Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT - Tập 13 : Cuộc chiến trên biên giới.

Tình hình trên tuyến biên giới Tây Nam vào những tháng cuối mùa khô năm 1978, ngày càng trở nên ác liệt hơn. Các đơn vị Thanh niêng xung phong vừa hoàn thành xong nhiện vụ gia cố kinh tưới Tam Tân, thì toàn thể được lệnh tăng cường lên vùng biên giới Tây Nam, để phối thuộc với các lực lượng bộ đội Quân đoàn 4 làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương tổ quốc.

Tập 13 : Cuộc chiến trên biên giới

Đơn vị của Việt đang trong giai đoạn chạy nước rút để hoàn thành công trình gia cố kênh tưới Tam Tâm, lúc này cũng bắt đầu xuất hiện với những cơn lốc xoáy đi trước mỗi cơn mưa đầu mùa, mây đen giăng kín bầu trời kèm sấm sét, gió xoáy như muốn bốc tung lên trời các dãy sam tranh tre của Thanh niên xung phong nằm giữa bãi đất trống trong sân banh Tân Phú Trung. Phát hô hoán anh em: "Hai người ôm một cột giữ chắc không cho bị trốc gốc, số còn lại ra ngoài chằn dây vào các cọc tiêu".

Gió mỗi lúc một mạnh thêm, vài sam của các tiểu đội kế bên lần lượt bị tốc mái, thấy không ổn vì chống chọi như vậy rồi cũng sẽ như các sam khác thôi. Một cột lớn bị lay gốc như muốn tung lên trời. Thanh Đô vội chạy lại tiếp tay với các bạn kéo giữ lại, vài bạn khác dùng chày gổ nện xuống để nén những khoảng đất chân cột bị bung ra. Phát một mặt hò hét anh em gắng sức giữ vững các chân cột, mặt khác kêu các bạn chạy đi lấy thêm các bộ gàu tát nước, gở lấy dây rồi cột vào đầu các trụ cột sau đó chằng vào các cọc tiêu được đóng xuống đất bên ngoài sam, để gia cố thêm lực giữ các cột này, họ quần đảo với gió lốc hơn 15 phút đồng hồ, cho đến khi những hạt mưa lớn trút xuống, gió cũng giảm bớt sự hung hãn dần dần.

Thiệu Khùng nói : "May quá Phát ơi, sam mình vẫn còn nguyên, chứ nếu bị như phía bên kia thì không biết tối nay anh em mình ngủ ở đâu dưới trời mưa giông gió như thế này".

Một lát sau mưa ngưng hạt và trời cũng đã xập tối, Y tá Linh chạy đến đi cùng ba đội viên của tiểu đội bạn. Linh nói với Phát : "Mấy ông giữ được sam này giỏi thật, có hai tiểu đội bị tốc mái nhà nên anh em không có chỗ trú ngụ, cho tôi gửi mấy đồng chí này trú tạm đêm nay nghe, ráng chịu ở chật chội một tí, ngày mai chúng ta dựng lại mấy cái sam bị tốc mái thì sẽ trả họ về A củ, lát nữa tôi sẽ yêu cầu hậu cần đại đội phát các suất cơm của họ vào chung với các vị nghe".

Xong Y tá Linh chạy qua các sam khác để gửi tiếp các đồng đôi còn lại .

Phát phân ba người này tạm ghép ngủ chung với các đồng đội trên ba giường. Nói là giường nhưng thật sự ra chỉ là mấy vạt tre đập dập, được ghép lại gối đầu trên hai hàng tre chạy dọc theo chiều dài hai bên sam, được chống đỡ bởi các cột tre thấp khoản sáu tất được chôn vào nền đất.
Nền đất trở nên ẩm ướt và lạnh lẻo hơn sau mỗi cơn mưa, tiếng muỗi đói bắt đầu kêu vo ve kéo nhau từng đàn đến tìm hơi người. Phát cho anh em nhóm lữa trong sam để hun khói đuổi muỗi, vừa làm ấm thêm không khí sau trận mưa lạnh vừa đi qua.
Thiệu Khùng được sự hổ trợ của Thanh Đô và đơn vị, sau một thời gian công tác từ một anh chàng lang thang kiếm sống, ̀một anh chị mà trong giới giang hổ cũng có phẩn nễ nang thế mà nay đã trở thành một con người hoàn toàn khác, một kiện tướng đào kinh được anh em trong đơn vị mến mộ, hay giúp đở và chia sẽ công việc với đồng đội.
Một nhạc sĩ biết hoàn cảnh của Thiệu, từ cảm xúc đã̀ viết thành bài ca:

