ĐỐI MẶT - Tập 16: Mùa mưa trên chiến trường Svay Riêng.
Những trận đánh khốc liệt, giữa một bên là Quân đoàn miền Đông của Khmer đỏ và Quân đoàn 4 VN mà Liên đội TNXP 303 phối thuộc, trong mùa mưa 1978 trên chiến trường biên giới Việt Nam – Campuchia.
Tập 16: Mùa mưa trên chiến trường Svay Riêng
Phương án tấn công toàn diện trên mặt trận Svay Rieng đã được phê duyệt. Do vậy lúc này Tướng Som Ring như đang như cởi trên lưng cọp không thể dừng lại được, mình đã đoan chắc thắng lợi trước Chính phủ rồi, nếu ngừng tấn công thì chức vụ chỉ huy Quân khu Miền Đông của mình sẽ không còn nữa, không chừng đến tính mạnh cũng sẽ không giử được trước tòa án của Angka.
Trận đánh mở màn nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não quân địch (VN) đã không thực hiện được như kế hoạch, giờ đây địch quân đã cảnh giác với đòn tập kích rồi, yếu tố tấn công bất ngờ đã mất. Nhưng là một chỉ huy có nhiều kinh nghiệm trận mạc, Tướng Som Ring cho thực hiện ngay phương án B. Cứ mỗi tối khoản chừng 1, 2 giờ sáng, các hỏa lực đại bác và súng cối luân phiên nã đạn tập trung vào các chốt tiền tiêu của sư đoàn 9 và sư đoàn 7, một giờ sau đến lượt các xe tăng, thiết giáp và một số xe máy ủi giả dạng xe tăng đồng loạt nổ máy pha đèn, cộng thêm nhiều dàn đèn pha cực mạnh, chiếu thẳng về phía đối phương tạo nên một khung cảnh như đang xuất phát cho một trận đánh lớn. Ngược lại, hướng phòng tuyến Sư đoàn 341, chỉ dùng súng 12,7 ly bắn cầm chừng vào các chốt tiền tiêu mà thôi. Ban ngày tăng cường lực lượng bắn tỉa, nhắm bắn từ cự ly xa làm cho binh lính trong các công sự địch không dám ngóc đầu dậy đi lại bình thường, nhằm uy hiếp tinh thần đối phương. Đây là đòn nghi binh làm cho địch quân hoan mang và không biết sẽ bị tấn công lúc nào, vào nơi đâu .
Tướng Hoàng Cầm – Tư lệnh Quân đoàn 4 VN đã triệu tập cuộc họp với tư lệnh các sư đoàn và đưa ra nhận định rằng, quân địch (Khmer đỏ) sẽ mở các trận đánh lớn trong nay mai mà thôi. Vì:
« Một là: Địch đang điều động một lực lượng nhiều Sư đoàn tinh nhuệ nhất của chúng vào chiến tuyến Svay Riêng, dưới sự chỉ huy của Tướng Som Ring. Trong thời gian đánh Mỹ ông ta là một vị Tướng giỏi từng phối hợp với bộ đội chúng ta đánh thắng các trận tấn công của quân đội Mỹ- Ngụy và Lon Nol, với cả chục vạn quân tấn công vào căn cứ Trung ương cục và các vùng giải phóng trên đất Campuchia này vào năm 1970-1971. Sau đó ông ta tiếp tục chỉ huy quân Khmer Đỏ đánh tan quân đội Lon Nol giải phóng hoàn toàn Campuchia.
Hai là: Trong thời gian mùa mưa này là lúc nước đang ngập nhiều cánh đồng, các con đường di chuyển trở nên lầy lội, xe tăng và xe cơ giới không thể đi được nên việc tiếp tế lương thực và đạn dược bị trở ngại. Nhất là khi bị địch tập trung lực lượng mạnh, tấn công các đơn vị ứng cứu từ biên giới Việt Nam qua đây sẻ mất nhiều thời gian và khó khăn. Đây là thời cơ thuận lợi nhất cho quân địch tấn công chúng ta.
