Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT - Tập 20 : Đạn pháo trên chiến trường

“Mỗi địa hình khác nhau, đều kéo theo các kiểu kéo pháo khác nhau. Ở đây đồng ruộng bằng phẳng nên thường có xe kéo pháo. Nhưng trong hoàn cảnh chiến trường, lầy lội nước ngập nhiều, nên anh em chúng tôi phải dùng sức người để chuyển pháo vào trận địa, mới bảo đảm được yếu tố bí mật và bất ngờ".

Tập 20 : Đạn pháo trên chiến trường

Lúc này đang giữa mùa mưa, cứ mây đen kéo đến một lúc thì sấm chớp đầy trời, kéo theo những hạt mưa nặng trỉu rơi xuống phủ trắng xóa cả vùng đấ. Những trận mưa lớn, nước ngập làm tăng thêm sự lầy lội của đường xá, đồng ruộng.
Sau những chiến dịch đánh lớn bị thất bại, các Sư đoàn quân Pol Pot lui về cố thủ trong những phòng tuyến và công sự vững chắc. Để ngăn chận địch từ xa, các đơn vị bộ đội tuyến trước thừơng tăng cường hỏa lực, bằng cách sử dụng các loại pháo lớn nhỏ khác nhau, hạ nòng bắn thẳng để phá công sự phòng tuyến địch. Việc kéo pháo tiền nhập được giao cho các đơn vị Thanh niên xung phong đảm nhiệm.
Sau một thời gian về làm công tác tổng hợp cho Lực lượng, Việt thường viết các bài báo, tin tức, thơ văn, truyện ký cho nội sang Tuyến Đầu của Lực lượng Thanh niên xung phong. Nhiều tác phẩm hay được mọi người đón đọc. Biết Việt có trình độ và khả năng viết văn, nên Báo Tuổi Trẻ đã đề nghị Lực lượng chuyển anh về làm việc cho tòa soạn của báo.
Để có thể thăm lại đồng đội củ, đang công tác trên chiến trường biên giới Tây Nam, vừa có thêm tư liệu cho tập truyện về TNXP đang viết dang dở của mình, Việt đã làm hướng dẫn viên cho phóng viên các báo của thành phố lên vùng biên giới, vào thăm Trung đội TNXP đóng quân tại Chóp.
Phóng viên Minh Triết của báo Sài Gòn Giải Phóng và Kim Hạnh phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cùng đi trong đoàn này, đã phỏng vấn các anh em ở đây: “Nghe nói đơn vị chúng ta thường được giao việc kéo pháo cho bộ đội vào trận địa, vậy kéo pháo ở đây có giống như ở Điện Biên Phủ năm xưa hay không ?”.
Nghĩa trả lời: “Mỗi địa hình khác nhau, đều kéo theo các kiểu kéo pháo khác nhau. Ở đây đồng ruộng bằng phẳng nên thường có xe kéo pháo. Nhưng trong hoàn cảnh chiến trường, lầy lội nước ngập nhiều, nên anh em chúng tôi phải dùng sức người để chuyển pháo vào trận địa, mới bảo đảm được yếu tố bí mật và bất ngờ".
Minh Triết hỏi: “Như vậy thì có cực và nguy hiểm không ?”
Một đội viên nhanh nhẩu trả lời: “Có chứ, nhưng khi nhìn thấy những viên đạn lửa của pháo phòng không 37 ly, xé trời đêm phá tan công sự địch, anh em chúng tôi cảm thấy như đã trút hết nỗi mệt mỏi và lo âu. Riêng đại pháo 130 ly thì rất nặng, phải huy động gần hết lực lượng cả trung đội. Anh em phải dùng sức mạnh cơ bắp, họp sức nhấc hai cái càng phía sau của đại pháo lên khỏi mặt đất cho thăng bằng, rồi đẩy pháo về phía trước. Cứ như thế mà tiến tới, khi nào mệt thì nghĩ một lát, rồi tiếp tục đẩy pháo về phía trước.
Những người còn lại mỗi người vác duy nhất một trái đạn, nặng khoản 20 ký và rất trơn vì mỗi trái đạn đã được bôi dầu mỡ sẵn từ trước. Việc kéo pháo ở mặt trận thường diễn ra trong im lặng mới bảo đảm được yếu tố bất ngờ của cách đánh này”.
Minh Triết lại hỏi tiếp : “Có khi nào các đồng chí đụng độ trực tiếp quân địch hay không ?”
Già Điều: “Ở chiến trường mà, việc đánh nhau trực tiếp với địch là không thể tránh khỏi. Nhưng công việc chủ yếu của anh em Thanh niên xung phong là tiếp lương tải đạn, cán thương binh là chính. Chỉ khi nào bị tập kích, thì tổ chức chiến đấu bảo vệ mình và đồng đội. Nếu địch mạnh hơn nhiều thì tìm cách báo tin để bộ đội tiếp ứng. Có một lần trong đêm, chúng tôi được lệnh kéo một khẩu pháo 37 ly vào chốt tiền tiêu. Khi còn cách các đơn vị bộ đội khoản chừng 300m, tốp đi dò đường phía trước phát hiện có trinh sát địch, nên mọi người dừng lại tìm chỗ phòng thủ.
Địch tập trung hỏa lực đánh thẳng vào chúng tôi hòng cướp pháo. Tuy vũ khí có phần kém hơn, nhưng anh em dựa vào các gốc thốt nốt, các ụ đất bờ ruộng để ẩn nấp và bắn cầm chừng từng phát một hoặc hai viên để chận địch xông lên. Khi thấy địch đến gần thì tung lựu đạn đánh chận.
Do phải dồn sức cho việc kéo pháo và mang theo đạn pháo nên mỗi người chỉ có thể mang theo 1 đến 2 băng đạn AK mà thôi. Khi đụng trận nếu kéo cò súng liên tục thì mỗi băng 30 viên chỉ vài loạt là hết đạn, lúc đó địch sẽ tràn lên ngay.
Chúng tôi quyết định cố thủ, để giữ pháo nên chỉ bắn cầm chừng chờ bộ binh đến tiếp ứng. Quả nhiên như dự đoán, khi nghe tiếng súng nổ, anh em bộ đội đã đoán được sự việc là chúng tôi bị tập kích, nên nhanh chóng vận động tiếp cận và phản công tiêu diệt trinh sát địch sau 30 phút chiến đấu”.
Sáng hôm sau, Nghĩa dẫn một tiểu đội mang đạn cối và đạn nhọn tiếp thêm cho một tiểu đoàn bộ đội đóng quân gần chùa Hận. Trên đường đi, bị địch phát hiện nên chúng pháo kích chận đường.
Tiếng đạn pháo cối khi bay qua, đều tạo nên những tiếng hú nghe rờn rợn làm lạnh gáy cho những ai chưa quen với chiến trường. Nhưng do bị pháo nhiều lần rồi, nên mọi người vẫn thản nhiên đi tiếp vì biết đạn đã bay qua rồi mới nghe tiếng nó hú, bỗng Thanh hô lớn :“ Mọi người nằm xuống”.
Họ dạt qua ẩn nấp vào các hố và mô đất hai bên vệ đường, tiếp sau một loạt tiếng xé gió xẹt, xẹt, xẹt của đuôi cánh quả pháo cối. Một tiếng nổ lớn “Ầm” trên mặt đường, làm tung nhiều mảnh đất đá lên không trung. Một miểng pháo lớn bay lên cắm phập vào một gốc cây, như ai đang phóng dao vậy. Nhìn theo hướng đó, Lộc không thấy ai bị thương cả. Nhìn xa hơn, chỉ thấy Thanh với bồng đạn bị xô lệch sang một bên, để lộ trên vai những vùng da chai sạm từ những tháng ngày đi cáng thương, tải đạn trên biên giới Tây Nam này tạo nên.
Tối hôm đó về trằn trọc không ngủ được, anh ngồi dậy châm một điếu thuốc, rít một hơi dài để chống lại cái lạnh vào ban đêm nơi vùng biên giới này. Tỉnh táo hơn, anh ngồi xuống và bắt đầu viết “ Chiều mưa, trong đạn dội ngoài chiến trường, có anh Thanh niên xung phong đi tải đạn đi cáng thương”. Ghi Ta vừa hát vừa tự đệm đàn. Lộc đang say sưa với bài hát mới mà mình vừa sáng tác, không để ý đến sự vật chung quanh.

