vừa giành được chiến thắng cuối cùng, ông luôn nghỉ rằng việc gặp lại mẹ và con trai chỉ còn nay mai mà thôi. Nhưng mọi hy vọng trong bao nhiêu năm chờ đợi và ấp ủ đã gãy đổ hoàn toàn chỉ trong một phút chốc này. Tin tức mẹ mình đã mất, con trai mình bị bắt đi lính cho địch không biết có khi nào hai cha con đã bắn vào nhau trên các trận chiến vừa qua hay không ? Nó hiện nay sống chết ra sao mà mình cũng chẳng biết ?
Nghẹn ngào không thể nói nên lời, một lát sau ông lấy lại được bình tỉnh và hỏi: “Cậu cho tôi địa chỉ nhà mẹ tôi ở quận 8, tôi cần về ngay đó để xem mồ mã bà ra sao và nhất là phải tìm lại đứa con trai của tôi bị thất lạc mấy mươi năm nay”. Còn tiếp.
FB Duy Linh
Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.
|
|