Ba là: Trận tập kích vào Sư bộ F7 và diễn biến trong các ngày qua, cho thấy ý đồ của địch là tung đòn đánh hiểm và bất ngờ vào bộ phận đầu não của ta nhưng không thành công, liền chuyển sang kiểu nghi binh đánh lung tung rồi bất thình lình tập trung vào một mũi đột phá thật mạnh, đánh vào một mục tiêu được chọn trước nhằm chia cắt và phá vỡ thế phòng thủ của ta. Cách đánh này có nét giống như chiến dịch giải phóng Tây Nguyên trước đây chúng ta đã dùng.
Khả năng lớn nhất của địch là đánh vào phòng tuyến Sư đoàn 7, vì nằm giữa đội hình và là con đường ngắn nhất để tiến chiếm Thị xã Tây Ninh của chúng ta.
Tuy nhiên các cánh khác vẫn củng cố công sự đề phòng địch tiến công bất ngờ. Song song đó ta cần chuẩn bị một lực lượng dự phòng cho phản công. Tôi sẽ đề nghị, cấp trên tăng viện thêm quân dự bị chiến lược, ngoài ra chúng ta sẽ được tăng viện thêm các lữ đoàn pháo binh, lữ đoàn tăng thiết giáp và lực lương không quân khi chuyển sang thế phản công địch ».
Khi cuộc họp chấm dứt, tướng Hoàng Cầm mời Đại Tá Kha – Sư trưởng và Thượng tá Quang ở lại để bàn thêm công việc.
Sau bốn ngày quấy rối phòng tuyến bộ đội Việt Nam, các Trung Đoàn quân địa phương Svay Rieng và Kratié tấn công vào các cứ điểm của Sư Đoàn 9, Sư Đoàn 341 vừa đánh vừa kìm chân hai Sư Đoàn này phải bị động trong thế phòng thủ chống đở.
Đáp trả lại, Tướng Hoàng Cầm cho các đơn vị tăng cường phòng thủ trong các công sự cá nhân và các giao thông hào đã được chuẩn bị kiên cố từ trước, cùng với sự hỗ trợ của pháo binh Quân đoàn bắn chận trên đầu quân địch làm kìm chân chúng.
Đến đêm hôm sau, như thường lệ các đèn pha chói lòa và tiếng xe tăng gầm rú inh ỏi bên kia phòng tuyến của Sư đoàn 7, tiếp sau những loạt đạn pháo bắn vu vơ. Nhưng đêm nay, số lượng và mức độ có phần tăng lên gấp bội, một vài chốt tiền tiêu bị pháo đánh trúng, đất đá vỡ ra làm tắc nghẻn một số giao thông hào. Bộ đội bị thương được chuyển về tuyến sau, công sự nhanh chóng được gia cố lại.
Già Điều nhận được lệnh từ Ban Hậu Cần Trung Đoàn 209, cử ngay một tiểu đội mang đạn tiếp thêm cho Tiểu đoàn 7 đang đóng quân tại ngã ba . Đạn cối và những hộp đạn nhọn được bảo quản trong thùng cây, mỗi khi tải đạn ra chốt, anh em đều phải tháo gỡ các thùng này để lấy đạn ra. Tùy theo loại đạn mà anh em có cách cột dây thích hợp, để treo gọn gàng lên đòn bằng tre gai rồi gánh đi, kể cả đạn ĐKZ 75 ly, người nào khỏe mạnh lắm như Thanh Đô mới gánh nổi 2 trái đạn này.
Riêng đạn cối 102 ly nặng 19 ký mỗi trái, mỗi người chỉ vác được một trái duy nhất. Đạn tiểu liên AK, trung liên RBD và thượng liên K.53 (súng này vừa có chân để đặt cao bắn máy bay, vừa có bàn đế thấp với hai bánh xe để bắn ngang tiêu diệt bộ binh) và đạn đại liên 12,8 ly được xếp trong hộp nhỏ bằng kim lọai. Mỗi người chỉ gánh được 2 hộp.
