Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT - Tập 25 : Thân gái dặm trường nơi đất khách

Lan là một nử C trưởng TNXP, được cơ quan tham mưu của Quân đoàn 4 chọn cho đi học bồi dưỡng thêm tiếng Khmer và kỹ năng để làm người hỏi cung cung tù binh Campuchia. Quân đoàn 4 truy kích Khơme đỏ đến đâu thì Lan theo đến đó, từ các tỉnh Đông Bắc qua các tỉnh Tây Bắc Campuchia có khi lên tận biên giới Thái Lan. Trong một chuyến công tác ở Battambang, trên đường đi bị trúng phải một quả mìn nổ làm hất tung xe lao xuống mé ruộng bên đường.

Tập 25 : Thân gái dặm trường nơi đất khách

Lan trước đây từng là sinh viên giỏi ngoại ngữ của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ngoài ra, sống trong khu người Việt bị Cáp Duôl từ Campuchia chạy về từ năm 1970, nên cô còn biết thêm một số câu nói thông thường bằng tiếng Khmer. Do vậy, cô được cơ quan tham mưu của Quân đoàn 4 chọn cho đi học bồi dưỡng thêm khóa 3 tháng tiếng Khmer và kỹ năng hỏi cung tù binh Campuchia.
Lan nhớ lại buổi thẩm vấn đầu tiên tại Sư đoàn bộ ở Men Chay: “Thường là tôi ngồi đối diện với tù binh trên một chiếc bàn vuông nhỏ. Những câu hỏi bằng tiếng Khmer theo các mẫu đã có sẳn. Lan hỏi, tù binh trả lời sau đó được viết lại vào biên bản thẩm vấn bằng tiếng Khmer phiên âm ra chữ Việt, xoay quanh các vấn đề thường là: ở đơn vị nào, quân số bao nhiêu, tên người chỉ huy, đã tham gia những trận đánh nào, ở đâu, đã giết bao nhiêu người .
Lan thường được phân công thẩn vấn tù hàng binh nữ, có cả sĩ quan chỉ huy và binh lính, đa số họ còn rất trẻ. Công việc thầm lặng này ít ai hiểu rõ, nhưng khích lệ chúng tôi nhiều nhất là những buổi thẩm vấn đem lại nhiều tin tức giá trị giúp bộ đội ta chiến đấu thắng lợi”.

Đang ngon giất nồng thì Lan được đánh thức dậy, lúc này khoản giữa khuya. Sau khi rửa mặt xong và uống một cốc trà nóng cho tỉnh ngủ, cô liền đi ngay vào phòng thẩm vấn.
Trước mặt Lan là một nữ tù binh là chỉ huy Khmer đỏ, còn rất trẻ nhưng luôn tỏ thái độ ngang bướng lầm lì thỉnh thoảng chỉ trả lời vài câu tiếng Pháp. Lan chuyển qua dùng tiếng Pháp thuyết phục, sau nhiều giờ cô này mới chịu khai bằng tiếng Khmer.

Bắt được tù binh lúc nào hỏi cung ngay lúc đó, bất kể là ngày hay đêm. Từ kết quả khai thác tù binh, các bộ phận nghiệp vụ của Quân đoàn sẽ tổng hợp, đối chiếu làm cơ sở cho trinh sát đeo bám, nắm địch tình phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch tác chiến. Công việc có những ngày dồn dập từ sáng tới tối. Những trường hợp tù binh quyết liệt không khai báo thì báo cáo với cấp trên để xữ lý tiếp.

Quân đoàn 4 truy kích Khmer đỏ đến đâu thì Lan theo đến đó từ các tỉnh Đông Bắc qua các tỉnh Tây Bắc Campuchia có khi lên tận biên giới Thái Lan.

Trong một chuyến công tác ở Battambang, trên đường đi bị trúng phải một quả mìn nổ hất tung xe lao xuống mé ruộng bên đường. Anh Cương tài xế chết ngay tại chỗ do vết thương khá nặng, chân trái của anh bị xé nát, máu ra rất nhiều chảy loan làm đỏ một khoản ruộng. May mắn là ba người còn lại trong tổ công tác gồm Lan, anh Vân cán bộ Sư đoàn 7 và anh Hùng Y tá đều bị hất xuống ruộng đang ngập nước. Mọi người bị sức nổ làm chấn động nhưng không bị một vết thương nào thêm.

