ĐỐI MẶT - Tập 28 : Đơm hoa kết trái trên nông trường
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên nước bạn. Toàn bộ lực lương Thanh niên xung phong thành phố được bố trí về lại các nông trường. Ban đầu ý định của Bí thư thành uỷ - Sáu Dân là muốn xây dựng Nông trường Nhị Xuân – huyện Hốc Môn thành một làng Thanh niên xung phong.
Tập 28 : Đơm hoa kết trái trên nông trường
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên nước bạn. Toàn bộ Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố được bố trí về lại các nông trường. Ban đầu ý định của Bí thư Thành uỷ -Sáu Dân là muốn xây dựng Nông trường Nhị Xuân – huyện Hốc Môn thành một làng Thanh niên xung phong; là nơi làm việc và gắn bó lâu dài của những chàng trai và cô gái một thời tuổi trẻ hy sinh tất cả cho xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sau một thời gian, khi họ đã lập gia đình, có con cái, thì nơi đây sẽ là ngôi làng của họ sinh sống và từng bước phát triển lên thành một khu Công Nông Nghiệp hiện đại. Với bước đi ban đầu mới chỉ là một Nông trường trồng mía nguyên liệu, từng bước xây dựng các cụm công nghiệp trong đó có nhà máy chế biến đường tại đây.
Nhị Xuân là khu vực đất nhiễm phèn nặng. Dân địa phương sinh sống nơi đây chỉ trồng được một mùa lúa ở một vài khu vực đất tốt, nhưng cũng chỉ cho năng suất rất thấp trên dưới 1 tấn/ Ha mà thôi; còn lại rất nhiều khu vực bị bỏ hoang cho cỏ lác mọc vì không trồng trọt được cái gì cả. Lực lượng Thanh niên xung phong quyết định giao Ba Thung là một cán bộ quân đội chuyển sang làm Giám đốc Công trường Nhị Xuân với nhiệm vụ tổ chức các Đại đội Thanh niên xung phong đào kinh dẫn, lên líp trồng mía đường. Ông đã họp các đội trưởng lại, để tổ chức qui trình lên líp , ông nói: “Với mỗi líp trồng có chiều rộng 6m, chiều dài theo chiều lô đất cho đến đầu kinh cấp 2, hai bên líp mía là các đoạn mương dẫn nước rộng 2m sâu 0.5 m. Tuần tự một líp mía là đến mương dẫn nước vừa có tác dụng cung cấp nước cho cây mía vừa là đường cho các xuồng nhỏ vận chuyển mía ra bên ngoài khi thu hoạch. Tận dụng lớp đất trên mặt vài ba tất là đất hữu cơ ít phèn là có thể trồng trọt được.
Bước 1: Trên mặt líp đào hai hàng hộc sâu 0,3m, rộng 1m. Cách mép líp 1m dùng để nhốt các lớp đất bị nhiễm phèn được đào lên từ các mương dẫn hai bên. Các lớp đất mặt vừa đào cho vào giữa líp.
Bước 2: Dỡ lớp đất mặt quăng vào giữa líp, lớp đất thứ hai là đất phèn thì cho vào trong hộc đã đào ở bước 1.
Bước 3 : Ban các lớp đất hữu cơ ra trên mặt líp theo hình mu rùa ở giữa, cao hơn hai bên mép líp khoản 1 tất để giúp líp có độ thoát nước tốt nhất không làm úng ngập khi trời mưa to”.
Sau đó từng Đội lên Ban chỉ huy công trường ký nhận khối lượng thi công, khác với trước đây làm theo kiểu bao cấp. Nay có sự thay đổi là sẽ tính thành tiền các khối lượng thi công của từng Đội và công trường sẽ trả tiền này sau khi trừ đi các khoản hàng hoá lương thực đã cung cấp. Người nào làm giỏi, đạt khối lượng cao thì cuối tháng sẽ được lãnh thêm một khoản thu nhập nữa ngoài tiêu chuẩn bình thường. Tuy chưa nhiều nhưng cũng động viên được sự làm việc trong anh em Thanh niên xung phong ở đây.