Thực tế ở trung đội 1 không hề có chuyện tải đạn mà để nguyên thùng cây trên lưng. Nếu làm như vậy thì không vận chuyển được nhiều đạn, tốc độ di chuyển chậm vì khối lượng hàng hóa mang trên vai vừa nặng vừa cồng kềnh. Người mang vác phải đưa một cánh tay lên choàng qua thùng đạn và phải nghĩ nhiều lần vì mau mỏi tay.
Từ kho đạn Trung đoàn đến ngã ba Chóp khoãng 7 Km, sau đó rẽ trái đi khoảng một cây nữa thì đến tiểu đoàn bộ. Đường đất đỏ trời mưa nên nhiều đoạn trơn trợt, gần đến ngã ba phải vượt qua một khoản đồng trống vài trăm mét nhưng rất nguy hiểm. Vì anh em tải đạn qua đây thường bị lính Pon Pot bắn tỉa từ xa. Thường thì chúng dùng súng 12,8 ly bắn từ cự ly 2km, tiếng súng nghe từ xa như tiếng trống múa lân vậy, cắc cắc đùng đùng, cắc cắc đùng đùng, đạn rít lên và cày xới tung tóe đất rất ghe rợn. Chỉ cần trúng một viên thì coi như xong đời, vì nó có sức xuyên phá khủng khiếp.
Không thể cứ ẩn nấp mãi sau các bờ đất bên mé đường chờ hết bị bắn tỉa được, vì chúng cứ bắn từng loạt, lúc bắn lúc ngừng xen kẻ nhau. Do quen với kiểu bắn này rồi, nên chờ khi chúng ngừng bắn thì mọi người đồng loạt đứng dậy tay ôm thùng đạn hoặc đòn gánh đạn chạy ù một đoạn chừng 10m hoặc 15m, rồi cùng nép mình xuống mé bờ đất, chờ đợi loạt đạn kế tiếp bắn qua thì ù chạy tiếp từng chập để an toàn vượt qua đoạn đường này.
Sau khi bàn giao đạn xong, nhận thương binh tải về phẩu Trung đoàn, tới khu vực Ngã ba Chóp thì thấy có một bóng người thấp thoáng mặc áo màu đen từ phía xa đi lại. Già Điều cho anh em nằm phục lại hai bên bờ ruộng, ẩn mỉnh sau những bụi rậm và hàng cây thốt nốt, chờ cho người này vừa đi qua thì Đội viên Nguyễn Vân Đằng nhảy ra, từ phía sau dùng đón gánh quật tên này ngã xuống đất, tạo điều kiện cho anh em tới đè xuống tước súng và lấy áo trói lại.
Vây bắt được một trinh sát Khmer đỏ, trên đường xâm nhập vào phía sau khu vực đóng quân của bộ đội. Giải giao về Trung đoàn thì được biết tên này là trinh sát pháo binh, được giao nhiệm vụ đánh dấu tọa độ các cứ điểm phòng thủ quan trọng của bộ đội, để cho pháo binh Khmer đỏ và máy bay bắn phá khi mở đầu cho các trận đánh lớn sắp tới.
Đúng như nhận định của tư lệnh Quân đoàn, sau hàng loạt mưa pháo dội xuống đội hình Sư đoàn 7 VN, một tốp 3 chiếc máy bay T28 Khmer đỏ xuất hiện bắn yểm hộ cho lực lượng xe tăng T54 và thiết giáp M113 khoản trên chục chiếc đồng loạt công tấn vào công sự của các đơn vị Sư Đoàn 7.
