Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT - Tập 8 : Đối mặt giang khó trên tuyến kinh lửa.

Nhiệm vụ nghe thì to mà lúc đó anh em chỉ có sức người và sự nhiệt tình, thành phần ở đây cũng vô cùng đa dạng từ sinh viên học sinh trói gà chưa chặt, anh em binh lính chế độ cũ, đến các thanh thiếu niên lao động phổ thông nghèo không có trình độ, tay nghề và đang không có việc làm. Tập họp lại đội quân hổn hợp ấy có lúc lên đến hàng vạn người là chuyện không hề nhỏ của các ban chỉ huy từ Tổng đội, Liên đội đến các Đại đội, họ phải lo đủ thứ nào từ cái ăn cái mặc, lo chỗ ở đến tổ chức làm việc làm sao cho tốt nhất so các trách nhiệm và niềm tin của người dân Thành phố giao phó.

Tập 8 : Đối mặt giang khó trên tuyến kinh lửa

Nhiệm vụ nghe thì to mà lúc đó anh em chỉ có sức người và sự nhiệt tình, thành phần ở đây cũng vô cùng đa dạng từ sinh viên học sinh trói gà chưa chặt, anh em binh lính chế độ cũ , đến các thanh thiếu niên lao động phổ thông nghèo không có trình độ, tay nghề và đang không có việc làm.

Tập họp lại đội quân hổn hợp ấy có lúc lên đến hàng vạn người là chuyện không hề nhỏ của các ban chỉ huy từ Tổng đội, Liên đội đến các Đại đội. Họ phải lo đủ thứ nào từ cái ăn cái mặc, lo chỗ ở đến tổ chức làm việc làm sao cho tốt nhất so các trách nhiệm và niềm tin của người dân thành phố giao phó.

Công việc của đội viên là đốn cây rừng làm cột nhà, đòn tay, đốn lồ ồ, cắt tranh lợp vách làm nhà cho người dân đi kinh tế mới đến vỡ đất khai hoang, một số nơi để thuận lợi cho dân các vùng kinh tế mới. Các mùa đầu khi họ chưa thông thạo cày cấy trồng trột hoặc trong gia đỉnh chưa có đủ người lao động để làm mùa, thì được sự hổ trợ từ các đội viên Thanh niên xung phong đóng quân gần đó.

Thời điểm này Thanh niên xung phong được người dân cư các khu giản dân, khu kinh tế mới yêu mến và thân thiết vì họ chính là đội ngủ của những người trẻ tuổi có những người chỉ mới 15 -16 tuổi nhưng với lòng nhiệt tình chịu thương chịu khó hy sinh rời thành phố về các vùng xa xôi hẻo lánh đầy khó khăn gian khổ, lẫn nguy hiểm để đi trước giải quyết các khó khăn giúp dân có thể ổn định và sinh sống tại nơi đây.

Việt Cận là sinh viên cao học quốc gia hành chính chế độ củ, sau ngày giải phóng , trường của Việt bị giải thể, nhiều sinh viên phải xin chuyển qua học các ngành khác, một số thôi học đi làm. Riêng Việt thì theo một số bạn bè rũ rê, từ các ngày đầu tháng 5-1975, tuy bị gia đình phản đối dữ dội, nhưng anh vẫn nhất quyết tham gia các phong trào của sinh viên do Thành đoàn tổ chức. Thường ngày họ tập họp sinh hoạt tại số 4 Duy Tân, qua đó Việt quen biết Hồng Nhung là một cô gái ốm yếu mãnh khảnh nhưng đôi mắt lúc nào cũng toát lên một vẽ rắn rõi nghị lực, Hồng Nhung là một trong những người lãnh đạo phong trào sinh viên.

Từ những lúc tham gia giử gìn trật tư an toàn trên các đường phố, các chiến dịch X1, X2 làm công tác đổi tiền đến các phong trào xóa nạn mù chữ cho dân chúng, kế đến các chiến dịch kiểm kê tài sản của tư sản mại bản. Việt đã có thêm rất nhiều bạn mới là nhưng sinh viên, trí thức trẻ của Sài Gòn, họ đến từ nhiều trường Đại học khác nhau trong thành phố, có nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng hầu như tất cả đều cùng có chung lòng yêu nước và nhiệt huyết của tuổi trẻ họ đã gia nhập Lực lượng Thanh niên xung phong.