Vân ngồi dậy và diều từng người leo lên mặt đường. Sau đó anh nói:  “Chúng ta không thể ở đây lâu được, nghe tiếng nổ thì làm gì bọn lính Pol Pot cũng sẽ nhanh đến đây thôi, trong tình cảnh này mà đụng độ với địch thì chết chắc”.

Lan nói vào : “Nếu có đi thì chúng ta phải mang đồng chí Cương theo, không thể bỏ xác đồng đội của mình tại đây được”.

Hùng: “Máu đồng chí ấy còn ra nhiều quá, nếu chúng ta cáng đi sẽ để lại dấu vết rõ ràng cho địch truy kích”.

Vân suy nghĩ “Để Cương lại thì không được, nhưng mang theo thì không ổn vì lúc này mọi người đang lẫn tránh sự truy kích của địch, không để bất cứ dấu vết nào làm lộ đường rút lui của mọi người”.

Anh nói: “Chúng ta mau quay lại xe lấy vũ khí và hành trang mang đi. Hùng làm Garô và băng ép nhanh cho Cương bớt ra máu. Sau đó tôi và Hùng dùng võng, cáng đi tìm một chỗ thuận lợi tạm chôn nhanh đồng chí ấy, đánh dấu và ghi lại trên bản đồ để sau này chúng ta quây lại, đào lên mang về Việt Nam làm lễ mai táng,
Đồng chí Lan theo sau, chặt các nhánh cây quơ qua lại trên mặt đường để xóa các dấu máu và dấu chân chúng ta vừa đi qua, phòng ngừa bị địch phát hiện dấu vết đuổi theo”.

Sau khi chôn Cương xong thì trời sụp tối, mò mẫm đi trong đêm cho đến khi mệt lã người thì mới phát hiện được một ngôi chùa của người Khmer bỏ hoang. Mọi người quyết định tạm trú lại nơi đây qua đêm để ăn uống nghỉ ngơi lấy lại sức, chờ sáng mai sẽ đi tiếp tìm đường về các doanh trại của bộ đội.

Vân nói: “Đây là chỗ trống trải, có thể có địch quanh đây nên chúng ta không đốt lửa lên được, sẽ làm lộ mục tiêu cho địch tập kích”. Nói xong Vân rút trong ba lô ra đưa cho Lan và Hùng mỗi người một thanh lương khô hành quân.

Khi đang đói mà có cái gì bỏ bụng được thì rất đáng quý, nhất là trong hoàn cảnh này. Lan ăn xong thanh lương khô và uống một một ngụm nước từ chiếc bi đông của Vân đưa thì thấy bụng cũng đã lưng lững, tạm xua đi cái đói cồn cào của dạ dày.

Vân lại đưa thêm một thanh lương khô nữa và nói: “Em chưa no thì ăn tiếp đi ”.
Lan: “Cảm ơn anh, cũng tàm tạm, chưa biết ngày mai ra sao. Thôi thì anh giử lại đi có thể chúng ta còn bị kẹt ở đây nhiều ngày nữa, còn cái để mà ăn”.

Nói đến đây, tự nhiên Lan cảm nhận ra tình cảm mà Vân đã dành cho cô trước đây, khi đơn vị cô phối thuộc công tác với ban doanh trại Sư đoàn 7 do Vân phụ trách. Nhưng kể từ sau khi Vân bị kỷ luật và điều chuyển qua vệ binh Sư đoàn thì hình như mọi việc đã thay đổi nhiều, không còn ánh mắt tình cảm nữa, thay vào đó là những câu nói bóng gió xen lẫn hờn trách.

