Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT - Tập 10 : Nợ Nước - Tình Nhà.

Vừa củng cố được tình hình đơn vị thì nhận được một thử thách tiếp theo là con lâm bệnh nặng, gia đình gặp lúc kinh tế khó khăn nên vợ gủi thư yêu cầu Việt cận phải về gấp lo cho gia đình. Nhờ đồng đôi hổ trợ và giúp đở nên Việt đã vượt qua được thử thách này.

Nam nhi g̣ánh nặng hai vai
Một bên nợ Nước một bên tình Nhà

Tập 10 : Nợ Nước - Tình Nhà.

Từ Tân Phú Trung, chỉ cách Sài Gòn khoản 35 Km, đây là một cửa ngỏ từ hướng tây đi vào thành phố, nhưng rất ít xe khách đi lại vì do thiếu xăng dầu, thỉnh thoảng có vài chiếc xe khách từ Tây Ninh hay Đức Hòa chạy ngang qua về thành phố, Việt giơ tay đón nhưng họ đã đầy khách nên không dừng lại.
Mãi hơn một giờ sau có một chiếc xe tải nhỏ chạy qua, đây là xe chở hàng, nó đã dừng lại và cho anh đi nhờ về đến chợ Tân Bình.

Thời gian này xăng dầu hiếm và khó mua lắm, chỉ được phân phối theo tem phiếu do các đơn vị của nhà nước cung cấp mà thôi, xe thì nhiều nhưng lấy đâu ra xăng mà chạy.
Cái khó lại ló cái không, nhiều người đã cải tiến xe mình lại chạy bằng than đá, phía sau mỗi xe có gắn thêm một cái bình to “chà bá lữa”, cho than vào đốt nóng trong tình trạng thiếu Oxy sẽ sinh ra nhiều khí Gas, dẫn khí vào động cơ xe làm nhiên liệu cho động cơ chạy xe.
Tất nhiên cách này sẽ sinh ra nhiều khí thải độc hại và nhiều xĩ than ô nhiễm môi trường, nhưng có xe chạy còn hơn không.

Ngồi trên xe ngộp ngạt và nóng bức, nhìn lại phía sau thỉnh thoảng từng mảng xĩ tro than đá nóng, kèm theo vài cục than còn đỏ lữa rơi vãi xuống dọc đường, thôi thì kệ nó đi vì cũng đã đến nơi rồi.

Anh xuống xe không quên cảm ơn bác tài rồi chạy ngay vào khu chợ. Sau ngày giải phóng kinh tế gia đình anh bị sa suốt đi nhiều, Trước năm 1975 ở quê nhà có một cửa hàng bách hóa do mẹ anh kinh doanh, còn ba anh thì mê văn nghệ nên ông bỏ vốn đầu tư mở một rạp hát để có chổ cho các đoàn cải lương, hát bội, kịch về lưu diễn cho dân thị xã xem, khi không có đoàn hát nào thì chuyển qua chiếu phim.

Việt là con trai trưởng nên được gia đình đầu tư cho vào Sài Gòn học, tốt nghiệp cử nhân Luật anh tiếp tục theo học Cao Học quốc gia hành chính với kỳ vọng của gia đình sẽ trở thành một công chức cao cấp.
Nhưng trong thời chiến tranh ly loạn thì chẳng có một cái gì là ổn định cả, trong lúc quân giải phóng tiến đánh thị xã, gia đình anh tìm nơi đi tránh bom rơi đạn lạc, khi im tiếng súng trở về nhà củ thì toàn bộ hàng hóa trong cửa hàng của mẹ anh đã không cánh mà bay.

Sau đó mẹ về Sài Gòn sinh sống, với một ít vốn còn lại bà đã sang nhượng lại một sạp nhỏ buôn bán giấy tập viết trong chợ Tân Bình để nuôi gia đình sống qua ngày. Ba của Việt thì vẫn ở lại quê nhà ký hợp đồng liên doanh với bên văn hóa để khai thác chiếu phim.

Trưa đó mẹ đóng sạp nghỉ bán buổi chiều, ra chợ lựa mua một con cá lóc to về làm cơm cho con trai về ăn.
Vợ Việt đang chăm sóc con ở nhà thấy chồng về thì mừng rở chạy ra mở cửa. Việt vào nhà đặt ba lô xuống là chạy lại giường ẳm ngay cậu con trai vừa gần 3 tuổi lên.

Nghe giọng nói từ phía sau :
"Anh à con sốt suốt đêm không ngũ được đến gần sáng mới thiếp đi một tý, anh để cho nó ngủ thêm chút nữa cho lại sức.

Việt hôn lên tráng thằng bé và đặt nó lại vào giường, nhìn nó ngủ trông tựa như một thiên thần nhỏ. Anh mở Ba lô lấy ra các quà cáp đưa cho vợ và nói:

“ Tụi nó đứa nào cũng nghèo, cơm ăn chẳng no, áo cũng chẳng có một bộ lành, vậy mà khi nghe con mình bệnh chúng đã gom góp được ít đường sữa, gửi về thăm bệnh con mình, em cất đi để cho con dùng, còn tiền thì cũng được một ít, chiều anh sẽ đưa con đến nhờ bác sỹ Tín khám và điều trị cho con”.

Vợ Việt : “ Nhưng lúc này đang túng thiếu, nếu phải lo tiền khám tư, tiền thuốc thì lấy đâu ra bây giờ”.