Cùng với hàng trăm đồng đội của mình, Việt Cận lúc này là Đại đội trưởng Đại đội 1 Liên đội cơ động 6, hằng ngày lúc 6 giờ sáng sau tiếng kẻn báo thức, mọi người nhanh chóng cùng ra trước san sắp hàng theo đội ngũ chỉnh tề tập thể dục, ăn sáng rồi vác cuốc xẻng ra nông trường. Những mảnh đất khô cằn hiện ra như thách thức. Những chiếc cuốc mẻ, những chiếc xẻng rớt cán, đôi bàn tay rớm máu, dần chai sần không thể thắng được quyết tâm của người trẻ tuổi.

Hốc môn là một huyện vùng ven hướng Tây Bắc Sài Gòn, đất ở đây rất tốt để trồng rau màu, thuốc lá và các cây lương thực cho thành phố, nhưng thường xuyên bị thiếu nước cho trồng trọt nhất là trong các mùa khô.
Thành phố quyết định xây dựng hệ thống kinh tưới Trần Quang Cơ, lấy nước từ sông Sài Gòn qua một trạm bơm lớn tưới cho các cánh đồng ở đây cả ngàn mẫu đất (Hec ta).
Chiến dịch kinh tưới Trần Quang Cơ được huy động rất nhiều lực lương lao động để thực hiện, chủ yếu là lao động thủ công với sức người từ lực lương dân chúng làm lao động công ích của các quận huyện và Thanh niên xung phong.

Có lúc cao điểm số người lao động trên công trường này lên đến một vạn người, trong đó các đoạn kinh khó thi công hoặc phải theo yêu cầu kỹ thuật, có độ chính xác cao thì giao cho các đội Thanh niên xung phong thực hiện, ngay cả nhiệm vụ xữ lý các khu đất quá cứng không thể đào thủ công được, họ cũng phải đào cho được bằng các cây cuốc chim các loại (loại trọng lượng 3 -5kg, trước đây dùng để đào hố làm đường lộ)!

  “Thời gian thì không có nhiều chỉ còn 10 ngày nữa là đến tết rồi, nhưng khối lương công trình còn khá nhiều, đất cứng toàn là đá ong, khi thi công thì nước ngầm thấm qua đá chảy ra nhiều lắm, đầu giờ mỗi buổi sáng anh em chúng ta phải mất cả tiếng đồng hồ để tát nước đọng lại dưới lòng kênh mới đào hôm qua sau đó mới thi công được, nghỉ ăn trưa xong đầu giờ chiều lại phải tát nước tiếp. Tôi thấy thời gian còn lại để làm việc thì không còn nhiều nên tiến độ thi công sẽ chậm. Trong khi vài người lo tát nước thì nhiều người phải ngồi chờ rất lãng phí thời gian”.

Việt Cận : “Vậy theo anh có sáng kiến hay cách thức gì khác không ?”

Sáu Già : “Nếu chúng ta đánh cuống chiếu liên tục đào theo từng hộc, khi hộc nào đạt đủ kỹ thuật và độ sau xong là ta đào các hộc tiếp kế cận ngay không ngừng nghỉ và xã nước đọng từ các đoạn kênh mới đào xuống đoạn đã đào xong, như vậy chúng ta không mất thời gian cho việc tát nước mỗi ngày, năng suất có thể tăng lên từ 20% đến 30 %”.

Việt Cận : “Anh em thi công 8 giờ khi cao điểm tăng lên 10 giờ mỗi ngày chứ hơn nữa nhiều ngày liên tục sẽ kiệt sức hết, vã lại sau mỗi ca phải nghỉ ngơi ăn cơm mới có sức làm tiếp, muốn thi công cuốn chiếu không để cho nước ngập thì phải làm liên tục 24/ 24 giờ, ngừng vài giờ thì nước sẽ ngập ngay”.