Một bóng người vừa bước vào liều, liền hỏi: “Đồng chí Lộc ! Khuya rồi để cho anh em ngủ chứ ? Lát nữa anh còn phải thay ca trực gát nữa đó. Ở đây là chiến trường, chứ đâu phải ở thành phố mà hát hò to tiếng vào ban đêm được”.
Nhìn lại thấy cô nữ C phó chính trị đang nhắc nhở mình, anh nói: “Xin lỗi đồng chí, lúc nãy mới sáng tác xong bài này tôi tính hát nho nhỏ thôi, ai dè đã quá nên hát to lúc nào cũng không hay”.
Mấy ngày sau, có đoàn văn công Lực lượng Thanh niên xung phong lên thăm và phục vụ anh em đang ở chiến trường trên biên giới. Để đóng góp thêm tiết mục cho buổi văn nghệ, cô nữ C phó chính trị đã trình diễn cùng Lộc, bản nhạc “Những vết chai cho tổ quốc” do anh mới sáng tác. Đây là vùng chiến trường, ban đêm để tránh bị địch phát hiện và pháo kích, nên các ngọn đèn dầu phải được để trong các lon sắt nhằm hạn chế ánh sáng. Lúc đầu, mọi người còn hát nho nhỏ thôi. Nhưng một lúc sau, đã quá nên hát hò lớn tiếng, cô nữ C phó chính trị nhắc nhở: “Anh em hát nhỏ thôi, coi chừng địch phát hiện sẽ pháo kích đó”.
Lộc và anh em liền đáp lại “ Kệ nó pháo thì pháo mà hát thì vẫn cứ hát”. Còn tiếp.

FB Duy Linh


Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á