Việt trấn an vợ : “ Bác sỹ Tín là người quen, trước đây là bác sỹ phụ trách Y tế đơn vị anh, mới được chuyển công tác về bệnh viện An Bình, em không phải lo việc này”.

Chiều, Việt đưa con đến khám thì được chẩn đoán là cháu bị sốt xuất huyết nên được Bác sỹ Tín làm thủ tục cho cháu nhập viện điều trị.

Bác sỹ Tín : “ Cậu đưa cháu đến đây thật đúng lúc, bệnh này thường nguy hiển từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, tuy là chưa có thuốc đặc trị nhưng ở những bệnh nhân đến sớm và không có dấu hiệu ác tính, thì tỷ lệ khỏe lại rất cao ở bệnh viện này, tôi sẽ theo dõi và chăm sóc cho cháu cẩn thận, cậu cứ yên tâm”.

Hai ngày sau, cháu hoàn toàn hết sốt và có dấu hiệu phục hồi trở lại từ từ, Việt và vợ rất mừng, đến cuối tuần thì được cho xuất viện về nhà.

Trưa đó, trong lúc ăn trưa ở nhà chỉ còn hai vợ chồng, Vợ Việt nói:
“ Có anh về lo cho gia đình mấy bữa nay em rất yên tâm, chứ không thì một mình em chẳng biết phải xoay xở ra sao khi gặp chuyện cả”.

Việt Cận : “ Em đâu có một mình, còn Má mà”

Vợ Việt : “ Má ngày nào cũng phải ra buôn bán ở chợ Tân Bình để còn kiếm tiền lo cho Ba và cả nhà mình, ở nhà em lo cho con, dộn dẹp nhà và nấu cơm rồi trưa mang ra cho Má, khi nào Má kêu thì ở lại coi hàng cho Má đi công chuyện.
Ngày qua ngày như vậy thật là buồn chán, tiền bạc thì chẳng có khi phải mua thứ gì đó cho con, không có anh, tối nằm lủi thủi có một mình buồn ơi là buồn, có chồng mà cũng như không.
Hay là anh xin cấp trên chuyển về thành phố làm gần nhà, ban ngày đi làm tối về đi dạy kèm thêm để đở đần kinh tế cho nhà mình”.

Việt Cận : “ Lúc này anh em trong đơn vị anh vừa qua cơn khó khăn, họ rất cần anh. Tuy anh có được một chút học vấn nhưng lúc này nó vẫn chưa được hữu dụng, anh nghỉ cần có chữ nhẫn để đợi thời cơ” .

Vợ Việt : “ Thời buổi nhiểu nhương này, ai nhanh tay chụp giật thì được còn nhẫn nhịn chờ thời thì có chết đói thôi.
Đó anh thấy đó, nhiều người bậy giờ chẳng cần học hành gì cả , nhưng chỉ cần lo lót chạy chọt giỏi hoặc cậy nhờ bà con làm lớn giúp đở thì có được một chổ làm tốt, nên chẳng phải lo chạy gạo từng bữa như gia đình mình, không chừng vài bữa còn dư tiền xây nhà nữa à”.

Việt Cận: “ Em nói sao nghe như xã hội này toàn tiêu cực không thôi”.

Vợ Việt : “ Chứ gì nữa, anh thử xem bây giờ mấy ổng có cho ai làm cái gì đâu ? bắt vào Hợp tác xã hết trọi. Nếu tổ chức hợp tác mà làm ăn tốt hơn cho dân thì cũng đáng mừng, ngược lại càng vào hợp tác thì lúa gạo càng khan hiếm, đồ đặc tiêu dùng cần thiết cũng chẳng có, cuộc sống khó khăn lại ngày càng khó hơn. Ba, Má em trước nay sống nhờ cái máy tiện làm gia công đồ cơ khí, nay cũng vừa bị kiểm kê đưa vào Hợp tác xã rồi. Không còn đất sống.
Ổng Bả muốn đi vượt biên, mọi thứ đã chuẩn bị xong hết rồi nếu anh mà không về đây làm việc để gần vợ, gần con thì không biết kỳ này có thể em sẽ mang bé Nam ra đi cùng bên ngoại đó. Anh liệu mà tính đi ?”

Việt lấy vợ được bốn năm rồi, ngày xưa hai người là thanh mai trúc mã, thân nhau từ thời còn đi học ở quê nhà Miền Trung, sau khi tốt nghiệp luật khoa Sài Gòn gia đình hai bên tổ chức lập gia đình cho Việt để anh có thêm điều kiện ổn định lo học lên cao hơn.
Ngày xưa cô ấy là một người đẹp lại ngoan hiền, Việt nói gì cô ấy cũng chiều theo hết. Nhưng bất ngờ vợ Việt đưa ra một đề nghị mà anh không thể ngờ tới.

Việt Cận suy nghỉ và nói : “ Em làm anh bất ngờ quá! Nhưng bây giờ còn một việc cáp bách cần anh tiếp tục giải quyết ngay vì phép đặc biệt chỉ có 10 ngày, đã mất hết một nữa thời gian để chăm sóc con tại bệnh viện, cần phải lên đường về quê để lo cho Ba ngay, không biết Ba bây giờ đang bị giam giử ở đâu, sức khỏe như thế nào, vì sao họ lại giam giữ ông ấy ?”. Còn tiếp.

FB Duy Linh


Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á