Sáu Già : “ Hay là chúng ta chia quân ra làm 3 ca làm giờ đứng liên tục 6 giờ, mỗi giờ làm 55 phút giải lao 5 phút, xong là thay ca luân phiên thay nhau thi công không có khoản trống dừng nghỉ ăn uống giửa ca như kiểu làm ca 4 giờ trước đây khi dừng ăn cơm thì nước dân lên ngập làm chậm tiến đô khi thi công trở lại, tóm lại một người sau khi làm 6 giờ liên tục sẽ được nghỉ 12 giờ để ăn uống ngủ nghỉ sau đó lại vào ca mới.
Để không bị nước ngập làm dừng thi công, chúng ta cần tăng cường thêm 2 máy bơm. Khi nào nước ngập nhiều qúa thì bơm rút nước ra bên ngoài ngay để vẫn làm việc được, nếu đến chiều tối và ban đêm thì cho làm đuốc bằng cách lấy các lon sữa bò củ cho dầu và bấc đèn bằng giẻ rách xé ra từ quần áo củ vào, cán đuốc làm bằng lồ ồ chẻ 3 ở một đầu, sau đó để lon dầu vào cột lại bằng dây kẽm”.

Sự bố trí lao động mới của Đại đội Việt Cận đã giúp giải quyết thi công nhanh hơn, các đơn vị khác cũng lấy đó làm theo nên lúc này trên công trường dù ngày hay đêm điều rực sáng và huyên náo làm việc.

Đang phụ giúp Tiểu đội 2 đào đất tại công trường thì nghe ai đó gọi tên mình.
“Y tá Linh ơi, thằng Phát sao bị sốt cao quá mau về sam coi nó bị cái gì đi”.
Mỗi sáng trước khi vào ca Linh đã khám qua cho các đội viên khai bệnh của Đại đội, phát thuốc trị bệnh. Người nào bệnh nặng thì ghi vào sổ khám bệnh chuyển lên trạm xá Công trường để Bác sĩ Trí điều trị, người nào yếu thì đề nghị Đại đội cho dưỡng bệnh và ở lại bảo vệ doanh trại giử tài sản đơn vị và quân tư trang cho cả A.

Sáng nay Phát báo bị tiêu chảy nhẹ và buồn nôn, đã khám và cho uống thuốc ổn định đường tiêu hóa, cho nghỉ ngơi tại trại.
Cảm nhận có chuyện bất thường rồi, nên Y tá Linh dừng tay lao động lấy nước rửa sach tay chân và leo lên miệng kinh, quơ vội túi cấp cứu chạy vội về liều trại đơn vị.

Gọi là liều trại chứ thật ra chỉ là những tấm bạt Nilon sọc được căn trên giàng lồ ô thấp cột lại với nhau bằng lạt dừa, tạm che nắng mưa trong ngắn ngày cho các toán người lao động đông đúc tại công trường này.
Mỗi Đại đội được ở trong một Sam lớn, bạt mỏng nên một phần ánh nắng xuyên qua hắt hơi nóng vào trong liều lúc ban ngày, còn ban đêm lại lạnh lẻo vì nó không có vách che mưa gió.

Y tá Linh đi vào liều, Phát đang nằm bất động trên một manh chiết lát trải trên nền đất, ngồi xuống khám lại thấy da khô và nóng ran, kẹp nhiệt kế kiểm tra thấy đã trên 39,5 độ C, kiểm tra phản ứng mí mắt thấy có dấu hiệu bắt đầu hôn mê, đó là các dấu hiệu nguy hiểm cần phải đưa đi cấp cứu ngay.
Y tá Linh lấy khăn sạch nhúng nước ấm lau sơ mặt và phần lưng, ngực để giảm sốt , sau đó nhờ hai đồng đội mang võng ra cán Phát lên trạm xá công trường.

