ĐỐI MẶT - Tập 22 : Trận đánh phản công quyết định cuộc chiến
Tướng Hoàng Cầm quyết định tung các Sư đoàn phản công từ trong nội địa Campuchia, đánh ngược lại phía sau các đơn vị Pol Pot đang chiếm giữ bến phà Bến Sỏi; kết hợp với Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh. Với hai hai gọng kìm tấn công bất ngờ tờ hai hướng đã làm cho quân Pol Pot thiệt hại nặng và phải rút chạy về lập phòng tuyến cố thủ ở Don Do phía Đông thị xả Svay Rieng.
Tập 22 : Trận đánh phản công quyết định cuộc chiến
Hai Quang được tin đứa con ruột, mà mình cất công tìm kiếm khắp nơi từ mấy năm nay nhưng vẫn biệt tăm, bỗng nhiên lại xuất hiện ở ngay trên chiến trường này. Ngay tại một đơn vị Thanh niên xung phong đã phối thuộc với Sư đoàn do mình chỉ huy trong mấy tháng qua. Hai cha con ở gần nhau đến vậy mà mình không hề hay biết.
Xe chở ông vừa dừng ngay Ban hậu cần E 209, thì được Trung úy Thụy và Già Điều chờ sẳn ở đây, xuống xe ông hỏi ngay: “Cháu Trường ở đâu ? Nhờ các đồng chí dẫn đường giúp”.
Trung úy Thụy đứng nghiêm đưa tay chào theo kiểu quân đội và nói: “Đường đất nhỏ chỉ có thể đi bộ, mời thủ trưởng đi theo chúng tôi”. Nhìn bóng dáng người sỹ quan bộ đội với mái tóc hoa râm đi từ ngoài vào khu vực đóng quân, Thiệu Khùng thấy rất khuôn mặt người này rất quen nhưng không nhớ đã gặp lúc nào ?
Nhìn vào ánh mắt và khuông mặt của người Thanh niên xung phong đối diện, ông thấy có nhiều nét giống với người vợ đã quá cố của mình, ông cất tiếng: “Phải là Trường không con ?”
Hai cha con ôm chầm lấy nhau trong niềm vui sướng tột cùng, khi tìm gặp lại người thân sau nhiều chục năm xa cách và tưởng chừng khó có ngày đoàn tụ. Cả hai rất vui nhưng sao nước mắt vẫn tuôn trào trên khóe mắt của những người đàn ông bề ngoài thật rắn rỏi, nhưng trong lòng vẫn còn những sự mềm yếu của trái tim, tình cảm cha con.
Nghe và nhìn điệu bộ Ba nói một lát, Trường từ từ nhớ lại hình ảnh vị sỹ quan đã ra lệnh cứu mình trên chiến trường Long Khánh năm xưa. Trường liền hỏi: “Ba, ngày xưa Ba có từng tham dự trận đánh ở thị xã Long Khánh năm 1975 không ?”
Hai Quang trả lời: “Có, đơn vị Ba là một trong những mũi tấn công quan trọng ở đó, nhưng sao con lại hỏi như vậy ?”
Không trả lời, nhưng Trường lại hỏi tiếp: “Ba có ra lệnh cứu ai không ?”
Hai Quang lúc này cũng dần nhớ lại chiến trận năm xưa, quả thật là một trận chiến ác liệt đã cướp đi sinh mạng gần một phần ba quân số bộ đội trong Trung đoàn của mình. Ông hỏi lại: “ Người lính biệt động quân mà ba cho lệnh cứu chữa là bạn con à. Thật ra thấy người cậu ấy máu me đầy cả mặt nhưng vẫn còn sống. Khi còn cầm súng là kẻ thù của nhau, nhưng khi đã là bị bắt thì phải áp dụng theo chính sách tù binh, hơn nữa dù gì cũng họ là người Việt Nam”.
Trường nói: “Nhân – Quả. May mà trong lòng Ba vẫn còn một quả tim nhân ái, nên hôm nay Cha con chúng ta còn cơ hội đoàn tụ. Con chính là người tù binh mà Ba cứu hôm đó”.
Hai cha con gặp mặt và đoàn tụ chưa được bao lâu thì cậu trợ lý chạy vào: “Báo cáo thủ trưởng, có lệnh của thủ trưởng Quân đoàn mời về họp khẩn ngay bây giờ”.
