ĐỐI MẶT - Tập 15: Chiến dịch tiến chiếm Tây Ninh và Sài Gòn !
Ý đồ tiến công của Khmer đỏ là: Khi Phòng tuyến Quân Đoàn 4 bộ đội Việt Nam thất thủ sẽ mở đường cho quân Pol Pot tiến vào chiếm Thị xã Tây Ninh, từ hai hướng Bến Cầu và Bến Sỏi. Có được Tây Ninh, quân Pol Pot sẽ làm bàn đạp tiến đánh Sài Gòn từ hướng Tây. Truyện này do tác giả hư cấu, khác với thực tế đã xãy ra. Câu lạc bộ cựu TNXP xin lưu ý cùng Bạn đọc.
Tập 15: Chiến dịch tiến chiếm Tây Ninh và Sài Gòn
Lời bình : Đây là ̣giai đoạn "BI THƯƠNG VÀ HÀO HÙNG NHẤT" của Liên đội 303 biên giới và của Lực lượng Thanh niên xung phong, trong thời gian phục vụ chiến đấu bảo vệ Biên giới Tây Nam của Tổ Quốc Việt Nam.
Tướng Xom Ring, Tư lệnh mặt trận Svay Riêng, là một vị tướng tài của quân đội Khmer Đỏ, trước đây đã lập được nhiều chiến công vang đội khi đánh tan nhiều đơn vị chủ lực quân đội Lon Nol, giúp giải phóng đất nước Campuchia. Trong thời gian các đơn vị bộ đội Việt Nam còn trú quân trên đất Campuchia, thì đơn vị của Hai Quang thường xuyên phối hợp chiến đấu với các đơn vị Khmer Đỏ của Xom Ring và hai người trở nên bạn bè thân thiết. Khi bộ đội rút quân về tập trung cho chiến địch giải phóng Miền Nam Việt Nam, họ không còn liên lạc với nhau từ đó nhưng vẫn giữ sự nể trọng cho nhau về tài năng và lòng dũng cảm.
Tháng 7, Tướng Xom Ring về Phnom Penh báo cáo với chỉ huy tối cao Khmer Đỏ- Thủ tướng Pol Pot : "Tôi từng chiến đấu nhiều năm bên các đơn vị Duôl (An Nam) nên biết rất rõ thực lực của đối phương. Họ có nhiều vị tướng giỏi, với bề dày chiến tích nhiều chục năm chinh chiến. Họ có các đơn vị tinh nhuệ, trong số đó có Quân Đoàn 4 đang đối địch trực tiếp với đơn vị do tôi chỉ huy. Hơn 1 năm qua, họ chỉ phòng thủ, chưa tiến công mạnh mà đã tiêu hao một phần các đơn vị của chúng ta, nếu cứ để qua đầu mùa khô năm sau; khi có sự thuận lợi hơn, họ tấn công trước e rằng mình khó giữ được Tỉnh Svay Rieng và tỉnh Kratié".
Thủ tướng Pol Pot hỏi: "Là tư lệnh mặt trận Svay Rieng, đồng chí có chiến lược gì để chúng ta tiêu diệt được Quân đoàn 4 của Duôl không ?"
Tướng Xom Rin nói tiếp: “Thưa Thủ tướng, nếu chúng ta tập trung quân tinh nhuệ đánh trước trong mùa mưa này, thì khả năng thắng lợi rất lớn, tôi nghiên cứu cách bố trí đội hình của địch ở khu vực phòng tuyến Tây Ninh, thấy họ bố trí ở đây đơn vị chủ lực là Quân đoàn 4 do Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy. Giữa trận địa họ bố trí Sư đoàn 7 là đơn vị tinh nhuệ nhất, cánh trái có Sư đoàn 9, cánh phải là sư 341, trong thời gian vừa qua do tình trạng mưa nhiều làm ngập một số vùng đất. Nên buộc họ phải bố trí lại đội hình phòng thủ và đã để lộ ra một nhược điểm. Có một khe hở giữa phòng tuyến Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 và phòng tuyến của Sư đoàn 9, bản thân tôi trong mấy ngày qua đã đi trinh sát thực địa, xác định chính xác khe hở này.