Bằng một giọng nhỏ nhẹ Lan hỏi: “Anh Vân à, anh em mình quen biết nhau từ khi còn công tác chung ở ban doanh trại. Em không biết đã có lỗi gì để anh giận, những lúc sau này mỗi lần gặp nhau anh thường tránh mặt, hoặc chẳng thèm trả lời mỗi khi em chào hỏi ? Trong hoàn cảnh này sống chết còn chưa biết ra sao, có gì thì xin anh cứ nói ra đi ”.

Vân nói: “Lan à, anh thấy em là một cô gái tốt và gan dạ, dám từ bỏ cuộc sống ở Sài Gòn ra chiến trường chiến đấu không khác gì đàn ông tụi anh. Thật sự anh đã có sự quý mến và cảm phục em trước đây, vì vậy anh đã bỏ qua quy định để cho anh em Thanh niên xung phong trong Đại đội của em mang gỗ ra An Thạnh giao cho dân. Nhưng không hiểu vì sao em lại báo cáo sự việc về Sư đoàn, làm cho anh bị kỷ luật. Anh giúp cho bên em là do thiện chí chứ không thu lợi ích vật chất gì, mà sao em đối xữ với anh như vậy?”

Lan nghe Vân nói xong mới chưng hửng ra sự việc là vậy.
Lan trả lời: “Anh Vân à, sự việc cũng đã qua gần cả năm rồi. Em thành thật xin anh tha lỗi, thật sự ra thì lúc đó em không hay biết chuyện gì. Sau khi cậu Hiệp- C phó chính trị của em báo cáo sự việc lên Liên đội thì em mới biết nhưng sự việc đã rồi.
Dù gì là C trưởng nên em phải chịu trách nhiệm tất cả về anh em trong Đại đội của mình. Nếu anh có trách cứ gì thì em xin nhận hết ”

Sáng hôm sau quân Khmer đỏ đã lần theo dấu vết để truy lùng những người sống sót trên chuyến xe bị trúng mìn hôm qua. Khi phát hiện có người đang lẫn trốn trong ngôi chùa bỏ hoang, chúng liền cho nổ súng tấn công vào ngay.

Chỉ với 3 khẩu súng AK47 và mỗi người mang theo một cơ số đạn là một băng trên súng và 3 băng trên bao xe đeo trước ngực mà thôi. Không biết quân số và hỏa lực của địch như thế nào, nên mọi người chỉ bắn cầm chừng cố thủ trong chùa, di chuyển qua từng vị trí, tác xạ từng phát một, cố thủ được đến chiều tối.
Lợi dụng bóng đêm Vân đã dẫn mọi người lặng lẽ thoát thân. Ra khỏi ngôi chùa men theo bờ đê chạy đến một khu nhà khác cách đó khoản hơn 1Km, lúc này áp lực bị truy kích đã giảm nhưng lương khô cũng đã hết.
Vân suy nghĩ “ khu vực này vẫn còn nằm trong vùng kiểm soát của tàn quân Pol Pot” nên yêu cầu mọi người ráng chịu đựng ém quân tại đây không đi lại tự do.

Thật may mắn, khi ở những dãy nhà kế cận có một nhóm bà con người Khmer gốc Việt đang trên đường đi buôn hàng qua lại biên giới Thái- Campuchia. Họ đã cung cấp một ít mì gói cho nhóm của Lan tạm ổn cái bụng, ngoài ra còn cung cấp thêm thông tin về tình hình đóng quân của địch.

Bà con rất dũng cảm mặc cho lính Khmer đỏ dọa chặt đầu, bất cứ ai nếu liên hệ hoặc giúp đỡ cho Duôl. Bà con sinh sống đã lâu ở đây, mới nhìn tưởng là người bản xứ, thông thuộc địa hình, địa vật và căm thù chế độ Pol Pot nên sẳn lòng giúp Lan và đồng đội của cô.
Khi tình hình bên ngoài tạm lắng dịu và được người dân chỉ đường, nhóm của Lan bí mật men theo những bờ tường, những gốc cây Thốt nốt lớn chạy thóat ra khỏi vòng vây của tàn quân Pol Pot. Thoát khỏi vòng vây thì trời cũng đã tối, nhìn thấy xa xa có ánh sáng lửa le lói cháy, Vân đi lên trước để trinh sát, gặp một ngôi nhà sàn của người dân Campuchia. Gia đình Khmer này gồm một cụ bà và hai phụ nữ trông đã đứng tuổi, mặc Sà Rông đen.