Việc quân lúc này rất khẩn cấp không thể trễ nải được, hơn nữa dù gì thì Trường cũng đang ở trong đơn vị phối thuộc với Sư đoàn mình nên hai cha còn nhiều thời gian gặp lại, ông đã từ giã cậu con trai vội lên đường quay về.
Sau khi được được tăng viện thêm quân và xe tăng, Tướng Hoàng Cầm quyết định tung các Sư đoàn phản công từ trong nội địa Campuchia đánh ngược lại phía sau các đơn vị Pol Pot đang chiếm giữ bến phà Bến Sỏi. Kết hợp với Sư đoàn 2 cùng Trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh mở cuộc tấn công từ hướng Tây Ninh đánh vỗ mặt quân Pol Pot: các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 ra khỏi các vị trí huyện Bến Sỏi và dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới. Với hai hai gọng kìm tấn công bất ngờ từ hai hướng, đã làm cho quân Pol Pot thiệt hại nặng, phải rút chạy về lập phòng tuyến cố thủ ở Don So phía Đông thị xã Svay Rieng.
Đại đội 3 của Thắng được Liên đội giao thành lâp một đơn vị mới, gồm 30 anh em Thanh niên xung phong tuyển chọn từ các tiểu đội, để phối thuộc với tiểu đoàn 25 công binh tham gia chiến dịch tấn công phá vỡ tuyến phòng thủ Svay Rieng.
Từ 6 giờ 30 sáng ngày đầu năm 1979, các loại pháo hạng nặng đồng loạt khai hoả mở màn chiến dịch có quy mô lớn nhất và có tính chất quyết định trong mùa khô. Các đơn vị bộ đội ở phía trước gặp phải sức chống trả ác liệt của Khmer đỏ trên một bờ đê dài và lớn thuộc địa phận tỉnh Svay Riêng. Bộ binh, pháo binh, xe tăng và không quân dồn hết hỏa lực đánh phá tan tành từng phòng tuyến cố thủ này của Khơme đỏ. Thắng thấy rất rỏ nhiều tốp máy bay A 37 của không quân Việt Nam lao xuống trút bom liên tục. Chỉ sau 3 ngày tiến công quyết liệt tuyến phòng thủ Đường 10- Don So bị phá vỡ.
Quốc lộ 1 từ ngã Ba Chi Phu vào Svay Rieng, quân Khơme đỏ đã cho đào xới rất nhiều hầm hố, giao thông hào cắt hết nửa mặt đường để ngăn chận sức tiến công của bộ đội Việt Nam. Cứ một cái hào bên phải thì cái kế tiếp là ở bên trái, khoảng cách giữa hai cái rất gần, cứ như thế suốt nhiều đoạn đường, mỗi đoạn dài hàng cây số.
Thị xã Svay Rieng đây rồi. Từ lúc tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam đến giờ, Thắng mới thấy được cây cầu bê tông còn nguyên vẹn; thấy được dãy nhà tường cất theo kiểu Pháp nơi Ban chỉ huy D25 đặt trạm liên lạc là còn y nguyên. Chắc là do địch tháo chạy vội vã không kịp phá hủy. Kia rồi quân cách mạng giải phóng Campuchia đang khui hầm radio, chất thành đống như một công sự cá nhân. Chắc chắn đây là tài sản của người dân bị chế độ diệt chủng Pol Pot tịch thu đây.
Chiều cùng ngày xe chở đến Tabet là một địa danh thuộc tỉnh Svay Rieng, cách Phà Neat Luong khoảng 3km và được giao nhiệm vụ chốt giữ tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 1 nối liền Sài Gòn – Phnom Penh. Tại nơi đây Trung đội gồn 30 anh em do Thắng chỉ huy, có những kỹ niệm khó quên vì không phải đi rà mìn nữa. Vì toàn bộ cung đường được giao là đường nhựa và lần đầu gặp được người dân Campuchia. Do bị tập trung sống theo chế độ Công Xã, nay được giải phóng khỏi sự áp bức của chế độ Pol Pot nên họ lũ lượt trở về quê nhà, trước chốt đóng quân của Trung đội là một kho muối hột và khăn rằn. Khi thấy đoàn người về quê ấy ngày cũng như đêm, Thắng luôn cắt cử hai người trực phát cho mỗi người dân một chiếc khăn rằng. Sau đó đong 1 tô muối vào chiếc khăn được căng ra. Nhận xong muối thì họ thít chặt lại và quay ra lầm lũi đi tiếp. Chỉ trong 3 ngày một kho ước chùng 40 tấn muối đã hết sạch đến hạt cuối cùng .