Chúng ta chỉ cần tung một lực lượng đặc công cấp tiểu đoàn, bí mật luồn qua khe hở này bất nhờ tập kích đánh chiếm bộ phận đầu não là Chỉ huy sở Sư Đoàn 7. Sau khi chiếm giữ được đầu não sư đoàn rồi, thì chúng ta tập trung toàn bộ lực lượng tiến đánh toàn diện vào đội hình của chúng, sư đoàn 703 tấn công Trung đoàn 141, Sư Đoàn 340 đánh vào Trung đoàn 209, Sư Đoàn 221 tiêu diệt Trung Đoàn 165 của địch. Để làm lực lượng dự bị cho 3 sư đoàn này, sẽ tung vào trận chiến khi địch tăng viện tôi đề nghị Chính phủ điều động bổ sung thêm sư đoàn 603 cho tôi.
Với quân số áp đảo cùng tiến công bất ngờ thì khả năng thắng trận này là rất lớn. Như ta biết, Sư đoàn 7 nằm giữa đội hình chiến đấu của Quân Đoàn 4 địch, nếu đánh tan được sư đoàn này và thực hiện chia cắt đội hình của chúng ra thành hai khu vực không thể hổ trợ cho nhau được, chúng ta tiếp tục vây hảm và tiêu diệt từng cánh quân của họ dể dàng".
Ieng Sari chen vào hỏi tiếp: "Khi nào thì đại quân ta mới tiến chiếm Tây Ninh và Sài Gòn ?"
Tướng Som Ring tiếp tục báo cáo: "Khi Phòng tuyến Quân Đoàn 4 của Duôl thất thủ, sẽ mở đường cho quân ta tiến vào chiếm Thị xã Tây Ninh, từ hai hướng Bến Cầu và Bến Sỏi. Có được Tây Ninh, sẽ làm bàn đạp tiến đánh Sài Gòn từ hướng Tây, kết hợp phong trào nỗi dậy của Người Hoa ở khu Chợ Lớn, khu Quận 6, khu Chợ Củ Sài Gòn, chiếm giữ các cơ quan hành chính, các đồn bót công an ở các địa phương. Mỗi gia đình người Hoa, cần phải tích trữ chất dẫn hỏa trong nhà mình như xăng , dầu, than củi, hóa chất, vật dụng bằng gổ, nhựa, càng nhiều càng tốt. Khi mọi người đã ra khỏi nhà tham gia bạo loạn thì phóng hỏa ngôi nhà ngay, với hàng trăm đám cháy bùng phát trong thành phố cùng một lúc sẽ tạo nên sự hổn loạn ngay tại Sài Gòn.
Từ đây lấy cớ là chính quyền Việt Nam đàn áp nạn kiều người Hoa, để Hải quân Trung Quốc từ biển đông đưa tàu chiến vào cảng Sài Gòn đón nạn kiều và từ đây xuất phát cánh quân thứ hai từ hướng đông tấn công đánh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan đầu não của Duôl ở Sài Gòn.
Với hai cánh đại quân tấn công từ hai hướng Đông- Tây tiến công bất ngờ, chúng ta nhanh chóng sẽ làm chủ Sài Gòn trong nay mai mà thôi. Một khi Sài Gòn đã bị mất, vùng miền Tây Việt Nam bị cô lập, thì việc chúng ta thu hồi các vùng đất này để khôi phục lại đế chế Khmer như thời xa xưa của tổ tiên chúng ta rất dễ dàng".
Ta Mok lên tiếng khích tướng: "Tướng quân có chắc là sẽ chiếm được Tây Ninh và Sài Gòn hay không ? Tôi muốn tướng quân trình bản kế hoạch tác chiến và bản quyết tâm thư cho Chính Phủ phê duyệt"
Tướng Som Ring: "Về quân sự, tôi xin chịu trách nhiệm trước chính phủ về kế hoạch đánh chiếm Tây Ninh. Riêng về kế hoạch tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn, thì xin chính phủ trao đổi với Đại sứ Trung Quốc để họ phối hợp cùng chúng ta thực hiện, về quân lực thì xin tăng thêm cho tôi Sư Đoàn 603 cùng 2 Trung Đoàn quân địa phương để làm lực lượng dự bị. Ngoài ra, tôi cần tăng thêm pháo binh, máy bay ném bom, lực lượng tăng và thiết giáp để tạo hỏa lực mạnh cho các mũi đột phá quan trọng".
Thủ Tướng Pol Pot : "Thay mặt chính phủ tôi đồng ý với kế hoạch của tướng quân và chúc ông thắng lợi".