Lan vào nhà và chào hỏi bằng tiếng Khmer: “Chào Bà, chúng cháu đi công tác qua đây và muốn xin bà cho tá túc qua đêm nay tại nhà mình được không ? ”.

Bà Lão hỏi: “Nghe giọng nói và nhìn cách ăn mặc có lẻ mấy người là Kontop Việt Nam phải không ? Nếu đúng vậy thì chúng tôi sẵn lòng để mọi người ở đây đêm nay”.

Bà lão kêu người nhà lấy lúa ra giả gạo rồi nấu cháo cho mọi người ăn đỡ đói. Rồi bà nói tiếp: “Kontop Việt Nam là ân nhân của chúng tôi, dưới thời Pol Pot mọi người trong gia đình này bị bắt phải ly tán nhau, lao động cực khổ trong các trại tập trung mà Angka gọi là Công Xã. Nay lại được tự do trở về đoàn tụ dưới mái nhà xưa yêu dấu, tuy còn thiếu vắng nhiều con cháu. Sau bao nhiêu năm cái nhà sàn cũ kỹ này chưa đến nỗi rách nát tơi tả, cũng giúp chúng tôi có được những ngày sống như xưa ”.

Đây là một gia đình Khmer nghèo, nhưng sẵn lòng nhường nhịn phần ăn ít ỏi của mình để cứu bộ đội Việt Nam. Qua trò chuyện, Lan được biết nơi tạm trú đêm qua là một Phum nhỏ rải rác vài nhà mái lá đơn sơ.
Buổi sáng hôm sau ăn thêm được một bữa cháo lỏng rồi mỗi người nói lời chia tay, Lan không quên cảm ơn lòng tốt của gia đình đã giúp đỡ mình và đồng đội.

Sau đó họ lại lên đường tìm về doanh trại, trên đường đi bắt gặp một chiếc xe bò nằm lật ngang trên mặt ruộng. Ưu tiên Lan là nữ đã chịu đựng quá nhiều gian khổ, Vân và Hùng để Lan cùng các ba lô lên xe, các anh đẩy đi trên đường lộ theo hướng về Phnom Penh.
Đi cả ngày lẫn đêm, khi nào mệt quá mới dừng chân ngủ nghỉ, đói thì hái rau rừng, gặp lá gì ăn được là ăn, khát thì uống nước suối, nước ruộng. Đến khi không còn cái gì có thể ăn được, đành ghé nhà bên đường đề nghị đổi chiếc xe này lấy một con chó, nhờ người dân làm thịt và cùng ăn. Thịt chó luộc không có muối, bà con Khmer nhổ rể tranh đốt lấy tro thay muối. Rất khó ăn nhưng đành phải nuốt để có sức bươn chải.

Ròng rã nhiều ngày không gặp được một người dân hay một cái nhà nào. Đến lúc hầu như mọi người đã kiệt sức, thình lình thấy có một chiếc xe bộ đội xuất hiện từ xa chạy lại. Vân reo lên : “ Chúng ta được cứu rồi ”.

Thì ra đây là xe chở xác tử sỹ từ Biên giới Thái Lan về Phnom Penh. Leo nhanh lên xe, mặc cho mùi tử khí trên xe rất nặng nề, nhưng nhóm người của Vân không hề cảm thấy khó chịu vì nó là phương tiện duy nhất đưa họ về lại đơn vị.

Trong suốt cuộc đào thoát hiểm nguy, tình cảm của Lan và Vân một lần nữa có điều kiện nối trở lại. Từ giận, Vân đã chuyển thành thương Lan nhiều hơn. Sau đó đơn vị đã tổ chức một cuộc hành quân do Vân dẫn đường trở lại chỗ củ mang xác Cương về Việt Nam an táng. Còn tiếp.

FB Duy Linh


Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á