Không bao giờ quên Bs. Thiều – Trung Trí.
Bs.Thiều Hoành Chí (Bút danh Đom Đóm, Bs.Thiều) sinh năm 1944, mất ngày 28/4/2017 tại nhà riêng Q. Bình Thạnh TP.HCM. Hưởng thọ 74 tuổi. Có thể nói ông học giỏi, được đào tạo bài bản, tốt nghiệp Bác sĩ năm 1970. Có thể nói Ông cũng là người trí thức. Gia đình khá giả. Do hoàn cảnh và thời cuộc phải đi quân dịch làm Sĩ quan Ngụy quân, phải học cải tạo. Vậy mà, sau này tình nguyện tham gia công tác ở TNXP TP.HCM, liên tục gần 9 năm, với cuộc sống thiếu thốn gian khổ, đi nhiều nơi từ Củ Chi, Rừng sác Cần Giờ TP.HCM đến Ngã ba Cây Chanh - Đắk Nông. Ông có tác phong và nếp sống bình dân, rất nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác. Rất được nhiều người thương mến . . . Ông có nhiều bài viết phong phú, về kỹ năng sống, thiết thực và rất sâu sắc đã đăng trên Website Câu Lạc Bộ Cựu TNXP TP.HCM. Ông mất đi, nhưng vẫn để lại nhiều thương tiếc, tình cảm không chỉ riêng của gia đình, mà trong lòng của nhiều đồng đội, bạn bè, đàn em, . . Có thể nói ông đã có một đời người làm việc tử tế. Cuối năm 2016, ông đã tự nguyện trích từ lương hưu của mình, sau khi đã dành dụm khá lâu, gửi tiền tài trợ cho trang Web Câu lạc bộ Cựu TNXP và đã in được 40 quyển Tuyển tập Website. Nhân dịp cúng chung thất 49 ngày mất của ông, chính là 7 lần 7 xóa đi nghiệp chướng, theo Phật giáo là nguyện cầu được vãng sanh cực lạc. Xin trân trọng cám ơn ông và xin giới thiệu tóm tắt tiểu sử và một số bài viết của ông. Nhóm Biên Tập.
Ông sinh năm 1944 tại tỉnh Gia định thuộc Saigon cũ. Năm 1955 vào học lớp đệ thất trường trung học tư thục Huỳnh khương Ninh. Năm 1962 tốt nghiệp Tú tài I. Chuyển sang học tại trường Chu văn An năm 1963 và tốt nghiệp Tú tài II.
Tại thời điểm này, chế độ Ngô đình Diệm sụp đổ. Tham gia phong trào sinh viên Phật tử trong các hoạt động từ thiện.
Học y khoa từ năm 1963 và tốt nghiệp Bác sĩ năm 1970.
Theo lệnh trưng tập, học quân sự tại Thủ Đức là Y sỉ Trung úy trừ bị và trường Quân y. Khi chọn nhiệm sở, đã chọn Bệnh viện Phú quốc thuộc Trại giam tù binh CS trung ương. Còn được gọi là trại giam Cây dừa (xã An Thới- đảo Phú quốc). Trại giam có khoảng 40.000 tù binh. Chức vụ Chỉ huy phó Bệnh viện Phú quốc.
Sau khi hiệp định Paris được ký kết, Trại giam phải làm thủ tục trao trả tù binh, có tham gia phân loại và trao trả tù binh theo phân loại sức khỏe. BV Phú quốc giải tán. Được chuyển về Quân y viện Long xuyên làm Trưởng phòng ngoại chẩn.
Sau 30/4/75, trình diện tại Long xuyên và học tập cải tạo 1 năm rưởi. Học xong, được trở về Saigon. Năm 1977, tình nguyện tham gia Lực Lượng Thanh Niên Xung Phong Thành phố Hồ Chí Minh, từ giấy giới thiệu của BS Đổ thị Văn Phó Chủ tịch Hội trí thức yêu nước TP.HCM. Bs. Phạm quốc Vỹ trưởng phòng y tế tiếp nhận đơn xin. Bs Mai Bạch Vân động viên gia nhập LLTNXP.
Sở Y tế cử các đồng nghiệp quân y đã học tập cải tạo xong sang phục vụ cho LL.TNXP. Sau 2 năm được Sở y tế rút về cho làm tại các BV Thành phố.
Vì không có tên trong danh sách của Sở Y tế, nên được Phòng Tổ chức LLTNXP động viên Bs Thiều tiếp tục phục vụ theo đơn tình nguyện. Đồng ý vì trong đơn tình nguyện, đã ghi sẳn sàng phục vụ lâu dài.
Do khác các bạn quân y đồng nghiệp, nên tiếp tục công tác thêm, tổng cộng gần 9 năm.