Trời mưa nhiều, nước triều dâng cao khiến đường lộ 241 trong khu vực Kokisom bị ngập. Nhiều đoạn bị lầy lội làm cho việc chuyển quân và tiếp liệu bị giới hạn. Chiều 21 tháng bảy, một trung đội Thanh niên xung phong được điều động đến đây để chống lầy và thông tuyến cho khu vực này.
Bình –B Trưởng nói với Minh C Trưởng C3: "Tôi thấy khu vực này trống trải quá, với lại trang bị vũ khí chúng ta quá ít, chỉ với hai khẩu AK47 và chục trái lựu đạn thì khi đụng trận khó mà cầm cự lâu được".
Minh trả lời: "Tôi cũng hơi lo lo, nhưng bây giờ cũng chiều sắp tối rồi chúng ta cần sắp xếp cho anh chị em ổn định chỗ ở trước. Sáng mai tôi sẽ đề xuất với bên bộ đội để họ tăng cường thêm súng đạn cho chúng ta, với lại chỗ này là tuyến sau, sát với phòng tuyến bảo vệ của Sư đoàn bộ. Nếu có gì, thì tôi và anh bắn cầm cự để cho anh em rút lui về hướng đó sẽ an toàn. Phía bên kia có mấy cái hầm chữ A do bộ đội để lại, nếu bị địch pháo kích chúng ta đưa anh em vào đó tránh đạn".
Bình phân công ra hai vọng gác đêm, mỗi ca có hai người trực gác xuyên suốt từ trời vừa xập tối cho đến sáng hôm sau. Thỉnh thoảng Bình thức giấc đi kiểm tra các chốt gác. Lúc này khoản 4 giờ 30, trời vẫn còn tối mà nghe thấy có tiếng động lạ và thấy xa xa xuất hiện nhiều bóng người lẫn khuất trong sương mờ. Theo như mật hiệu được sư đoàn quy định cho tối nay, là khi ta nghe được một tín hiệu hay tiếng súng là 2, chúng ta phải đáp lại 3 tín hiệu hoặc 3 tiếng súng sao cho tổng là 5, nếu khác thì là địch quân.
Bình nép xuống công sự và bắn 2 phát súng chỉ thiêng, một loạt đạn rồi nhiều loạt đạn được đáp trả. Biết là đụng phải trinh sát địch rồi, anh bắn trả lại từng loạt đạn một, hai viên cầm chứng và di chuyển qua các công sự khác, lại bắn tiếp để địch không biết rõ thực hư.
Lúc này Minh cũng đã thức giấc cầm khẩu AK tựa trên các bao gạo trong nhà bếp bắn ra hướng quân địch, hai tên lính Khmer Đỏ cầm trên tay khẩu trung liên nồi RBD bắn hàng loạt đạn áp đảo vừa tiến sát đến. Tiếng đạn rít xé gió, như mưa rào găm vào làm gãy đổ một số cột, số khác cày xới làm mặt đất tung tóe lên từng mảng.
Minh rút chốt một quả lựu đạn M67 ném về hướng địch, “Ầm” một tiếng nổ lớn làm tắt ngay khẩu RBD.
Các đội viên còn lại, nam có nữ có vì không có súng trong tay để đánh địch, nên một số nép theo mé bờ bao chạy lui về hướng Sư đoàn bộ. Một vài người chạy vào hầm chữ A để tránh đạn. Có 5 đội viên nữ là Thiên Hương, Đỗ Thị Vân, Ngọc Dung, Trần Thị Nhung, Nguyễn Thị Em, chui vào một hầm. Nguyễn Văn Đủ ngồi chận ở cửa hầm. Nguyễn Thị Lý, Võ Thị Ngọc Mai và Nguyễn Thị Ngọc Mai nằm trên bờ ruộng, nghe đạn nổ quá gần Lý chạy vào hầm nhưng đã quá chật, nên vội nép vào mép hầm.
Lúc này ở hướng Đông, những tia sáng đầu tiên bắt đầu xuất hiện, Bình thấy càng lúc càng nhiều quân địch hơn, chúng bao vây khắp nơi. Trong nhà bếp Minh bắng từng loạt AK ra để kìm chân địch cho đồng đội rút lui. Một quả đạn B40 từ ngoài đồng bắn vào, làm nổ tung và bốc cháy nhà bếp làm tiếng súng của Minh im bặt.
Biết không thể cầm cự lâu hơn, trong khi quân địch cả trăm lính thiện chiến với trang bị đầy đủ, Bình chỉ với một khẩu AK47 còn một vài viên đạn cuối cùng. C trưởng Minh có thể đã hy sinh sau khi bị trúng quả B40 rồi. Bình bắn cầm chừng và lăn mình theo bờ mương ra hướng vào đám lau sậy tránh đạn của địch. Không biết anh em trong Trung đội mình có ai thoát được hay chưa ?
