Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT - Tập 7 : Thanh niên xung phong.

Sau giải phóng, thành phố Sài Gòn đang phải đối mặt với hàng loạt hàng loạt vấn đề vô cùng phức tạp cần giải quyết về lao động đang bị thất nghiệp, về khai hoang phục hóa để khôi phục sản xuất lương thực chống lại sự đe dọa của nạn đói trên diện rộng toàn thành phố. Giải pháp thành lập Lực lượng thanh niên xung phong được hình thành để phục vụ cho các mục tiêu này. Truyện này do tác giả hư cấu, khác với thực tế đã xãy ra. Câu lạc bộ cựu TNXP xin lưu ý cùng Bạn đọc.

Tập 7 : Thanh niên xung phong

Lúc này thành phố đang phải đối mặt với hàng loạt hàng loạt vấn đề vô cùng phức tạp cần giải quyết và Thành ủy đã triệu tập một phiên họp mở rộng có sự tham gia của nhiều đơn vị.

Đại diện lãnh đạo Thành ủy, Sáu Dân nói :
“Thành phố là nơi tập trung đông dân nhất nước, sản xuất công nghiệp chưa phát triển, ngoại trừ một vài nhà máy lớn trong công nghiệp nhẹ được trang bị hiện được chế độ củ để lại, thì đại đa số các nhà máy điều ở quy mô nhỏ lẻ, nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chủ yếu từ ngoại nhập nay đã dần cạn kiệt, công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản cho nền kinh tế xem như chưa có gì cả, đa phần sản xuất còn lại là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phân tán nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu thường do người Việt gốc Hoa làm chủ.
Ruộng đồng bị bỏ hoang rất nhiều năm vì chiến tranh, nguồn lương thực, lúa gạo trước đây do chính phủ Mỹ viện trợ, nay nguồn này không còn nữa. Đứng trước nguy cơ thiếu lương thực và hàng nhu yếu phẩm tiêu dùng cho hàng triệu người Sài Gòn, cận kề một nạn đói sẽ có thể đến trong nay mai”.
Ngừng một lát hớp ngụm nước ông nói tiếp “ Các đồng chí đều là cán bộ chủ chốt của Thành phố, có sáng kiến gì giúp cho Thành ủy đưa ra được các nghị quyết nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách này đề nghị phát biểu”.

Hai Quang với vai trò chỉ huy quân quản quận 2 cũng đựơc mời tham dự trong phiên họp này, nhiều ý kiến đề xuất đi kèm với các giải pháp được đưa ra, trong đó có phát biểu của Hai Quang:
“Có thực mới vực được đạo, đa số chúng ta xuất thân từ nông dân đi đánh giặc, khi giặc đến thì ta cầm súng chiến đấu khi giặc lui thì ta cầm cày cầm cuốc để làm ra lúa gạo mà có cái ăn thì mới có sức chiến đấu dài lâu được. Hôm trước tôi về quê thấy đồng lúa bị bỏ hoang quá nhiều, quê tôi trước kia nổi tiếng với gạo Nàng thơm chợ Đào, nhưng hiện nay thì chẳng còn mấy hột. tôi đề nghị chúng ta cần phải có chủ trương khai hoang phục hóa ngay, đưa người dân cầy về với đồng ruộng đồng”.

Ba Tung đại điện lực lượng an ninh mà trước đây là lực lương biệt động Sài Gòn nói :
“ Tôi nhất trí với ý kiến của anh Hai, nhưng hiện nay các vùng đồng ruộng quanh Sài Gòn toàn là bom mìn, khi chúng ta tiến công giải phóng Sài Gòn, để cản bước quân ta địch đã cài đặt rất nhiều bom mìn ở đây. Nếu đưa dân về đây thì rất nguy hiểm” .

Hai Quang : “ Việc này thì có thể giải quyết được bằng cho bộ đội công binh đi trược rà phá bom mìn, khi an toàn rồi thì mới cho dân về sản xuất.
Nhưng muốn có lúa để ăn thì cần phải có nhiều thứ chuẩn bị trước như hạt giống, phân bón, thủy lợi, vỡ hoang cày cấy, xây nhà để dân khi về đây có chổ ở , có cái ăn trong trong khi chờ thu hoạch, đất các vùng này đã bị bỏ hoang nhiều năm rồi nên rất cứng và khó cày cấy, dân không có kinh nghiệm làm nông thì chưa chắc đã làm ra được ra cái để mà ăn”.

