Trang chủ | Thông tin chung | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG
       Thông tin sinh hoạt  
       Văn-Thơ-Kể chuyện  
       Hướng dẫn sử dụng  
       Liên lạc - Góp ý  

Nghe đâu đây khúc vọng ngày xưa (KỲ 1) - TRUNG TRÍ - HỮU THÀNH

Đây là bài viết đã đăng trong cuốn sách "Một Thời Chân Đất", Nhà XB Tổng Hợp TPHCM, quý 1/2021. Tác giả là sự hợp tác của 2 người cựu TNXP có quá trình công tác Đoàn thể cấp Lực lượng, cùng nhau viết về Đội Văn công TNXP từng vang danh một thuở. Trung Trí là cán bộ Công đoàn. Hữu Thành là cán bộ Đoàn Thanh niên. Được sự chấp của tác giả, bài viết được tái đăng vì nhu cầu văn hóa TNXP và của Bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu và chân thành cám ơn. Bài đăng và hình minh họa được thể hiện theo sách đã in. NBT.

NGÔ TRUNG TRÍ

Sinh năm 1954, quê quán Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Tiền Giang).

- Tham gia TNXP TP.HCM năm 1975.

- Năm 1987 chuyển ngành.

- Các chức vụ và đơn vị đã kinh qua: Liên đội trưởng Liên đội Cơ động 6, Tổng đội phó Tổng đội 4, Liên đội trưởng Liên đội 309 - Tổng đội 3 Biên giới, Tổng đội phó Tổng đội 2, Phó giám đốc Nông trường Đỗ Hòa, Thường trực Công Đoàn LL.TNXP TP.HCM, Thư ký Công Đoàn Công ty Cao su Đắc Nông.

“Tôi đã đồng cam cộng khổ, công tác liên tục hơn 10 năm trong môi trường TNXP. Xin cám ơn lớp đàn anh, đàn chị đi trước đã giáo dục, rèn luyện, giúp tôi trưởng thành, nhiều nghị lực. Từ đó giúp tôi nhìn nhận sự việc và giải quyết mọi vấn đề bằng “Tư tưởng đúng, Tình cảm đẹp”. Tôi cũng cám ơn tất cả đồng đội TNXP đã giúp tôi có cuộc sống “Yêu lao động, tình thương và đấu tranh”. Đến nay, với quan điểm lập trường đúng hướng cùng phương châm sống lạc quan, tôi cảm thấy đã thành công trong cuộc sống lương thiện, hạnh phúc”

LÊ HỮU THÀNH

- Lê Hữu Thành, sinh ngày 24.7.1957 tại Gia Định

- Tham gia Lực Lượng TNXP tháng 3.1976

- Năm 1977 công tác tại Tổng Đội 8 – Kiên Giang (Vĩnh Thuận)

- Năm 1978 Liên đội trưởng Liên đội 312 - Tổng đội 3 Biên giới

- Năm 1980 học Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ TP.HCM

- Năm 1983 Phó giám đốc Nông Trường Dừa Đỗ Hòa (H.Cần Giờ, TP.HCM)

- Năm 1985 Bí thư Đoàn LL TNXP TP.HCM

- Năm 1987 Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa LL.TNXP TP.HCM

- Năm 1990 xuất ngũ.

 “Trong quá trình tham gia lực lượng TNXP TP.HCM có rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong lao động sản xuất mà cả trong cuộc sống đồng đội. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, có trải qua rồi mới cảm nhận được hết sự gian khổ của nó. Trên vai mang 50 quả M.79 nhưng vẫn đi hàng chục cây số, một trong những thử thách tưởng chừng không vượt qua nổi, mới thấy đồng đội của mình gian khổ gấp nhiều lần. 45 năm trôi qua, giờ nghĩ lại thấy thương TNXP, nhất là những đồng đội đang lâm vào cảnh ốm đau, bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn”

Nghe đâu đây khúc vọng ngày xưa (KỲ 1)

NGÔ TRUNG TRÍ - LÊ HỮU THÀNH

1.

Họ không phải ca sỹ chuyên nghiệp. Các anh chị ấy còn rất trẻ và là đội viên TNXP nằm rải rác ở các liên đội thuộc Lực Lượng TNXP TP.HCM. Do có năng khiếu ca hát, họ được điều về tập trung trong một đơn vị phong trào mang tên Đội Văn công. Đó là giai đoạn 1976, “nhạc đỏ” được phổ biến rộng khắp, “nhạc vàng” bị cấm hát. Dòng nhạc họ hát không hẳn “đỏ” mà là nhạc “xanh” – như bộ đồng phục màu xanh cỏ úa họ đang mặc.

Khoảng tháng 05.1976, sau những ngày ra quân và ổn định tổ chức, Lực Lượng TNXP Thành đoàn TP.HCM (đóng quân ở đình Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) thành lập Đội Văn công TNXP, do anh Lê Văn Mai (Lê Mai) phụ trách. Phòng Chính Trị cử anh Tôn Thất Tùng Lâm hỗ trợ. Anh Lê Mai được giao nhiệm vụ đến các liên đội TNXP tìm người có năng khiếu văn nghệ tập họp lại, hình thành đội văn công. Các đội phong trào khác như: bóng đá, bóng chuyền, việt dã, chiếu phim… cũng được hình thành vào cuối năm 1976.

Anh Lê Mai xuất thân từ Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế nên có trình độ chuyên môn, nói chung là rất “có nghề”. Anh rất tài tình trong việc phối âm, phối khí, chia bè... cho tốp ca của đội văn công. Ngay cả những bài hát TNXP tự biên tự diễn “nổi đình nổi đám” một thời cũng là nhờ tài nghệ của anh. Không ai khác, chính anh Lê Mai đã gắn bó mật thiết cả chục năm và là người góp công lớn vào sự hình thành và phát triển đội văn công thời bấy giờ.