Cần phải báo tin cho vệ binh Sư Đoàn ngay để tiếp cứu cho đồng đội, Bình nhanh nhẩu như một con sóc, bò trường men theo theo bờ ruộng và các bụi cây ra khỏi tằm khống chế của địch. Sau đó chạy nhanh về hướng các đơn vị bộ đội, ra đến đây anh lại nghe một tiếng nổ lớn phía hầm chử A rồi tiếng súng thưa dần. Nhìn lại phía nhà bếp, thấy khói đen cùng lữa vẫn còn bay lên ngùn ngụt.
Hay tin Trung đội Thanh niên xung phong bị địch tập kích, Sư đoàn liền điều động ngay đại đôi trinh sát C21 thuộc Trung Đoàn 209 đánh vận động nhanh để giải cứu cho B3-C3, hai bên quần thảo nhau suốt buổi sáng nhưng bất phân thắng bại. Tiểu đoàn 5 của Trung Đoàn 165 được tung vào tăng viện thêm cho lực lượng phản tập kích. Với quân số và hỏa lực áp đảo bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng làm chủ trận đánh.
Đến khoản 15 giờ chiều thì tiểu đoàn đặc công Khmer đỏ bị tổn thất nặng nề. Gần cả trăm binh lính bị tử thương, số còn lại phải rút chạy về hướng Svay Rieng. Lúc này các tiểu đoàn còn lại của Trung đoàn 165 đang khóa đuôi và phục kích chờ các đơn vị tàn quân địch rút chạy về hướng này; họ đã nỗ súng tiêu diệt gần như toàn bộ quân địch.
Khi mặt trận vừa im tiếng súng, trên đồng ruộng xác lính Pol Pot chết rãi rác rất nhiều. Có gần cả trăm tên. Bỗng một anh bộ đội phát hiện và gọi các đồng đội: "Các đồng chí ơi, ở đây có nhiều anh chị em Thanh niên xung phong hy sinh".
Thấy có một cô gái còn thoi thóp, anh Hiển – Trinh sát lên tiếng : "Có người còn sống", anh em ùa tới khiêng cô từ trong vũng bùn ra, hai tay bị trói chặt, người đầy máu me, thân thể lõa lồ... Một anh bộ đội cởi bộ đồ đang mặc, khoác lên thân hình cô gái.
Các đơn vị bộ đội, đã kịp huy động lực lương đánh phản công hòng giải cứu trung đội 3 Thanh niên xung phong, nhưng với sự hung hản, tàn ác đầy thú tính của lính Pol Pot, chúng không hề có chế độ tù binh mà chỉ có tra tấn, hãm hiếp xong là giết sạch. Tuy đã đến kịp nhưng vẫn không thể cứu mạng họ, trong số 26 đội viên Trung đội TNXP, thì 24 người đã hy sinh rải rác bên bờ ruộng, dưới các lùm cây, trong đó thi thể Đại đội trưởng Minh bị cháy xám đen, chỉ có 2 người còn sống nhưng bị thương rất nặng. Có 8 đội viên nữ đều bị đánh đập dã man, trước khi chúng xả súng giết hại, đa số họ còn rất trẻ tuổi đời 19 , 20.
Sau đó họ đã được đồng đội khâm liệm, làm lễ truy điệu và đưa về an táng tại Nghĩa trang huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh, trong sự bàng hoàng xúc động của mọi người và sự thương tiếc của người dân Việt. Khi họ đã hy sinh tuổi trẻ và xương máu để bảo vệ biên cương đất nước .
Kế hoạch tập kích vào Bộ chỉ huy sư đoàn 7 bị thất bại, toàn bộ tiểu đoàn đặc công của Pol Pot bị tiêu diệt do tấn công sai mục tiêu. Đáng lý ra, chúng cần phải đánh nhanh chiếm giữ bộ phận đầu não Sư đoàn 7, thì lại mất thời gian tiêu diệt một trung đội Thanh niên xung phong.
Sự sai lầm nghiêm trọng này đã làm lộ hoàn toàn kế hoạch tấn công bất ngờ, làm chậm thời gian tấn công, nên bộ đội Việt Nam đã có thời gian phòng thủ và điều động lực lượng đánh phản công. Còn tiếp.
FB Duy Linh
|