THẰNG BẠN TÔI

"Thằng bạn tôi xâm con Ó trên lưng
Dấu tích một thời ăn chơi trác táng
Thời liệt oanh thích tống tiền bằng lưỡi lê lựu đạn
Con Ó trên lưng chập chùng vỗ cánh vương mình.

Thằng bạn tôi nay là kiện tướng đào kinh
Về miền xa xây dựng biết bao công trình
Thằng bạn tôi bây giờ thì rất hiền khô
Vì quê hương lao động nó quên thân mình"

Bài ca này rất phổ biến và được anh chị em Thanh niên xung phong ca trong những lần sinh hoạt tập thể.

Công trình gia cố kinh tưới vừa hoàn thành xong, thì toàn đơn vị được lệnh tăng cường lên vùng biên giới Tây Nam để phối thuộc với các lực lượng bộ đội Quân đoàn 4 v à Quân khu 7 làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương tổ quốc. Các đại đội đều tổ chức liên hoan vừa để mừng công trình hoàn thành mặt khác, chuẩn bị tinh thần đi làm nhiệm vụ mới.

Đại đội của Việt tối hôm đó tổ chức tươm tất, có các tiết mục văn nghệ cây nhà là vườn, cùng một vài món ăn tươi đặc biệt mà ngày thường không có, Việt đã mời Ban chỉ huy Liên đội cùng các anh chị trong đội văn công Liên đội cùng về cùng dự cho thêm phần rôm rã.

"Chà ông Việt làm xôm quá ta lại có cả cái món Cari dê với bánh mì thơm phức nữa, ở đâu mà mấy ông kiếm được thứ này, thiệt là hay đó". Liên đội trưởng vừa hỏi thì Việt trả lời ngay : "Các anh thong thả dùng trước và cho ý kiến về tài nghệ của đầu bếp C2 nấu có ngon không, có thể nấu ăn cho các nhà hàng được không ?".

Mọi người vừa ăn vừa sinh hoạt văn nghệ, "Ừ ai nấu cái này ngon thiệt, thật tình tôi không ngờ anh nuôi C2 lại nấu ăn ngon như vậy". Một cán bộ trong ban chỉ huy liên đội nói.

Việt : "Giới thiệu với các anh, đầu bếp hôm nay không phải là anh nuôi thường nấu ăn cho anh em, mà là do hai đội viên vừa được bổ sung về đơn vị chúng ta trong đợt vừa qua. Đồng chí Thanh biệt hiệu là Thanh Đô, biệt danh này có được khi là kiện tường đào kinh với năng xuất cao nhất đại đội, ngoài ra còn có thêm biệt tài nấu món Cary thịt cầy giả dê mà các anh em chúng ta đang thưởng thức".

Một cán bộ Liên đội hỏi: "Cari thịt Cầy sao, tụi tui ăn sao chẳng biết là thịt cầy tí nào cả, cứ nghĩ là thịt dê không hà, ủa cầy đâu mà có? Muốn có thịt cầy tơ phải về chợ Ông Tạ mua vào các buổi sáng mới có".

Việt giải thích thêm: "Thú thật với mấy anh là trưa nay, anh Thiệu Khùng là đội viên mới gia nhập Thanh niên xung phong, phát hiện thấy có một con chó lạ ở đâu đến đây không biết, đang lục đồ đạc của anh em trong sam nên cầm cục đá ném đuổi nó đi, ai dè chỉ một phát trúng ngay chỗ hiểm nên con chó ngã đùng xuống giật giật mấy cái rồi đi luôn. Khi mọi người chạy đến thì mới phát hiện ra con Ky của Ban chỉ Huy Liên đội. Lỡ rồi, bỏ thì phí nên làm thịt để liên hoan, mời mấy anh đến dùng luôn. Nếu các anh có bắt đền thì tôi xin chịu trách nhiệm sẽ về nhà xin con chó khác lên bù lại cho Liên đội".