Bác sỹ Trí sau thời gian học tập cải tạo theo diện sỹ quan chế độ củ thì được Sở Y tế thành phố biệt phái về tăng cường cho đội ngủ Y Bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho các đơn vị Thanh niên xung phong.
Công trường kênh tưới Trần quang Cơ có nhiều đơn vị trong các Tổng đội tham gia với quân số trên 5 ngàn đội viên, nên Bác sỹ Trí được giao làm trưởng trạm xá dã chiến tại đây.
Y tá Linh báo cáo lại diễn biến bệnh và các loại thuốc đã cho Phát dùng sáng nay. Sau khi khám cho Phát, bác sỹ Trí cho truyền dịch ngay để giải quyết tình trạng mất nước và sốt cao.
Do Phát còn hôn mê nên Bác sỹ Trí phải quay sang hỏi Y tá Linh : “Cậu cho tôi biết tình hình ăn uống của đơn vị cậu ra sao, ngoài người này ra thì có ai khác bị như vậy hay chưa ?”.

Y tá Linh trả lời : “Thưa bác sỹ các suất ăn đều do Liên đội tập trung nấu và cung cấp chưa thấy có ai bị gì. Nước thì mấy hôm trước lấy nước uống từ các bồn chứa của Liên đội được xe cấp nước từ Tân Bình mang lên ngày hai chuyến, sáng nay xe nước đến trể nên có anh em đi ra giếng ở các rẫy thuốc lá dân trồng đàng kia để lấy nước về uống tạm”.

Bác sỹ Trí : “Cậu cầm ngay hai cái chai này chịu khó chạy ra cái giếng đó lấy mấy mẩu nước về cho tôi, nhớ phải nhanh lên nghe vì chuyện này quan trọng lắm đó”.

Khi có mẫu nước trong tay, qua kiểm tra ban đầu thấy thoảng mùi của thuốc trừ sâu rầy và qua mô tả của Linh thì các giếng này năm ở vùng đất thấp cuối các rãy thuốc lá, người dân chỉ dùng nước ỏ đây để tưới rẫy mà thôi.

Bác sĩ Trí nói: “ Liên hệ xe cho chuyển ngay về Bệnh viện ở thành phố, cậu này đã bị trúng độc thuốc trừ sâu rồi, cần có các biện pháp cấp cứu và giải độc ngay, tiếc là ở đây chúng ta chỉ có đủ phương tiện sư cứu mà thôi.

Còn một việc quan trọng nữa là trông báo ngay cho mọi người trong các đơn vị và trên toàn công trường là cấm không được dung nước ở các giếng nước của dân trên các rẫy và bị đã nhiễm thuốc rầy, không dùng để nấu ăn, để uống hay tắm giặc vì nó có thể thấm qua da gây ngộ độc”.

Hồng Nhung được ban chỉ huy Tổng đội phân công, chỉ huy các Liên đội đang thi công trên công trình Trần Quang Cơ, khi hay tin có đội viên trên công trường bị ngộ đôc thuốc trừ sau liền xuống ngay trạm xá để kiểm tra tình hình, nghe Bác sỹ Trí báo cáo liền cho xe cấp cứu chở ngay Phát về Bệnh Viện Trưng Vương. Sau đó cho phát thông báo qua hệ thống loa trên công trường đến các đơn vị để phòng tránh ngay các người kế tiếp có thể bị ngộ độc như Phát.

Nhờ các đơn vị bố trí lao động hợp lý nên tiến độ thi công nhanh hơn nhiều và hoàn thành đúng thời gian theo kế hoạch. Bức vách đá ong cuối cùng được đơn vị Việt phá dở, đã làm các dòng nước trong lành mát mẻ từ sông Sài Gòn ào ào chảy qua dòng kênh mới đào xuôi về trạm bơm điện lớn nhất huyện Hóc Môn. Qua trạm bơm nước được đưa vào hệ thống kinh dẫn tuới mát cho hàng ngàn mẫu đất nông nghiệp tại đây.

Từ đây thành phố sẽ có thêm nhiều rau màu và lương thực từ công trình kinh tưới Trần Quang Cơ này.
Trên công trường tiếng hô mừng công của cả vạn người xen lẫn tiếng pháo nổ mừng công thật rộn rả và vui tươi, lúc này đã là chiều 28 tết rồi, các đơn vị rút quân về chuẩn bị đón một mùa xuân 1978 còn nhiều gian khó nhưng vui tươi và hạnh phúc. Còn tiếp.

FB Duy Linh


Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á