Hai ngày sau, Sư đoàn 7 VN làm chủ hoàn toàn bờ bên này của bến phà Neak Luong trên sông Mékong. Trên đường rút chạy, rất nhiều xe pháo bị bỏ lại ngổn ngang hàng cây số làm ùn tắc đường tiến quân. Thanh niên xung phong đã cùng với bộ đội ra sức giải toả xe pháo của địch. Những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7 bộ đội Việt Nam được 1 Tiểu đoàn quân cách mạng Campuchia UFNSK hỗ trợ chiếm được bờ phía Đông của bến phà Neak Luong. Quân Pol Pot trong khi rút lui vội vã đã không kịp thiết lập công sự phòng thủ. Cách bến phà khoảng hai cây số về phía Nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7, trong đêm được tàu đổ bộ bí mật đưa sang sông, đánh chiếm bờ phía Tây làm đầu cầu để ngày 7 tháng 1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông .
Một toán đặc nhiệm bộ đội nhảy dù xuống Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk. Nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người còn sống sót.
Đến khoản 11 giờ 30 phút ngày hôm sau, bộ đội Việt Nam và lực lượng cách mạng Campuchia đã làm chủ hoàn toàn Phnom Penh sớm hơn thời gian dự kiến một ngày.
Quân đội Việt Nam tiến quá nhanh khiến cho Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo. Son Sen chạy xuyên qua mặt trận ngược về phía Việt Nam để tập hợp tàn quân của các Sư đoàn thuộc Quân khu Miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài xe Jeep chở quân bảo vệ tháo chạy về Pursat. Ieng Sary chạy về Battampang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ ngoại giao. Việc rút lui khẩn cấp, khiến nhiều Bộ khác cùng hàng ngàn nhân viên không được thông báo về cuộc rút lui. Các chuyến xe tiếp theo sơ tán khỏi Phnom Penh bị tắc nghẽn bởi quá nhiều người tìm cách bỏ chạy. Các đơn vị phòng thủ các mục tiêu lân cận bị bỏ mặc tự thân vận động.
Phom Penh những ngày đầu mới giải phóng là một thành phố chết, không dân, không điện, không nước. Các đơn vị Thanh niên xung phong đầu tiên đến Phnom Penh được giao nhiệm vụ bảo vệ: Nhà hát lớn, kho đạn, kho bom, kho xăng, một kho bom nằm trên đại lộ Soviet dẫn ra phi trường Pochentong, ngang khu vực trường Đại học Phom Penh. Nói là kho thì hơi quá đáng, thực ra chỉ là một nhà xưởng, đứng bên ngoài hàng rào kẽm gai vẫn thấy được ở phía trong có chứa 10 trái bom thon và dài, màu xám bạc còn để nguyên trong kệ gỗ, có thể đây là một nơi phân tán bom theo kiểu hậu cần ở khắp mọi nơi của Khơme Đỏ.
Thắng và anh em đã đón Tết cổ truyền 1979 ở nhà xưởng này, có thêm bánh, kẹo, thịt trong tiêu chuẩn nhu yếu phẩm để bữa ăn ngon hơn nhưng vui Xuân không quên nhiệm vụ.
Thời gian này, ngày cũng như đêm, nhiều đoàn người hồi hương dài dằng dặc từ các tỉnh đi bộ xuyên qua Phom Penh trên đại lộ này. Họ đi, đi mãi, không lời nói tiếng cười. Đoàn người đi trong im lặng hoàn toàn, không than van sầu khổ, chỉ mong sao sớm về quê cũ. Các toán Thanh niên xung phong đã gìn giữ an toàn các mục tiêu này cho đến ngày bàn giao cho bộ đội, không có bất cứ một vụ cháy nổ, tai nạn hay tập kích nào của Khmer đỏ. Còn tiếp.
FB Duy Linh
Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.
|