Liên đội trưởng nghe tin này thì hơi bị sốc, nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt, dù gì mình cũng xơi thịt nó rồi biết sao đây, với lại hôm nay là ngày vui của anh em nên không nỡ giận dỗi: "Thôi dù gì thì chuyện cũng đã rồi, với lại chúng ta sắp phải chuyển quân về vùng có chiến tranh ở biên giới Tây Nam, mà ở những nơi như vậy e là nuôi chó cũng không tiện nên thôi, dừng lại một chút rồi nói tiếp, tôi nuôi con chó này một thời gian rồi nên có tình cảm, nay nó chết rời cũng thấy thương tiếc cho nó. Thôi các anh em cứ tiếp tục vui chơi, tôi xin phép về trước".

Lúc này tình hình chiến tranh trên biên giới Tây Nam với quân đội Khmer đỏ đã trở nên nóng bỏng. Cuộc chiến này được bắt đầu khi Miền Nam Việt Nam mới vừa giải phóng được 10 ngày, thì quân đội Khmer Đỏ lợi dụng trong lúc tình hình còn chưa ổn định, đã tranh thủ thời cơ đánh chiếm đảo Thổ Chu và tràn lên đảo Phú Quốc. Do bị đánh trả, không chiếm được Phú Quốc, lính Pol Pot quay về Thổ Chu tàn sát rất nhiều người dân VN và định chiếm đóng Thổ Chu lâu dài, buộc quân Việt Nam phải đánh đuổi chúng ra khỏi đảo.

Trận đánh Thổ Chu và Phú Quốc mở đầu cho những hành động gây chiến dọc biên giới Tây Nam Việt Nam. Cuối năm 1975, quân Pol Pot xâm lấn vùng Sa Thầy- Kon Tum, phía Nam đường 9 và đêm 3.1.1976, chúng cho quân vào làng Sộp đốt hết nhà, cướp hết tài sản và bắt đi 130 người dân của làng.

Ngày 25.2.1976, Pol Pot bất ngờ tấn công đồn Công an nhân dân vũ trang số 7 và 8, tỉnh Đắk Lắk. Các nơi khác dọc biên giới cũng liên tiếp xảy ra các hoạt động khiêu khích của lực lượng vũ trang Campuchia như: Ra sát biên giới xâm canh, lấn đất; bắn vào các đội tuần tra của Công an nhân dân vũ trang; uy hiếp nhân dân làm ăn, đi lại trên các sông rạch gần đường biên giới; tổ chức những cuộc tập kích, đốt phá, bắt cóc, gài mìn, ném lựu đạn… nhất là ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Sông Bé…
Tình hình trên tuyến biên giới Tây Nam vào những tháng cuối mùa khô năm 1978 ngày càng trở nên ác liệt hơn, sau khi Pol Pot họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Với nghị quyết của Khmer đỏ : " Duôl (An Nam) sau chiến tranh còn gặp nhiều khó khăn chồng chất, kinh tế kiệt quệ, chính trị thì nội bộ mâu thuẫn, ở miền Nam chính quyền chưa vững, tàn quân và tổ chức chính trị chống đối của Thiệu còn nhiều, đang hoạt động phá hoại…
Về quân sự, Duôl có quân đội mạnh, có kinh nghiệm chiến đấu, trang bị phương tiện nhiều, song sau khi thống nhất thì tinh thần quân đội sút kém….
Tuy mạnh về quân sự nhưng yếu về chính trị, đang gặp nhiều khó khăn nên không đủ sức mạnh đánh lại chúng ta…Về chiến lược thì bị kiềm chế, không dám tấn công sâu qua đất nước Campuchia… Chúng ta chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Duôl".
Sau đó Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20 km. Còn tiếp.

FB Duy Linh


Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á