Mỗi khi nhắc đến Đội Văn công LL TNXP TP.HCM thì trong mỗi chúng ta – những đồng đội TNXP – đều có chung một nhận định về sự trưởng thành và đóng góp rất lớn cho phong trào văn nghệ xung kích, không chỉ trong lực lượng TNXP mà cả trong phong trào văn hóa - văn nghệ của TP.HCM. Phong cách biểu diễn chững chạc, hát rất “có hồn”, điêu luyện đã khiến cho người nghe “nổi da gà”. Chỉ với 2 cây đàn guitar thùng, tốp ca TNXP đã làm “chao đảo” hàng ngàn khán giả thưởng thức, tạo bầu không khí “rực cháy” ở nhiều sân khấu toàn thành phố, trong đó có Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM.

Những thành viên của Đội Văn Công LL TNXP TP.HCM ngày ấy gồm có các anh chị: Lê Văn Mai, Nguyễn Đức Trung, Lâm Ánh Hồng, Ánh Thu, Nguyễn Thị Tịnh, Nguyễn Thị Anh, Bích “la”, Bích “lẫy”, Hồng “nhỏ”, Kiều Giang, Bích Ngọc, Lê Kim Hậu, Mỹ Lệ, Kiều Nga, Nguyệt, Minh Hoàn, Minh Huyền, Cúc “kịch”, Thúy Quang, Thanh “lùn”, Ánh “y tá”, Thôi Hoàng Tuấn, Ni La Tường, Thanh “quắn”, Việt “mui”, Minh “tồ”, Quang “đội phó”, Hiệp “nhím”, Dũng “bass”, Lợi “robert”, Đức “cốp”, Phước “trống”, Phú “vồ”, Vinh “đàn”, Em “a”, Cương, Đông “già”, Nguyễn Cửu Dũng, Chu Minh Ký, Đức Trí,… Tất cả hiện đã bước vào lứa tuổi U70; thế nhưng thời tuổi đôi mươi, họ đã dành giải Nhất tốp ca nữ phía Nam, giải Nhất tốp ca nam Quân Khu 7, Hội thi văn nghệ - ca khúc chính trị cấp TP.HCM thường niên Đội Văn công TNXP đều đoạt giải. Một “bề dày” thành tích đáng nể.

Nhắc đến Đội Văn công TNXP không thể không nhắc đến nhóm kịch. Chỉ tại con bò, Yêu em anh đừng lo là hai vở kịch diễn đi diễn lại hàng bao nhiêu lần và lần nào cũng nhận được những tràng pháo tay không dứt của khán giả. Tất nhiên thủ vai trong hai vở kịch ấy là các diễn viên mặc áo TNXP: Ngọc Ánh, Cúc “kịch”, Ngọc Nghĩa, Đào Công Điện, Đình Chiến, Phan Xuân Bình… Người viết kịch bản kiêm đạo diễn là anh Trần Văn Hưng.

N.T.T - L.H.T

(Còn tiếp)

Mời xem kỳ đăng tiếp theo: Nghe đâu đây khúc vọng ngày xưa (KỲ CUỐI) - TRUNG TRÍ - HỮU THÀNH (2021-04-02)

Tiếp thu ý kiến phê bình và cáo lỗi:

Tiếp nhận phê bình thẳng thắng của thành viên của Đội Văn công TNXP, cho biết là trong nhóm kịch (nêu trên), danh sách diễn viên thật sự không có ai tên Ngọc Ánh. Đồng thời, cũng cần phải nhắc đến tên Lưu Hương, Nguyễn Văn Hầu, Công già là các vị lão thành trong nhóm kịch. Tác giả xin nhận sai sót và tiếp thu ý kiến phê bình. Xin chân thành cáo lỗi. N.T.T - L.H.T

Ngày 04/04/2021- Nhón Biên Tập.

 


Hình minh họa đúng như trong sách “Một thời chân đất” đã in. Xin cám ơn các tác giả.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
NHÂN NGÀY MÙNG 10 THÁNG GIÊNG NHẮC VỀ VĂN HOÁ NAM BỘ - Sưu Tầm (2024-02-18)
MỘT SINH HOẠT NGÀY MÙNG 5 TẾT GIÁP THÌN – Trung Trí (2024-02-14)
ĐƯỜNG BIÊN GIỚI XUYÊN RỪNG NHUM – Nguyễn Văn Nghĩa (2023-12-01)
TƯỞNG NHỚ ĐỒNG CHÍ ÔNG VĂN CHIẾN (Cựu TNXP, nhà thơ Nam Thiên) – Trung Trí. (2023-09-30)
NHỮNG KỶ NIỆM VỚI ĐOÀN XUÂN HẢI & TÔI - TRUNG TRÍ. (2023-09-15)
MỘT BÀI THI TUYỂN KỲ LẠ ! – Sưu tầm (2023-05-22)
CHUYỆN THƠ VUI THƯ GIÃN CHỦ NHẬT - Trung Trí (2023-05-21)
ĐÓ LÀ SƠN NAM! - Trích Hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải (2023-05-02)
MỘT CUỘC HÀNH QUÂN CHỚP NHOÁNG VỀ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA – CAMPUCHIA – Trung Trí (2023-03-19)
THƠ TNXP: NHÀ EM TRÊN CAO NGUYÊN - ANH VẪN MƠ THẤY EM. (2023-03-09)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á