Nhưng bài toán kinh tế lớn nhất ở nơi đây chính là vốn sản xuất. Để có được một Nông trường trồng mía đạt năng suất cao như quy hoạch thì bắt buộc phải đầu tư một khoản tiền tưng xứng rất lớn từ ngân sách của thành phố. Nhưng thật tiếc là trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn còn trong tình trạng tham chiến ở Campuchia, bị các nước phương tây và khối các nước Đông Nam Á bao vây cấm vận kinh tế. Dân chúng còn nghèo đói, đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn mà Sở Tài chính - Vật giá cấp để đầu tư cho 1 Ha trồng mía chỉ bằng 1/10 mức đầu tư của nông dân quanh vùng. Cụ thể là: trong khi nông dân bỏ ra 1 cây vàng để đầu tư cho 1ha mía thì Thanh niên xung phong chỉ có 1 chỉ vàng để trồng 1Ha mía. Vốn quá ít nên mía trồng èo uột, chữ đường thấp. Mía nông dân to bằng cườm tay người lớn với năng suất 100 tấn/Ha. Còn mía do Thanh niên xung phong trồng chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái và đạt 25 tấn/Ha.
Sau một hai mùa mía Nông trường vẫn èo uột, đời sống các đội viên không cao. Nhiều người sau 4 đến 5 năm tham gia Thanh niên xung phong, đã quá hạn phục vụ được chuyển ngành về các công ty nhà máy trong thành phố hoặc xuất ngũ về địa phương sinh sống.
Một bữa, Đại đội trưởng Nguyễn Ngọc Linh báo với anh Dương Kim Kết là tân Giám đốc nông trường: “Sao mình không làm như nông dân hả anh? Đầu tư thấp vậy, mía sao tốt nổi?"
Kim Kết hỏi lại: “Làm cũng được, nhưng phải có vốn chứ, ở đâu ra ?”
Linh trả lời: “Nếu anh cho làm, tui về Sài Gòn vay tiền”.
Kim Kết suy nghĩ: “Hoàn cảnh hiện nay chúng ta phải tự lực cánh sinh, không thể ngồi trông chờ vào nguồn cung cấp tài chính từ ngân sách nhà nước như trước kia được. Có chờ thì cũng chẳng có như ý muốn. Vì thế buộc chúng ta đứng trước sự lựa chọn, Tồn tại hay không.
Anh trả lời lại cho Linh: “Đây là một sự mạo hiểm lớn và rất quan trọng, ảnh hưởng đến vận mệnh của cả Nông trường này với hàng ngàn đội viên đang sống và làm việc tại đây. Do vậy trước khi quyết định, tôi cần suy nghĩ thêm và xin ý kiến đồng thuận của tập thể lãnh đạo Nông trường cũng như ý kiến cấp trên từ Ban chỉ huy Lực lượng”. Để có thể thuyết phục mọi người đồng thuận, chúng ta cần chuẩn bị làm một luận chứng kinh tế kỹ thuật và kế hoạch tài chính chi tiết, khả thi. Anh Linh giúp tôi chọn người giỏi và giao anh làm chủ nhiệm dự án này nhé ?”. Sau khi luận chứng được thông qua, được sự chấp thuận của các cấp. Linh được phân công về Sài Gòn vay vàng, qua xã lân cận thuê nông dân về nông trường lên liếp theo đúng kỹ thuật rồi bón phân hữu cơ cải tạo đất. Kết quả vụ mùa đó, lần đầu tiên, mía của Nông trường có thể sánh vai với những cánh đồng mía bạn, sản lượng đạt trên 100 tấn/Ha. Thế nhưng năm đó, ngay khi thu hoạch cũng là thời điểm đường nhập lậu từ Trung Quốc ồ ạt đổ về làm giá mía trồng trong nước bị rớt giá. Sau khi hạch toán, dù sản lượng đạt cao nhưng bị cạnh tranh về giá nên vẫn lỗ. Linh phải vay tiền trả nợ.
Sau vụ mía đáng nhớ đó, Ban giám đốc nông trường có trao đổi thông tin với anh em kỹ sư nông nghiệp và nhận được lời khuyên là đất này chỉ thích hợp trồng cây lâu năm như bạch đàn với chi phí đầu tư thấp.
Kim Kiết tìm đến Ủy Ban Kế Hoạch & Đầu Tư Thành phố xin giảm diện tích trồng mía, tăng diện tích trồng bạch đàn và được chấp thuận. Đến khi Kim Kiết chuyển công tác sang đơn vị khác, Nông trường thu hoạch bạch đàn, bán được 800 triệu đồng, tương đương 400 lượng vàng. Quả là một doanh thu rất lớn trong thời buổi này mà một Nông trường Thanh niên xung phong làm được. Còn tiếp.
FB Duy Linh
Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.
|