Dưới áp lực tấn công mạnh mẽ của bộ binh và xe tăng lính Khmer đỏ, nhiều phòng tuyến bộ đội Việt Nam bị xuyên thủng. Để bảo toàn lực lượng theo lệnh cấp trên, Đại tá Kha cho tuần tự các Trung đoàn chủ động rút về phòng tuyến số 2, củng cố lại đội hình, bổ sung thêm quân số và tiếp tục phòng thủ. Phòng tuyến số 2 được chuẩn bị từ trước, nên vũng chắc hơn nhiều và có địa thế hiểm trở thuận lợi cho việc phòng thủ, các công sự được che chắn bởi những ụ đất to hoặc những hàng cây thốt nốt lớn với hệ thống giao thông hào chằng chịt chạy khắp nơi, xung quanh khu vực phiá ngoài có các đoạn kinh rộng vài mét ngập nước hoặc các vùng trũng lầy lội dưới có cắm nhiều chông tre khiến cho xe Tăng và bộ binh khó vượt qua.
Nhờ thuận lợi nên các đơn vị Sư đoàn 7 VN cầm cự cho đến ngày hôm sau. Các cánh quân Khmer Đỏ tấn công vào phòng tuyến Sư đoàn 7, bị tổn thất nhiều nhưng vẫn không tiến lên thêm được nữa.
Tướng Xom Ring buộc phải quyết định tung lực lượng dự bị là Sư đoàn 603 và toàn bộ xe tăng, Thiết giáp còn lại vào trận tấn công này.
Nhận thấy đại quân của địch đã tung hết vào trận chiến và nằm trong tầm bắn của pháo binh, Tướng Hoàng Cầm cho lệnh phản kích bằng hàng loạt đại pháo 130 ly, 155 ly, 105 ly, 122 ly nã cấp tập vào đội hình địch. Đồng thời, trên bầu trời máy bay A37 và F5 xuất hiện từng tốp nhào xuống ném bom vào đội hình xe tăng của Quân Khmer đỏ, trông tựa như các chú chim đại bàng đang lao nhanh xuống săn lùng lũ thỏ dại trên đồng trống không nơi ẩn nấp. Không lâu sau, đội hình xe tăng bị rối loạn. Một số bị bắn cháy, số còn lại phải quay đầu chạy lùi về lẫn trốn trong các táng rừng phía sau.
Lúc này các cánh quân VN của Sư đoàn 9 và Sư đoàn 341 tăng viện, đánh thọc từ hai bên sườn vào làm cho đại quân của Tướng Som Ring lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch. Đồng loạt các đơn vị Trung Đoàn 141, 209, 165 – Sư đoàn 7 chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công vỗ mặt phản kích chiếm lại trận địa.
5 giờ sáng pháo binh Quân đoàn 4 VN đồng loạt nhã đạn, bộ binh, xe tăng nâng đội hình lên tuyến xuất phát xung phong.
5 giờ 30 phút: Sư đoàn trưởng cho pháo chuyển làn và lệnh cho các đơn vị xung phong đánh chiếm mục tiêu. Trung đoàn 141 chiếm lại khu Nam Kokisom.
8 giờ 40 phút: Trung đoàn 209 làm chủ khu vực Chóp, sau khi đánh chiếm xong khu vực Cốc, đến gần trưa đánh lên phía bắc Chóp 3 km, bắt liên lạc được với Trung đoàn 2 Sư đoàn 341.
Trước sức phản công bất ngờ, mãnh liệt và đồng bộ của bộ đội Quân đoàn 4 Việt Nam, Trung đoàn 23- Sư đoàn 221 Khmer đỏ tan rã hoàn toàn; các Sư Đoàn 340, 703 , 603 vừa chết vừa bị thương gần phân nữa; phi đội máy bay T28 bị bắn rơi 3 chiếc, các lữ đoàn xe tăng, thiết giáp thiệt hại 15 chiếc.
Toàn bộ chiến địch tiến công mùa mưa của Tướng Som Ring bị phá sản hoàn toàn. Còn tiếp.
FB Duy Linh
Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.
|