Nhiều ý kiến khác tiếp tục được đưa ra, nhưng tựu chung đều tập trung vào vấn đề khôi phục sản xuất trong đó sản xuất nông nghiệp được ưu tiên trước để giải quyết vấn đề lương thực cho hàng triệu người và giải quyết vấn đề lực lương lao động chưa có việc làm khá đông sau chiến tranh đang tập trung sinh sống tại các khu vực nội thành Sài Gòn.

Sáu Dân kết luận : “Tôi nhất trí với các ý kiến của các đồng chí đã nêu. Thành ủy sẽ lập ra Ban xây dựng vùng kinh tế mới của thành phố để làm tham mưu cho Thành ủy trong việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, quy hoạch từ tổng thể đến qua hoạch chi tiết, tổ chức triển khai và điều phối thực hiện, Giao bộ đội công binh lo các kế hoạch rà phá bom mìn, khi nào thật sự an toàn rồi mới được triển khai cho dân đến. Cung cấp giống và kỹ thuật trồng trọt giao cho ban nông nghiệp. Dẫn nước giao cho ban thủy lợi. Nông cụ giao ban vật tư. Lúa gạo để ăn giao ban Lương thực. Có đại diện thành đoàn họp hôm nay không”.

Năm Nghị : “Thưa anh Sáu, có tôi”.
Sáu Dân : “Tôi muốn bên Thành đoàn tổ chức một lực lương giống như tổ chức Lực lượng Thanh niên xung phong thời chống Mỹ trước đây, nhưng nay làm nhiệm vụ xung kích xây dựng đất nước trong thời bình. Nhiệm vụ chính của Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố là tạo điều kiện cho tuổi trẻ đem trí tuệ và sức lực của mình đi xây dựng đất nước, thông qua lao động mà rèn luyện, giáo dục lớp người thanh niên mới, nhiệm vụ trước mắt là khai hoang, xây nhà và gíup đở cho người dân các vùng giản dân và vùng kinh tế mới”.

Sau khi có nghị quyết của Thành ủy, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố được ra đời, bước đầu các cán bộ của Thành đoàn được giao nhiệm vụ làm bộ khung cho tổ chức lực lượng này trong đó có Hồng Nhung và các bạn của mình.

Tháng 7-1975 Bốn Đại đội Áo xanh và sau đó bốn Đại đội Áo nâu ra đời (1), trước mắt làm nhiệm vụ lên đường khai hoang phục hóa sản xuất cây lương thực ở Bà Tô – rừng Xuyên Mộc, đào kinh làm thủy lợi, xây dựng các khu kinh tế mới ở Lê Minh Xuân, Phạm văn Hai, Nhị Xuân, Củ Chi. Những nơi này về sau trở thành các nông trường.

Ngày 28-3-1976 Lực lượng Thanh niên xung phong chính thức ra quân . Sau buổi lễ xuất quân trang nghiêm và rầm rộ, từ trung tâm thành phố các đoàn xe đã chở họ tỏa ra đi đến các vùng kinh tế mới . Còn tiếp.

FB Duy Linh

(1) Ghi chú: Theo nhân chứng lịch sử, Đ/c Năm Nghị - nguyên Bí thư Thành Đoàn TP.HCM kể lại : “Tháng 7-1975, Bốn Đại đội Áo xanh và sau đó bốn Đại đội Áo nâu ra đời, có trước nghị quyết của Thành ủy, nói đúng hơn là Thành Đoàn đã chủ động tập họp TN và thành lập Lực lượng Thanh niên xung phong Thành đoàn, lúc đó Đ/c Sáu Dân chưa biết.” Sau này, trong một buổi làm việc của nguyên Chủ tịch UBND TP - Đ/c Sáu Dân với Thành Đoàn và Đ/c Năm Nghị;  mới có quyết định thành lập Lực lượng Thanh niên xung phong trực thuộc UBND Thành phố HCM, để chào mừng ngày thành lập Đoàn TNLĐ HCM ngày 26/3/1976, Lực lượng TNXP Thành phố HCM đã được thành lập và tổng ra quân ngày 28/3/1976. Người cung cấp thông tin: Ngô Trung Trí, nguyên Tiểu đội trưởng A1B2C1 (1975-1976), nguyên Tổng đội phó - Tổng đội 4 (1977-1978).

 


Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á