Thiều Hoành Chí:
- “Tôi vui lòng vì được anh em thương mến tôi và tôi đã quen sống trong quân ngũ. Tôi vô cùng biết ơn anh Hai Sang đã tin dùng dù khả năng chuyên môn tôi có hạn. Tôi luôn nhớ câu: Khi muốn hoàn thành nhiệm vụ phải tìm mọi cách. Không muốn hoàn thành nhiệm vụ thì tìm mọi lý do bất khả thi. Nhờ thực tiễn trong môi trường khó khăn tôi học được nhiều điều bổ ích. Tôi vô cùng biết ơn Chú Sáu Dân và Chú Năm Xuân tận tình giúp đở tôi vượt khó khăn trong cuộc sống.
Chuyện tham gia câu lạc bộ cưu TNXP, đối với tôi như liều mình uống mật gấu. Là nhà khoa học quen tính càng nói ngắn và dể hiểu càng tốt. Trong khi câu lạc bộ cần ngưởi kể chuyện cổ tích, càng dài càng tốt. Tôi đành chọn cách trung gian là cố gắng viết một trang thôi. Thực ra tôi cũng thích tham gia các hoạt động mới lạ, vì tôi biết tham gia chuyện mới sẽ học được nhiều bài học mới.
Không lẻ TNXP không dám làm, không dám viết chuyện đã xảy ra… đâu cần tưởng tượng, có sao nói vậy thôi. Chỉ lo một điều là có được đưa lên web hay không? Thực tế cho thấy bài viết đã được đưa lên Web, thiệt làm tôi hết hồn. Người ngoài TNXP khó tưởng tượng ra cuộc sống TNXP thì làm sao có bài và bạn đọc hiểu được. Một lần nữa tôi cảm ơn Website Câu Lạc Bộ Cựu TNXP TP.HCM buộc tôi động não tập viết, không có chó bắt chuột cống thì bắt mèo bắt chuột lắc cũng tạm xong”.
Trung Trí – 14/5/17.
Bổ sung thêm: Khoảng năm 2010, trong 1 lần cùng các đồng đội (ở Nông trường Thanh Niên Duyên Hải) đi đám cưới con của 1 đồng đội đã ở lại lập nghiệp tại Xã Tam Thôn Hiệp. Qua sinh hoạt giao lưu với dân địa phương, có 1 bà gửi lời thăm và cám ơn Bs Chí. Bà kể rằng: Khoảng năm 1983, không có điều kiện đi bệnh viện chữa trị, hoàn cảnh kinh tế lại khó khăn, bà đã đưa đứa con nhỏ bệnh nặng (tiêu chảy, nhớ là vậy . . .) đến Trạm Y Tế Nông trường Dừa Đỗ Hoà. Bs Chí đã tận tâm không vụ lợi, điều trị hết bệnh, mà không tốn kém chi phí là bao. Con bà vẫn khoẻ mạnh, đã lớn khôn.
Được biết, trước đây Bs Chí lúc làm Trưởng trạm Y Tế Nông trường Dừa đã cũng giúp cho nhiều dân địa phương đau ốm, bình phục. Đã được tình cảm được nhiều người dân thương mến Bs Chí và có cảm tình với TNXP.
Mời xem thêm một số bài viết của ông, đã in trong Tuyển tập Website (muốn xem, nhấp vào tên bài viết):
TẬP KỂ CHUYỆN NGÀY XƯA (2013-07-29)
SẢN XUẤT TỰ CUNG CẤP VÀ HỐ XÍ HAI NGĂN (2014-03-08)
NUÔI HEO NỌC (2013-08-02)
BỊ NỐC AO TRÊN VỎ ĐÀI. (2014-03-10)
Ta đi trồng người. (2014-04-09)
Nói về Đổ hòa (2013-07-31)
VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG VUI NHẤT (2013-09-19)
Bữa cơm thân mật - Ôn cố tri tân (2013-08-09)
Kỷ Niệm Đêm Trăng (2014-01-29)
Áo vũ cơ hàn - BỘ BINH (2013-08-01)
VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH (2014-01-27)
TIẾP THUỐC CHO ANH EM ĐI BIÊN GIỚI (2014-03-12)
HOÀN CẢNH VÀ TƯ DUY (2013-11-01)
TÔI CHỈ BIẾT VÀ CHỈ LÀM ĐÚNG … (2013-12-01)
THĂM BIỂN PHÚ QUỐC QUÊ TA. (2014-02-19)
Bí Quyết Sống Vui Khỏe (2014-06-24)
Còn nhiều bài viết khác, mời xem thêm trong các trang Web Câu lạc bộ Cựu TNXP.
Bài viết và hình ảnh sưu tầm từ kho tư liệu riêng. Xin cám ơn các tác giả.
|